Đặc trưng của mô hình truyện ngắn Việt Nam thời trung đại

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 35 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Đặc trưng của mô hình truyện ngắn Việt Nam thời trung đại

Truyện ngắn Việt Nam thời trung đại chỉ là một khái niệm ước lệ để chỉ một hiện tượng không thuần nhất về nội dung lẫn nghệ thuật. Nó bao hàm nhiều kiểu tác phẩm khác nhau ra đời trong khoảng 10 thế kỷ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Trên thực tế những sáng tác mà ngày nay người ta gọi là truyện ngắn trung đại thì người xưa đặt cho tác phẩm của họ với những tên gọi khác nhau như chí, lục, phả, bút, kỳ bút, ký, ký sự… Vì vậy khi trình bày mô hình truyện ngắn Việt Nam thời trung đại chúng tôi khảo sát các tên gọi trên và mặc định chúng như là truyện ngắn.

Để chỉ ra được mô hình chung truyện ngắn Việt Nam thời trung đại, trước hết phải phân loại truyện ngắn Việt Nam thời trung đại. Việc phân loại truyện ngắn Việt Nam thời trung đại cũng đang tồn tại nhiều ý kiến chưa thống nhất. Chẳng hạn nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na phân loại truyện ngắn Việt Nam thời trung đại thành ba xu hướng: xu hướng dân gian, xu hướng lịch sử và xu hướng thế tục. Giáo sư Phan Cự Đệ lại phân loại theo ba nhóm chính: nhóm lấy cốt truyện từ chính sử, nhóm lấy lấy cốt truyện từ Trung Quốc, nhóm có cót truyện hư cấu thuần túy Việt Nam. Dựa trên hệ thống nhân vật, Trần Nho Thìn lại phân truyện ngắn Việt Nam thời trung đại thành hai loại: loại truyện viết về các nhân vật lịch sử, các mẫu hình nhân cách cao thượng, kiểu thánh nhân, dị nhân có nét phi thường kỳ vĩ, loại thứ hai là viết về những người bình thường, con người tự nhiên kiểu phàm nhân.

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng cách phân loại của Trần Nho Thìn để khảo sát và chỉ ra mô hình truyện ngắn Việt Nam thời trung đại.

Xét về phương diện nội dung, truyện ngắn Việt Nam thời trung đại phản ánh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phản ánh đời sống văn hóa, phong tục tín ngưỡng, đời sống tinh thần của Việt Nam qua các thời đại, phản ánh chân thực xã hội phong kiến Việt Nam.

Truyện ngắn Việt Nam thời trung đại cũng nằm trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam trung đại mà nổi bật, xuyên suốt thời kỳ trung đại đó là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Với cảm hứng yêu nước, truyện ngắn Việt Nam trung đại phản ánh khá đậm nét về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước hết truyện ngắn Việt Nam trung đại đã nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc trong không gian Đại Việt. Câu chuyện về họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp đã giải thích về cội nguồn dân tộc. Dân tộc Việt Nam được sinh ra từ một bọc trăm trứng đều là con Rồng cháu Tiên gọi chung hai tiếng đồng bào nên phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Viết về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, câu chuyện rùa vàng trong Lĩnh nam chích quái lục cũng phản ánh quá trình nêu cao ý thức cảnh giác, chống kẻ thù xâm lược. Ý thức ấy được thể hiện ở việc quyết tâm xây thành, chế nỏ thần để bảo vệ đất nước. Đây là công việc hợp với ý trời và lòng người nên có gặp khó khăn cũng được thần linh giúp đỡ. Tuy nhiên câu chuyện cũng đặt ra bài học sâu sắc về đề cao cảnh giác. Sự mất cảnh giác của An Dương Vương đã phải trả giá quá đắt: nước mất nhà tan. Dù có sáng tạo ra câu chuyện tình đẫm nước mắt để xoa dịu đi nỗi đau mất nước nhưng những nỗi đau ấy lại như thấm sâu hơn nhắc nhở bao thế hệ người Việt không được lợi là mất cảnh giác.

Một số câu chuyện về danh nhân, các vị thánh nhân có công trong bảo vệ đất nước được phong thánh, được thờ tự ở các đền một mặt phản ánh sinh

động công cuộc bảo vệ đất nước của nhân dân ta, mặt khác thể hiện lòng tôn vinh, biết ơn những con người đã có công với đất nước. Viết về những con người lịch sử này, các tác giả đều tỏ lòng khâm phục tài năng, đức độ sức khỏe, nhân cách phi phàm của họ.

Các nhân vật lịch sử thánh nhân thường là những nhân vật lý tưởng nên các tác giả truyện ngắn trung đại Việt Nam thường sử dụng biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc thần kỳ, phi thường, khác thường. Điểm khác thường từ khi ra đời (ra đời có hương thơm kỳ lạ, người mẹ mơ thấy vầng hào quang, con hổ đen biến mất…). Nhân vật phi thường được nhấn mạnh tô đậm ở những đặc điểm về ngoại hình, về sức khỏe, năng lực trí tuệ đặc biệt.

Đối với các nhân vật lịch sử, các anh hùng có công với đất nước sau khi chết được hiển linh, linh ứng, được phong thần và thường hiển linh giúp đỡ hậu thế. Nhìn chung các nhân vật lịch sử các thánh nhân được kể trong truyện ngắn trung đại Việt Nam thông qua các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc phi thường, thần bí. “Đã là bậc phi thường thì không thể có chân dung thực giống bọn phàm phu tục tử được. Có lẽ vì thế mà vắng bóng việc tả chân dung chi tiết, cụ thể theo bút pháp tả chân được. Kết quả là ta được tiếp xúc cách nêu nét khái quát về chân dung, tính cách” [49; 27]. Các nhân vật loại này có không gian sinh tồn cũng rất khác với loại nhân vật phàm trần. Không gian của họ mang tầm vóc vũ trụ. Nhân vật hoạt động trên phạm vi vùng, không gian quốc gia, liên quốc gia (như đi sứ trung Quốc). Nói chung cái nhìn không gian trong truyện loại này mang đậm nét quan niệm nho gia về vũ trụ, về tam tài Thiên- Địa - Nhân. Không gian phổ biến của các nhân vật lịch sử là không gian quan phương: nơi triều đình hoặc công đường.

Về thời gian, loại truyện danh nhân chỉ kể về nhân vật lịch sử có thực trong quá khứ, người kể đã biết cả cuộc đời của nhân vật. Thời gian mang tính chất tuyến tính, diễn ra theo diễn biến sinh mệnh đời người. Mô hình sinh

lão bệnh tử đối với các nhân vật thiền sư, mô hình hành trạng và chết đối với các nhân vật lịch sử theo quan niệm nho giáo. Thời gian cá nhân rất mờ nhạt mà và thường gắn chặt với thời gian chính trị- triều đại vì mọi chuyện đều diễn ra trong không gian lịch sử-chính trị.

Truyện ngắn Việt Nam trung đại viết về nhân vật lịch sử, những người phi thường đã tái hiện được chân dung thời đại về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc một cách hào hùng, đã tiếp thêm, bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của người Việt Nam.

Ở một mảng nội dung khác truyện ngắn trung đại Việt Nam cũng đã khá đậm nét đó là viết về tín ngưỡng phong tục của người Việt Nam. Ở thời kỳ đầu của truyện ngắn Việt Nam trung đại, quan niệm của nhân dân ta nói chung, quan niệm của các tác giả truyện ngắn trung đại nói riêng đều cho rằng “vạn vật hữu linh”. Niềm tin ấy đã trở thành lòng thành kính, sự ngưỡng mộ linh thiêng trở thành một truyền thống văn hóa độc đáo của người Việt Nam: tục thờ thần. Trong các chuyện kể về các nhân vật lịch sử có công với đất nước sau khi chết được phong thánh, phong thần và thường hiển linh giúp đỡ dân nghèo, hoặc giúp đỡ các vị tướng, các vị thủ lĩnh chống giặc ngoại xâm gặp phải cảnh hiểm nghèo. Tục thờ thần, đặc biệt là những vị thần có công với đất nước, đã thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ đối với họ. Chính các vị thần ấy, được phản ánh qua các truyện ngắn Việt Nam thời trung đại một lần nữa trở thành bất tử trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt.

Tuy vậy, không phải tất cả các truyện kể về các vị thần cũng đều thể hiện sự ngưỡng mộ, ngợi ca mà ngược lại, có những truyện kể về thần nhưng với nội dung phê phán đậm nét. Truyện cái chùa hoang ở Đông Triều (Truyền

kỳ mạn lục) kể về những tượng được thờ trong chùa mà đi ăn trộm gà lợn,

ngan ngỗng, quả trong vườn, cá dưới ao thậm chí vào buồng ghẹo vợ con người ta. Truyện Tượng Già Lam ở ngôi chùa Đồng (Truyền kỳ mạn lục) kể

rằng hai vợ chồng người nông dân làm việc ngoài đồng giữa buổi trưa, bỗng thấy một người đàn ông to lớn cao hơn một trượng mặt đỏ như gấc, ở trong một ngôi chùa gần đồng đi ra, lôi một người đàn bà. Người chồng gọi dân làng đến ngôi chùa ấy thấy người đàn bà đang đứng dựa cột ở gian bên hữu phía trước điện, mê mệt như say. Pho tượng Già Lam thì sắc mặt thốt nhiên biến đổi, trên tay còn phủ một cái khăn vuông của người đàn bà. Ai nấy đều kinh dị liền đạp đổ pho tượng đi. Trong Thánh Tông di thảo lại kể câu chuyện về hai Phật cãi nhau. Các Phật được người ta cúng tế nhưng chẳng có phẩm hạnh gì.

Như vậy, dấu ấn thờ cúng thần phật đã trở thành tín ngưỡng được phản ánh sâu sắc trong các truyện ngắn trung đại nhưng thần thánh cũng được phân loại chính - tà khác nhau. Cũng có một số truyện phản ánh tín ngưỡng lại in đậm bản sắc dân tộc như tục làm bánh chưng bánh dày ngày tết thể hiện dấu ấn về cội nguồn văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc ta.

Bên cạnh đề tài về nhân vật lịch sử, thánh nhân, truyện ngắn trung đại Việt Nam còn viết về những con người phàm trần với cuộc sống sinh hoạt đời thường của họ. Qua những câu chuyện như vậy, truyện ngắn trung đại Việt Nam đã phản ánh chân thực xã hội phong kiến Việt Nam trên đà suy thoái.

Những nhân vật phàm trần thường bộc lộ những điểm xấu của con người về ăn uống, sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật. Có những vị quan thanh liêm nhưng cũng vì miếng ăn mà bẻ cong cán cân công lý. Tang thương

ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án kể về nhân vật Nguyễn Văn Giai

như sau: ông là người rất nghiêm khắc trong việc xử án (thậm chí vua chúa cũng không thể thay đổi được sự quyết định của ông!?). Có vụ án nọ mà người bị tội là một quận mã (con rể chúa Trịnh), bị ông cho bắt bỏ ngục, kết án tử hình. Đến ngay cả chúa cũng không xin cho con rể được! Vợ của người

bị tội (tức là quận chúa) phải cầu cứu bà vợ ba của Nguyễn Văn Giai. Vợ ông Giai mách nhỏ cho bà quận chúa này biết một điểm yếu rất đời thường của ông Giai là thích ăn thịt lợn luộc với xôi nếp cái. Rồi bà vợ phối hợp thực hiện kế hoạch: buổi sáng ông Giai vào triều làm việc bà không dọn cơm sáng. “Lúc ở trong triều về thì bụng đói ngấu, thấy cái lồng bàn đậy mở ra, sẵn dao và thớt, thái ngay thịt lợn ăn lẫn với xôi, chỉ có một lúc hết cả”. Ăn xong mới chợt nghĩ đến nguồn gốc của thứ đồ ăn, biết rồi thì tỏ ra rất bực tức nhưng cũng đã phải xét án lại: “Ta lầm lỗi rồi! Nhưng vì một bữa ăn no mà làm sống một mạng người, chẳng cũng bởi giời sao! Liền lên xe vào phủ, xin tha cho người có tội. Chúa mừng rỡ mà nghe theo ngay”. Truyện kể về Phạm Công Trứ thích ăn chim sẻ vàng nướng. Người tù trưởng thượng du phạm tội chết, người vợ thông qua đầu bếp nhà ông biết được điểm yếu này nên dâng chim sẻ vàng. Ăn xong ông mới biết nên “thò tay vào cổ họng móc để thổ ra”, nhưng kết cục là ông cũng tha tội chết cho người tù trưởng ấy. “Việc thích ăn một món ngon nào đó, lại vì món ngon mà bẻ cong hình án thật đa nghĩa, song về thi pháp thể hiện, chi tiết loại này đã “hạ bệ” một cách kín đáo sự nghiêm minh bề ngoài của các vị quan lại cầm cân nảy mực thời xưa”[49; 34]. Cũng có khi những bậc đức cao vọng trọng tha thiết muốn tu tiên học đạo nhưng không thoát khỏi cám dỗ đời thường là rượu và thịt chó mà lý tưởng tu tiên bất thành. Có những nho sinh không chịu học hành và sa đà hưởng lạc, uống rượu chịu bị người ta đón đường đòi nợ. Rồi có những nho sinh vì lý do gì đó mà lại không có quần áo mặc phải ngâm mình dưới ao. Rồi chuyện trường thi với những ăn may, học tủ, tráo bài… tạo nên sự nhếch nhác nơi trường thi. Bên cạnh đó nhiều chuyện lại kể về bọn vua chúa, quan lại tàn ác, bọn người bất tài tham lam, nhũng nhiễu ức hiếp dân lành. Thế lực đồng tiền trong xã hội phong kiến suy thoái cũng trở thành một thế lực tác oai tác quái, thúc đẩy sự suy đồi của xã hội.

Những hiện thực ấy đã đã phản ánh chân thực xã hội phong kiến trên đà suy thoái, bộc lộ nhiều thói hư tật xấu, mọi giá trị bị đảo lộn, các chuẩn mực bị thay đổi, riềng mối xã hội phong kiến bị lung lay.

Về nghệ thuật, truyện ngắn trung đại Việt Nam viết về con người phàm trần được miêu tả khá tỉ mỉ, cụ thể, chi tiết mang tính đời tư cá nhân nhiều hơn. Không gian họ sống cũng là không gian gia đình từ bếp ăn đến bàn trà, với cảnh sinh hoạt thường nhật. Có khi không gian trường thi nhưng với những hoạt động cũng mang tính cá nhân. Thời gian cũng mang tính cá nhân của con người.

Viết về những nhân vật phàm trần, ít nhiều các tác giả truyện ngắn Việt Nam trung đại cũng đã phản ánh được sự phức tạp rối ren của đời sống xã hội với khuynh hướng tư tưởng và tình cảm khác nhau của các tầng lớp người trong xã hội phong kiến Việt Nam. Nó đề cập đến nhiều phương diện của đời sống xã hội, tầng lớp người trong xã hội nhất là đối với giai cấp thống trị từ vua chúa, quan lại,… với tội ác áp bức bóc lột gây chiến tranh tàn khốc. Qua đó ta cũng thấy được sự bất mãn, tâm tư lo lắng, đau buồn của các tác giả trước cảnh xã hội nhiễu nhương, loạn lạc, dân chúng cơ cực lầm than.

Đặc điểm cơ bản về nghệ thuật trong truyện ngắn trung đại Việt Nam là vay mượn về cốt truyện: các tác giả truyện ngắn Việt Nam thường vay mượn cốt truyện từ Trung Hoa, Ấn Độ…, tiêu biểu như Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được vay mượt cốt truyện từ Tiễn Đăng tân thoại của Cù Hựu. Tất nhiên vay mượn nhưng vẫn thể hiện được sự sáng tạo của tác giả và phản ánh khá trung thực đời sống xã hội của Việt Nam

Đặc điểm thường gặp và cũng là sự hấp dẫn của truyện ngắn trung đại Việt Nam là sử dụng yếu tố kỳ ảo như một biện pháp nghệ thuật. Các truyện ngắn viết về thánh nhân, thậm chí cả nhân vật lịch sử cũng được sử dụng yếu tố kỳ ảo để họ trở nên phi thường, kỳ vĩ, lớn lao làm nên những kỳ tích mà

người phàm trần không thể nào có được. Các tập truyền kỳ, tiêu biểu nhất cho truyện ngắn Việt Nam trung đại đều sử dụng yếu tố kỳ ảo. Yếu tố kỳ ảo có tác dụng mở rộng không gian hoạt động của nhân vật từ cõi trần đến đến cõi tiên và địa ngục, qua đó phản ánh được sâu sắc hơn những yếu tố tiêu cực của xã hội, tiếng nói phê phán mạnh mẽ hơn.

Truyện ngắn Việt Nam trung đại nhất là thì kỳ đầu sự dung hợp về thể loại là khá phổ biến. Thông thường, trong truyện ngắn thường đan xen thơ, ca, kệ, văn tế, văn chiêu hồn, từ, hành, chiếu, minh, biểu… Sự dung hợp về thể loại phản ánh tư duy tổng hợp của người Việt đặc biệt là giữa nghệ thuật với quan phương, văn với sử. Điều này phản ánh sự phức tạp của truyện ngắn Việt Nam trung đại về chức năng của nó. Sự dung hợp thể loại góp phần to lớn trong việc thể hiện tính cách nội tâm nhân vật. Cũng có khi dung hợp thể

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 35 - 44)