Đổi mới về chất liệu và cách tiếp cận hiện thực

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 49 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Đổi mới về chất liệu và cách tiếp cận hiện thực

Nếu như ở truyện ngắn Việt Nam trung đại lấy đề tài, cảm hứng từ những cốt truyện được vay mượn từ Trung Quốc, Ấn Độ hay những câu chuyện đã được biết, được ghi lại trong chính sử, hoặc những sự lạ tích kỳ lưu truyền trong dân gian thì truyện ngắn do các tác giả trên tạp chí Nam phong sáng tác lại lấy cảm hứng, chất liệu từ hiện thực cuộc sống. Nói cách khác truyện ngắn trung đại lấy đề tài cảm hứng để sáng tác ở “thì quá khứ” còn truyện ngắn trên tạp chí Nam phong lấy chất liệu từ “thì hiện tại”. Chính sự khác nhau cơ bản từ chất liệu đã dẫn tới sự khác nhau trong cách tiếp cận. Cách tiếp cận của truyện ngắn trung đại là người kể chuyện đã biết hết đóng vai trò làm chứng và kể lại “từ đầu đến cuối” một sự kiện, hay cuộc đời một con người nào đó. Cách tiếp cận của các tác giả truyện ngắn trên tạp chí Nam phong lại khác: đồng hành cùng sự kiện nhân vật, có vẻ như chưa biết trước

điều gì. Vì thế truyện chứa nhiều yếu tố bất ngờ, đột biến.

Về chất liệu sáng tác, truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã có sự đổi mới khá triệt để. Đó là họ quan tâm phản ánh đời sống thường nhật của gần như tất cả các tầng lớp người trong xã hội thời bấy giờ.

Trước hết, các tác giả trên tạp chí Nam phong sáng tác những truyện ngắn về tầng lớp giai cấp họ. Đó là tầng lớp trí thức tiểu tư sản đầu thế kỷ XX, họ chính là những nhà báo, nhà giáo, là sinh viên. Cuộc sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản thời kỳ này nói chung là thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Các truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã phản ánh chân thực sâu sắc cuộc sống của họ. Nguyễn Bá Học cho đăng hai truyện ngắn (Dư sinh lịch

hiểm ký và À, chuyện chiêm bao!) đều viết về đề tài nghèo đói, cùng quẩn của

xưa của Nguyễn Tiến Lãng thì lại khai thác sâu hơn bi kịch tinh thần của anh

chàng công chức nhà nước. Đó là một người không thiếu thốn về cái ăn nhưng sống và làm việc nơi “rừng thiêng nước độc” vợ con thì bệnh tật, bản thân sống buồn tẻ nhàm chán nơi núi rừng heo hút đến một bức thư của người tình cũ mà cũng đợi hoài trong vô vọng. Câu truyện không có tình tiết li kỳ hay gay cấn nhưng để lại sự ám ảnh trong lòng người đọc bởi sự bế tắc, không lối thoát về đời sống tinh thần.

Nếu như truyện ngắn trung đại viết về đề tài đạo đức thì chủ yếu ca ngợi đạo đức phong kiến đề cao các mối quan hệ vua - tôi, cha - con, thầy - trò, bè bạn với những riềng mối làm nền tảng ổn định trật tự xã hội phong kiến là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín thì truyện ngắn trên tạp chí Nam phong khi

viết về đề tài đạo đức lại xuất phát từ hiện thực ngổn ngang của đời sống với nhiều cung bậc của đạo đức xã hội đan xen giữa tốt - xấu, thật - giả, chính - tà. Hầu hết các tác phẩm của những cây bút vốn có nguồn gốc Hán học như Nguyễn Bá Học, Mân Châu Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Văn Cơ, Đoàn Ngọc Bích… đều có viết về đề tài này. Trước ảnh hưởng tiêu cực của xã hội kim tiền, của lối sống tư bản vào đời sống xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ, không ít người đã bị đồng tiền làm cho đảo điên, đồng tiền gieo rắc nỗi bất hạnh cho con người. Truyện ngắn Gả bán con của Đoàn Ngọc Bích trên (Nam phong số 67 năm 1923) kể lại câu chuyện cha mẹ ham giàu ép gả con gái làm vợ lẻ. Cô gái bị đòn ghen hành hạ bỏ nhà đi buôn, tích cóp được ít nhiều vốn liếng lại bị người chồng thứ hai lừa gạt lấy sạch. Vì đồng tiền mà từ một cô gái xinh đẹp trở thành thân tàn ma dại, tay trắng trở về quê. Truyện Trằn trọc đêm xuân của Mân Châu (Nam phong số 34/1920) cũng đề tài tương tự. Câu chuyện kể bà Án tham của thất hứa với Trần Cao Cán sinh viên trường cao đẳng. Tiểu thư Bảo Tuệ bội ước. Đồng tiền đã làm cho nền tảng đạo đức tốt đẹp bị lung lay.

Của trời trời lại lấy đi (Nam phong số 24/ 1919) của ĐH kể về Sạ Lợi

tham tiền cho vay nặng lãi mà trở nên giàu có, sau nhân trận mưa to gió lớn, bọn cướp bắt trói hai vợ chồng cướp sạch của cải đốt hết văn tự cho vay. Sa Lợi trở về tay trắng. Bọn cướp cũng nảy lòng tham, một tên để cho đồng bọn uống rượu say đi ngủ để lấy hết tiền bạc cướp được lẻn đi. Nào ngờ nước to sóng lớn làm lật thuyền tên cướp bị nhấn chìm trong bể nước mênh mông. Đúng như tiêu đề câu chuyện của trời trời lại lấy đi dương hai mắt ếch làm chi được trời. Rồi Con người sở khanh của Phạm Duy Tốn trên Nam phong số 24 năm 1919 đã kể câu chuyện gã sở khanh lừa tình lấy hết tài sản người ta đem đi trốn sang Lào để hưởng cái của bất nhân, bất nghĩa. Những câu chuyện như thế đã phản ánh một thực tế cuộc sống là đồng tiền đã thao túng tất cả làm cho không ít người trở thành nạn nhân của đồng tiền.

Đề tài đạo đức xã hội được phản ánh đậm nét và phổ biến trong các truyện ngắn trong tạp chí Nam phong. Câu chuyện gia tình của Nguyễn Bá Học (số 4/1918) kể về bi kịch gia đình của bà mẹ có hai người con trai được ăn học tử tế nhưng rốt cuộc không nuôi nổi mẹ già. Người anh cả theo cựu học thất thế trở nên nghèo đói không nuôi nổi mẹ. Người con thứ theo tây học học luôn cả thói hư tật xấu, ăn chơi xa đọa, ăn cắp tiền của vợ để chơi với tình nhân. Đây là sự xuống cấp của đạo đức phong kiến. Chuyện Cô Phụng (số 65/ 1922) của Đoàn Ngọc Bích kể về Cô Phụng con gái vấn nhu một gia đình gia giáo được học hành tử tế nhưng cô Phụng sa vào ăn chơi đua đòi. Cô vào Sài Gòn tu chí tích góp được ít vốn liếng nhưng sau khi lên Đà Lạt cô lại sa vào chơi bời cờ bạc sau lấy chồng gặp phải chồng đam mê cờ bạc, gia cảnh rơi vào nợ nần túng quẩn bị chồng đuổi, mẹ con cô Phụng dắt díu nhau đi ăn xin qua ngày. Câu chuyện phản ánh lối sống mới của lớp người thị dân, quan lại công chức, một bộ phận tầng lớp thanh niên đã tiêm nhiễm cái xấu của xã hội tư bản sống hưởng thụ vì đồng tiền làm tha hóa con người, đẩy nhiều thanh

niên vào con đường cùng quẩn, bế tắc, sa đọa, hư hỏng. Chuyện Cô Chiêu Nhì của Nguyễn Bá Học (số 43/ 1921) phản ánh thực trạng xã hội làm sa đọa

về đạo đức của một bộ phận thanh niên con nhà giàu: cô Chiêu Nhì từ một cô gái “lá ngọc cành vàng” đã trở thành kẻ ăn mày đầu đường xó chợ cũng vì thói ăn chơi sa đọa hư hỏng về đạo đức. Truyện Đồ mất dạy của Lê Đức Nhượng (số 118/1934) phản ánh thực tại xã hội đã xuống cấp về đạo đức tận gốc rễ của nền giáo dục phong kiến lúc bấy giờ. Giáo Huấn dạy con nhà người ta tham, phán, giáo, phủ, huyện bao nhiêu người thành đạt nhưng lại không dạy nổi con mình. Con cụ trở nên hư hỏng, rời cụ ra là đi hát xướng, chơi bời ở nhà cô Đào. Câu chuyện cho thấy đạo đức phong kiến xuống cấp trầm trọng: sự mất giáo dục ngay từ trong gia đình giáo dục.

Cũng viết về đề tài đạo đức nhưng các tác giả của các truyện ngắn như:

Ai giết người, Một cánh hoa chìm lại ca ngợi đạo đức phong kiến trung, hiếu,

tiết, nghĩa, trí, tín, tình bằng hữu, tình anh em sâu nặng, phê phán sự phản bội trong hôn nhân và cái giá phải trả cho sự phản bội ấy. Truyện Một cánh hoa

chìm ca ngợi đức hi sinh lớn của người chị trong tình huống éo le nước sông

đầy thuyền nặng chị dám nhận cái chết về mình để sự sống cho đứa em cùng cha khác mẹ.

Một số câu chuyện khác cùng đề tài đạo đức, luân lí xã hội như Thần

thiên lương, Câu chuyện của một nhà sư lại phản ánh một góc độ khác: sự tàn

ác phải trả giá đắt, phải sống trong cô đơn, dằn vặt và cuối cùng phải tìm đến cái chết để giải thoát.

Tạp chí Nam phong ra đời trong bối cảnh Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc về các giai tầng trong xã hội. Một số thanh niên dưới sự ảnh hưởng của lối sống tư sản phương Tây bắt đầu đề cao lối sống tự do cá nhân, đặc biệt tự do trong tình yêu. Và như Lưu Trọng Lư đã phát biểu “tình yêu có muôn hình vạn trạng có cái tình trong giây lát, có cái tình nghìn thu”, trong tầng lớp

thanh niên. Giọt lệ hồng lâu viết về tâm sự tâm trạng của cô gái hồng lâu trong cảnh bi đát nhất của cuộc đời ốm đau nằm viện. Qua tâm sự ấy tác giả đã phác họa một mối tình đầy éo le ngang trái, mối tình vô vọng của người con gái hồng lâu. Truyện Ôi! Thiếu niên của Vũ Đình Chí (số 95/1925) cùng đề tài về tình yêu vô vọng giữa một thanh niên có tên là Bích Hà là sinh viên với cô gài hồng lâu Ngọc Kiều tình yêu say đắm mà bồng bột của tuổi trẻ không đi đến hôn nhân nhưng cũng thể hiện lòng tự trọng nhân cách cao đẹp của Ngọc Kiều giám hi sinh tình riêng để giữ tương lai tươi sáng cho Bích Hà. Các truyện như: Truyện một người du học sinh An Nam và Duyên kì ngộ của

chị hàng hoa ca ngợi tình yêu chung thủy, họ có thể chết vì yêu hoặc có thể hi

sinh cả tuổi trẻ tình yêu đẹp đôi vừa lứa của cô gái để sống chung thủy chọn đời với một ông già vì một ân nghĩa mà cô nhận được.

Trước lối sống thực dụng phương Tây, cùng với sự xuất hiện và chi phối của thế lực đồng tiền, nhiều gia đình truyền thống Việt Nam có nguy cơ tan vỡ. Hôn nhân gia đình không còn là sợi dây bền chặt nữa. Những chuyện như: Mại thiếp vi nô, Vì đâu nên nỗi dở dang… đã phản ánh một thực tế có một số người chạy theo lối sống mới đam mê sắc dục, hưởng lạc để đến nỗi nhận về cái kết cục buồn thảm. Cô Nguyệt vì vợ cả ghen ghét mà chết trẻ, vợ chồng thầy kí vì ăn ở khắt khe tệ bạc với đám thiếp mua về chúng sinh lòng thù oán đã đầu độc hai ông bà về “chơi miền Tây trúc”. Đây là những bi kịch gia đình xuất phát từ lối sống hưởng lạc của phương Tây mới du nhập vào Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Đầu thế kỉ XX Việt Nam đã xuất hiện chế độ xã hội khá đặc biệt: thực dân nửa phong kiến. Đại diện cái nửa phong kiến đó chính là bọn quan lại. Lúc bấy giờ quan lại phong kiến không còn là quan phụ mẫu nữa mà trở thành những tên cẩu quan chuyên bòn rút, đục khoét dân lành. Chuyện Ông phó xẹ khá tiêu biểu cho đề tài này. Quan lại ra sức hà hiếp dân lành thông qua phu

phen tạp dịch. Người dân vô cùng cơ cực sống dở chết dở dưới sự cai quản của bọn quan lại địa phương nhiều người cố chạy một chức quan để thoát khỏi anh dân đen cùng đinh bị người ta dày xéo. Ông Xẹ cũng bị quan lại hà hiếp mà quyết chạy cho được chức phó lí. Từ một gia đình giàu có phó lí bị quan lợi dụng, kích động bên này xui bên kia cuối cùng phải bán hết ruộng trâu để khao làng, để giải quyết việc kiện tụng mà chức phó lí cũng chẳng giữ được lâu. Phó Xẹ tay trắng lặng lẽ dắt díu nhau lên rừng xanh núi đỏ sống qua ngày. Truyện Anh hũ lắm phản ánh một thực tế người dân sợ nhất là phải hầu quan chốn công đường, người dân đã như cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, quan lại tìm mọi cách để người dân phải đến công đường và phải biện lễ cho quan vô cùng tốn kém. Tiêu biểu nhất cho sự vô trách nhiệm đối với dân với nước của bọn quan lại chính là ông quan trong Sống chết mặc bay của Phạm

Duy Tốn. Trong tình cảnh mọi người đều đổ ra đồng giữa trời mưa, đêm tối, nước dâng ngày càng cao để hộ đê thì trong đình làng đèn sáng trưng quan vừa ăn yến sào vừa đánh tổ tôm, ngồi khểnh vuốt râu rung đùi, có người bẩm đê vỡ quan gắt mặc kệ. Trong khi đê vỡ tiếng nước ào ào chảy siết, gà chó trâu bò kêu vang tứ phía, người dân thì nôn nao sợ hãi, còn quan vẫn “Ù! Thông tôm, chi chi nẩy!...Điếu, mày!”.

Qua các đề tài và chủ đề trên, chúng ta có thể khẳng định rằng các truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã được khai thác từ hiện thực cuộc sống những câu chuyện, những vấn đề đạo đức xã hội thời bấy giờ. Gần như vắng bóng những câu chuyện từ sách vở, tích xưa hay những cốt truyện vay mượn từ xứ Ấn, xứ Tàu. Cách chiếm lĩnh hiện thực cũng xuất phát từ những câu chuyện hết sức đời thường, khá phổ biến xảy ra trong xã hội, lối kể chuyện cũng không trau chuốt gọt dũa, nặng về hình thức như trong truyện ngắn trung đại. Ở đây, họ kể một cách “tự nhiên”, có phần mộc mạc như từ cái chất liệu hiện thực ngổn ngang của cuộc sống đưa vào trang sách. Cách kể chuyện

này đã góp phần đổi mới cơ bản truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX. Sự đổi mới ấy đáp ứng được thị hiếu thẩm mĩ của tầng lớp trí thức thị dân lúc bấy giờ. Yếu tố đó đã tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả, thúc đẩy truyện ngắn phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w