Du ký trên tạp chí Nam phong

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 28 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Du ký trên tạp chí Nam phong

Thể tài du ký xuất hiện trong văn học Việt Nam từ rất sớm. Ngay trong thời trung đại người ta đã thấy xuất hiện các bài thơ, bài phú với nội dung ghi chép những sự kiện, cũng như những danh lam thắng cảnh trong các cuộc du hành của những người lữ khách.

Đầu thế kỷ XX, giao thông phát triển, giao lưu văn hóa được mở rộng tạo điều kiện cho việc đi lại và thể tài du ký phát triển mạnh. Nhằm cổ vũ và phát huy một thể tài văn học có nhiều ý nghĩa, Phạm Quỳnh đã tạo một mục

Du ký trên tạp chí Nam phong. Mục Du ký đã liên tục đăng sáng tác của nhiều

cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim,… Mục Du ký trên Nam phong tạp chí trong suốt 17 năm hoạt động của báo đã tập hợp được 62 tác phẩm của gần 40 tác giả. Những tác giả ở đây có người là chuyên nghiệp, có người chỉ là những cây bút nghiệp dư. Họ có thể là người Nho học, người Tây học, là nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu… Có người đi vì sự vụ, công vụ, có người đi chỉ là sở thích du lịch mà thôi. Chính những mục đích, tư tưởng khác nhau đó của mỗi người đi đã tạo ra sự phong phú, độc đáo cho các tác phẩm du ký. Có thể nói, mỗi tác

phẩm là một bức tranh hiện thực tươi mới, trong đó còn đong đầy dấu ấn, những tình cảm cá nhân chân thành và xúc động của người đi - người viết.

Thể du ký trên Nam phong tạp chí là sự tổng hợp của nhiều tác giả, nhiều mảng chủ đề, đề tài, phản ánh những hiện thực khác nhau. Người đọc có thể phân loại các tác phẩm này theo chủ thể sáng tác, theo các vùng văn hóa được giới thiệu trong tác phẩm… Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn trong tác phẩm Du ký Việt Nam đã phân loại du ký thành 5 dòng chính :

- Dòng du ký mang tính quan phương, sự vụ, công vụ. Kiểu du ký này thường do các trí thức, ký giả quan lại ghi chép như: Một tháng ở Nam

kỳ, Mười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật ký (Phạm Quỳnh); Tổng thuật về việc phái bộ Bắc kỳ đi quan sát đường xe lửa Vinh - Đông Hà (Song Cử); Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn (Mẫu Sơn Mục N.X.H).

- Dòng du ký viễn du, những chuyến du hành vượt biên giới. Đó là những du ký dài hơi, phong phú, hấp dẫn như: Hạn mạn du ký (Nguyễn Bá Trác),

Du hành xứ Lào (Phạm Quỳnh), Ai Lao hành trình (Trần Quang Huyến)…

- Dòng du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu cả một vùng văn hóa rộng lớn: Hành trình mạn ngược từ Cao Bằng xuống Phú Thọ (Thái Phong Vũ Khắc Tiệp), Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang (Nguyễn Văn Bân)…

- Dòng du ký thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích liên quan tới một địa danh cụ thể: Ba nà du ký (Huỳnh Bảo Hòa), Bài ký

chơi Cổ Loa, Cuộc đi chơi năm tầng núi (Tùng Vân)…

- Dòng du ký mà yếu tố “vị nghệ thuật” chiếm quan trọng như: Trẩy

chùa Hương (Thượng Chi),Cuộc chơi trăng sông Nhuệ (Mai Khê)…

Như vậy, sự xuất hiện của 62 bài du ký đã cho thấy rõ diện mạo của một thể tài văn chương mới trên báo chí quốc ngữ đầu thế kỷ XX. Ngoài nội dung hiện thực phản ánh rộng lớn, mới mẻ, thể du ký trên tạp chí Nam phong còn ghi dấu sự tìm tòi, thử nghiệm của các tác giả trước lối viết theo hướng hiện

đại. Ở mức độ nào đó, ta có thể khẳng định sự phát triển của thể du ký trên tạp chí Nam phong đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Trải qua hơn 70 năm, đến nay bộ dy ký trên Nam phong tạp chí vẫn là một kho tư liệu quý, một chứng tích của thời gian. “Bộ du ký này là một sự tập hợp một lúc nhiều giá trị: văn học sử, xã hội học, văn hóa học, dân tộc học, địa lý, phong tục… Và tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thể hiện một cách hồn nhiên nhất. Người xưa viết du ký trước hết là một cách cảm nhận không gian, còn người nay đọc du ký sẽ ám ảnh hơn về cảm giác thời gian”[7; tr34].

Về giá trị của thể du ký trên tạp chí Nam phong nhiều nhà nghiên cứu có chung một nhận định ngoài kho tư liệu quý về phong tục tập quán, suy nghĩ lối sống của con người thời bấy giờ, các bài ký còn là một bức tranh thiên nhiên gấm vóc của đất nước, là tình yêu và niềm tự hào đối với đất nước mình. “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì đây, theo tờ Nam

phong, chúng ta có thể làm lại phần nào cuộc hành trình qua tất cả những

phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng, Lạng Sơn tới đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du tới cảnh Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn, từ Cổ Loa, Hạ Long tới Huế thơ mộng…” [54 ; tr34].

Du ký trên tạp chí Nam phong thực sự đem lại cho người đọc những niềm hứng thú say mê cả về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Mỗi dòng du ký có cách thể hiện riêng nhưng đều có điểm chung là đem lại những cảm giác thích thú, những khám phá mới về phong cảnh, về lịch sử về phong tục tập quán… ở nhiều vùng đất khác nhau cho người đọc. “Các tác giả viết du ký vừa nhằm thỏa mãn hứng thú nội tâm, trình bày những cảm xúc, cảm nhận riêng tư vừa hướng tới giới thiệu những điều trải nghiệm tai nghe mắt thấy liên quan tới mỗi thắng cảnh và di tích lịch sử. Đó cũng là nhu cầu tự nhiên kết nối giữa chủ thể sáng tác và phía tiếp nhận, nghĩa là bạn đọc cũng sẽ

được hướng dẫn đi tham quan, du lịch hành hương về xứ Đẹp và cội nguồn lịch sử dân tộc nhờ chính các trang du ký” [41 ; 38].

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 28 - 31)