Lí do phải phát triển hoàn thiện mô hình

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 74 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Lí do phải phát triển hoàn thiện mô hình

Mặc dù các tác giả truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã xây dựng được một mô hình truyện ngắn hiện đại theo mô hình truyện ngắn châu Âu mà chủ yếu là truyện ngắn Pháp, song mô hình ấy chỉ mới ở dạng ban đầu chưa hoàn thiện.

Các tác giả truyện ngắn trên tạp chí Nam phong giai đoạn 1917-1934 mới tiếp xúc với văn hóa, văn học Pháp. Chỉ có Phạm Quỳnh và một số ít tác

giả thông thạo tiếng Pháp mới trực tiếp tiếp xúc với văn hóa văn học phương Tây, còn lại các văn sĩ nước ta chỉ tiếp xúc với văn học Pháp qua bản dịch. Tiếp xúc qua bản dịch ít nhiều bị chi phối bởi cách hiểu và ý nghĩ chủ quan của người dịch. Giai đoạn sau 1930-1945 văn sĩ nước ta có nhiều người biết tiếng Pháp hơn, trực tiếp tiếp xúc với văn học Pháp nhiều hơn nên ảnh hưởng của văn học Pháp sâu rộng hơn. Hơn nữa văn học phương Tây cũng có sự phát triển không ngừng, người tiếp xúc sau bao giờ cũng loại bỏ được những khiếm khuyết, bất cập, học tập được cái mới, cái tiến bộ hơn ở văn học phương Tây.

Một số yếu tố khác cần hoàn thiện và phát triển, đó là hoạt động lí luận phê bình. Giai đoạn 1930-1945 đã hình thành nên một đội ngũ các nhà lí luận phê bình chuyên nghiệp. Họ tìm tòi dịch thuật và giới thiệu nhiều hơn các mô hình truyện ngắn hiện đại của thế giới để chúng ta có thể học tập. Và chắc chắn mô hình truyện ngắn từng hình thành trên tạp chí Nam phong cần phải được hoàn thiện để văn học phát triển theo hướng hiện đại hơn trên nhiều phương diện như thể loại, phương pháp sáng tác, nghệ thuật viết truyện ngắn…

Văn học nói chung truyện ngắn nói riêng là một sự vận động không ngừng. Một mô hình truyện ngắn nhất là mô hình truyện ngắn trên tạp chí

Nam phong mới sơ khai ở buổi ban đầu không thể nào trở thành một mô hình

hoàn thiện đúng cho mọi giai đoạn văn học được. Vì vậy việc hoàn thiện và phát triển mô hình truyện ngắn ở giai đoạn sau là điều tất yếu khách quan hiển nhiên phải có.

Một vấn đề nữa cần phải đặt ra để hoàn thiện và phát triển đó chính là mô hình truyện ngắn trên tạp chí Nam phong được xây dựng trong bối cảnh giao thời giữa văn học trung đại và văn học hiện đại, giao thoa giữa văn học phương Tây và văn học phương Đông. Mặc dù mô hình truyện ngắn hiện đại đã được xây dựng song yếu tố cũ của văn học trung đại vẫn còn như câu văn

biền ngẫu, lớp từ Hán, cách xưng hô đối đáp trong một số truyện ngắn cũng phảng phất yếu tố trung đại nên chưa thể trở thành mô hình truyện ngắn hiện đại hoàn thiện được. Sự giao thoa văn hóa phương Đông với phương Tây cũng là điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại nhưng trước yêu cầu đổi mới cấp bách của nền văn học nhất là truyện ngắn nên Phạm Quỳnh và các cộng sự của ông gần như hướng cho các văn sĩ nước ta học tập hoàn toàn theo mô hình truyện ngắn phương Tây mà bỏ qua yếu tố truyện thống của văn học dân tộc. Mà “hoạt động tiếp nhận đương thời cho hay mọi giá trị nghệ thuật không bao giờ đoạn tuyệt với cội nguồn dân tộc đó là lí do để nghệ thuật trường tồn. Văn chương mỗi quốc gia như một thứ huyết thống cần trực tiếp cho dân tộc nên nó phải phù hợp từ hình thức đến nội dung. Sáng tác nào cũng liên quan với xã hội và đồng hành với nhiệm vụ cách tân. Điều này trong mô hình truyện ngắn trên tạp chí Nam phong còn

thiếu nên cần phải hoàn thiện ở giai đoạn sau.

Lí do nữa cần phải hoàn thiện để phát triển đó là văn học bao giờ cũng phản ánh đời sống xã hội mà đời sống xã hội của Việt Nam thay đổi nhanh chóng. Bối cảnh xã hội thời tạp chí Nam phong xây dựng mô hình truyện ngắn so với bối cảnh xã hội giai đoạn 1930-1945 có nhiều điểm thay đổi. Nhất là giai đoạn 1930-1945, có phong trào vận động dân chủ 1936-1939 văn sĩ nước ta được hưởng không khí dân chủ nhiều hơn, được tự do hơn trong sáng tác mà giai đoạn trước không có.

Từ những lí do trên, việc phải hoàn thiện mô hình truyện ngắn trên tạp chí Nam phong là một đòi hỏi khách quan, cấp bách để nhanh chóng hiện đại hóa nền văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 74 - 76)