Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 86 - 90)

bộ quản lý, kiê ̣n toàn công tác tổ chức quản lý của ban quản lý dự án ODA

Lựa chọn cán bộ có năng lực về trình độ chuyên môn , ngoại ngữ phục vụ cho công tác quản lý vốn ODA, hạn chế tình trạng kiêm nhiệm. Sự tuyển chọn phải dựa trên sự cạnh tranh công bằng về khả năng chuyên môn, khả năng ngoại ngữ ; hàng năm tổ chức những kỳ đánh giá tiến độ giải quyết công việc để làm cơ sở thưởng phạt, khích lệ và sàng lọc nhân sự cho bộ máy quản lý.

Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức về quản lý vốn ODA cho các cán bộ quản lý ODA . Tạo điều kiện cho các cán bộ đã được đào tạo tốt và có kinh nghiệm thực tiễn để đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm về cơ cấu tổ chức dự án, mục tiêu dự án, các công việc cần thực hiện sớm, tuân thủ các quy định pháp lý, trong quan hệ với các đối tác của dự án, các mối quan hệ nội bộ … cho thế hệ cán bộ mới. Bên cạnh đó, nên mời các chuyên gia quốc tế hoặc chuyên gia của nhà tài trợ đào tạo chuyên sâu các vần đề thủ tục, trình tự đấu thầu quốc tế, các thủ tục thanh toán quốc tế. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu quyết định. Lời căn dặn đó của lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho

77

công tác cán bộ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Theo đó, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chương trình, dự án ODA, nhất là của người đứng đầu các chương trình, dự án, các Ban QLDA có thể được xem là nhân tố quyết định hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA. Mô ̣t người có tài mà không có đa ̣o đức nghề nghiê ̣p thì hâ ̣u quả sẽ khôn lường . Ngược la ̣i mô ̣t người có đức mà không có tài thì la ̣i là người vô du ̣ng . Trong khi đó, phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại các chương trình, dự án ở Tỉnh Hà Nam thời gian qua cho thấy: trình độ quản lý của các cán bộ quản lý dự án còn hạn chế, nhất là các dự án do địa phương thực hiện. Một số người không có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực được giao phó, hoặc có kinh nghiệm về chuyên môn nhưng lại không có kinh nghiệm về quản lý tài chính; nhiều người đã cao tuổi, nên chậm thích ứng với những thay đổi về cơ chế quản lý cũng như yêu cầu của hội nhập quốc tế; cơ cấu tổ chức của Ban QLDA của một số dự án chưa đảm bảo về chất lượng, cồng kềnh về bộ máy, v.v. Vì thế, tiếp tục nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý; cùng với đó là kịp thời kiện toàn công tác tổ chức quản lý tại các Ban QLDA về số lượng và chất lượng là rất cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế đã phân tích ở chương 3 về thực trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Tỉnh Hà Nam.

Để nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý và kịp thời kiện toàn công tác tổ chức quản lý ta ̣i các Ban QLDA ở Tỉnh Hà Nam thời gian tới, cần coi trọng các biện pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, lãnh đạo trong Tỉnh cần kiên quyết chỉ đạo khắc phục hạn chế

về việc viê ̣c đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm dự án ODA tại Tỉnh thời gian qua. Theo đó, Tỉnh cần sớm có kế hoạch bổ sung việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý dự án cũng như trình độ ngoại ngữ đối với đội ngũ giám đốc các chương trình, dự án đã mở và đang thực hiện; chủ động xây

78

dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn bị nguồn nhân lực cho các chương trình, dự án dự kiến mở, nhất là các chương trình, dự án đang trong giai đoạn cuối của quá trình đàm phán. Hằng năm, Tỉnh cần có kế hoạch tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ quản lý từ lãnh đạo Tỉnh cho đến giám đốc các dự án, nhằm giúp đội ngũ này cập nhật những thông tin mới từ Chính phủ và các nhà tài trợ, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý và điều hành dự án.

Thứ hai, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần toàn diện, cả năng lực

chuyên môn và phẩm chất đạo đức cho tất cả cán bộ, nhân viên tham gia quản lý các dự án ODA theo đúng như tinh thần của Đại hội XI về “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao”.

Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cần căn cứ cụ thể vào những năng lực nào còn thiếu của từng loại cán bộ theo chức trách, nhiệm vụ của họ, để tập trung bồi dưỡng những kiến thức còn thiếu đó; trong đó, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực giải ngân, năng lực quản lý tài chính, những quy định của Chính phủ, của các nhà tài trợ cho giám đốc, cán bộ quản lý các chương trình, dự án.

Đối với việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bên cạnh việc bồi dưỡng ý thức công dân cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn ODA, cần đặc biệt coi trọng khơi gợi ở họ ý thức dân tộc, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm chính trị của từng công dân, để mỗi cán bộ, công chức, viên chức tham gia dự án luôn chủ động tự quản lý mình, tự “miễn dịch” trước những cám dỗ của đồng tiền.

Thứ ba, nâng cao chất lượng việc bổ nhiệm cán bộ chủ trì các chương

trình, dự án ODA.

79

chuyên môn theo yêu cầu cụ thể của từng chương trình, dự án. Dù là chương trình, dự án do Tỉnh hay đối tác toàn quyền trong công tác tuyển chọn nhân sự, thì Giám đốc các dự án đều do Tỉnh bổ nhiệm. Vì vậy, khâu ra quyết định bổ nhiệm của Tỉnh là rất quan trọng, cần có sự thẩm định kỹ lưỡng để lựa chọn được đúng cán bộ hội đủ các yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Trong thời gian tới, việc bổ nhiệm phải được xem xét công khai, minh bạch trên cơ sở cụ thể hóa yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, sự am hiểu pháp luật Việt Nam và quốc tế, cùng các quy định của nhà tài trợ, trình độ ngoại ngữ (hiện đang là một rào cản lớn nhất đối với các giám đốc dự án tại Tỉnh)…, tránh tình trạng việc bổ nhiệm dựa trên mối quan hệ hay dựa trên nguyên tắc “sống lâu lên lão làng”. Trong những trường hợp cần thiết đối với các dự án mà phía đối tác toàn quyền tuyển chọn nhân sự, khi thương thảo hiệp định cam kết, cần lưu ý quyền tham vấn của phía Việt Nam.

Thứ tư, thường xuyên bố trí đủ cán bộ về số lượng và có năng lực theo

yêu cầu của từng chương trình, dự án.

Trong thực tế, năng lực của Chủ dự án thành phần và Ban QLDA các địa phương rất hạn chế, thường không bố trí đủ cán bộ theo yêu cầu. Cụ thể là, một số dự án không có cán bộ chuyên trách thực hiện dự án; trình độ tiếng Anh của cán bộ tham gia thực hiện dự án không đáp ứng được với yêu cầu công việc, trong khi tài liệu giao dịch với nhà thầu chủ yếu bằng tiếng Anh. Vì thế, ở các dự án thành phần, khi chuẩn bị tài liệu, Ban QLDA địa phương thường trình tài liệu chuẩn bị bằng Tiếng Việt, trong khi yêu cầu của dự án là tài liệu hoàn toàn phải thể hiện bằng Tiếng Anh. Điều đó làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ nhà thầu thực hiện dịch vụ tư vấn, gây chậm trễ tiến độ chung của dự án. Đây là hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới. Để khắc phục, cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng thuộc Tỉnh, theo đó các cơ quan chức năng cần tổ chức những lớp đào ta ̣o bồi dưỡng ngoa ̣i ngữ để nâng cao kỹ năng về ngoa ̣i ngữ.

80

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)