Nghĩa của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 60 - 62)

tỉnh Hà Nam

Đạt được kết quả trong phát triển kinh tế-xã hội như đã đề cập ở trên, tỉnh Hà Nam đã tận dụng mọi nguồn lực mà một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đó là vốn. Cơ cấu nguồn vốn của tỉnh năm 2013 được nêu trong biểu đồ 3.1, trong đó vốn khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng 36,7%, vốn khu vực ngoài nhà nước 42,2% và vốn khu vực đầu tư nước ngoài là 21,1%.

Hình 3.1. Cơ cấu vốn đầu tƣ tại Hà Nam (2013) (đvt:%)

51

Mặc dù ODA chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư (không được chỉ rõ trong hình 3.1) tuy nhiên nó vẫn đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam. Bên cạnh việc tạo ra những tác động tích cực trực tiếp nâng tổng lượng vốn đầu tư trên đi ̣a bàn tỉnh . Cụ thể tổng vốn đầu tư năm 2014 đã tăng 9,3% so với năm 2013 (Nguồn: Sở KHĐT Hà Nam, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

năm 2014), ODA còn có tác động gián tiếp vào quá trình phát triển thông qua

các nhân tố mà những nhân tố này nhờ có sự góp mặt của ODA mới phát huy được hết thế mạnh của mình. Cụ thể, các tuyến đường giao thông được đầu tư đã giúp người dân có thể lưu thông trong một mạng lưới hoàn chỉnh hơn (Ví dụ Dự án xây dựng đường giao thông ta ̣i Huyê ̣n Bình Lu ̣c , Lý nhân), đã phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Huyện. Tình trạng ách tắc giao thông được giảm bớt, giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, đi lại thuận lợi an toàn; Môi trường sống của cư dân được cải thiện, sự ô nhiễm nguồn nước được khắc phục (Ví dụ Dự án của Chính phủ Bỉ), nhiều người dân được tiếp cận nguồn nước sạch (Ví dụ Dự án của Chính phủ Đan Ma ̣ch ). Tính đến hết năm 2014 thì tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh (theo tiêu chí mới) đạt 84,8%, so với kế hoạch (Nguồn: Sở KHĐT Hà Nam, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm

2014); các cơ sở y tế được nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các chương

trình chăm sóc sức khỏe hoạt động ổn định, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Hệ thống giáo dục đào tạo được tăng cường trang thiết bị, người học có thể phát huy nhiều hơn khả năng học tập của mình (Ví dụ Dự án xây dựng phòng học tại Trường Tiểu học xã Đức Lý, huyê ̣n Lý Nhân)…vv

Và còn rất nhiều lợi ích khác mà tỉnh nhận được từ nguồn ODA như: nhiều việc làm được tạo ra, thất nghiệp giảm, thu nhập cho người dân được tăng lên, nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn và từ đó các ngành dịch vụ cũng tăng

52

theo tạo nên sự phát triển sinh động, đời sống người dân được cải thiện. Cụ thể năm 2014 đã giải quyết viê ̣c làm mới cho 17.083 lao đô ̣ng bằng 110,2% kế hoa ̣ch năm ; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,92% (giảm 2,36% so với năm

2013)(Nguồn: Sở KHĐT Hà Nam , 2015. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2014.)

Nhìn chung, hầu hết các dự án ODA được đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng và ít có khả năng sinh lời trực tiếp như: Hệ thống giao thông đô thị, môi trường, cấp nước, thoát nước, y tế... nhưng đã có đóng góp đáng kể cho việc tăng trưởng GDP của tỉnh. Cụ thể GDP năm 2014 tăng 19,1% so với năm 2013 đa ̣t bình quân đầu người 35,73 triê ̣u đồng.

(Nguồn: Sở KHĐT Hà Nam , 2015. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội năm 2014.) tạo tiền đề cho phát triển KTXH của tỉnh, góp

phần quan trọng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)