Phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 52 - 54)

Để có được các nô ̣i dung chính xác , đầy đủ làm cơ sở lý luâ ̣n từ đó đối chiếu với thực tế công tác quản lý nguồn vốn ODA ta ̣i tỉnh Hà Nam. Luận văn được thực hiện dựa trên các nguồn thông tin thứ cấp (số liệu, tài liệu có sẵn) thu thập từ các thông tin được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước về ODA và công tác quản lý ODA.

- Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là kết quả nghiên cứu và được công bố chính thức.

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các văn bản pháp lý về lĩnh vực ODA: luật, nghị định, quyết định, các chính sách,…; Các công trình nghiên cứu khoa học về ODA: các công trình nghiên cứu khoa học các cấp do các cá nhân; tổ chức thực hiện, các bài đăng tạp chí; các luận án, luận văn thạc sỹ liên quan đến đề tài; báo cáo tổng kết về ODA của các cơ quan liên quan trong tỉnh, báo cáo về kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam, báo cáo của Sở KH&ĐT tỉnh Hà Nam; các dự án đư ợc lựa chọn nghiên cứu nhằm để hê ̣ thống cơ sở lý luâ ̣n và tham khảo các giải pháp quản lý nguồn vốn ODA ở các nước, trong nước và ở các địa phương đã được nghiên cứu.

Tác giả đã đến Phòng thống kê – Cục thống kê, Phòng Hợp tác đầu tư – Sở KHĐT Hà Nam, wibsite của Ban quản lý các khu công nghiê ̣p tỉnh Hà Nam để thu th ập tài liệu, báo cáo về đặc điểm tự nhiên - xã hội, đất đai, lao động, việc làm, kinh tế xã hô ̣i đặc biệt là các báo cáo tổng kết về vốn ODA trên địa bàn tỉnh giai đoa ̣n (2002 - 2014).

43

Ngoài ra, tác giả cũng tra cứu một số vấn đề liên quan đến quản lý nguồn vốn ODA qua mạng Internet để thấy được các quan điểm, nhận xét, cái nhìn chung của xã hội hiện nay, nhất là của các chuyên gia tài chính đối với vấn đề quản lý nguồn vốn ODA.

Nội dung thu thập thông tin thứ cấp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin cần thu

thập Mục đích Nguồn thu thập

Phƣơng pháp thu thập

Lý luận và thực tiễn về ODA và quản lý ODA

Tìm hiểu khung lý luận, kinh nghiệm quản lý ODA của thế giới và một số địa phương của

Việt Nam

Các công trình nghiên cứu khoa học về ODA: Sách chuyên khảo, công trình NCKH các cấp, luận văn, luận án, các trang web,.. Tra cứu tài liệu, kế thừa Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Nam

Tìm hiểu khái quát đặc điểm tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Nam

Số liệu của Tổng cục thống kê; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; thông tin trên trang web chính phủ, trang web Ban quản lý KCN Hà Nam; Tra cứu tài liệu, kế thừa Tình hình phát triển

kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Nam

44 Tình hình quản lý

ODA tại tỉnh Hà Nam

Làm rõ thực trạng quản lý ODA tại Hà Nam (thành tựu, tồn tại, nguyên nhân) - Nghị định chính phủ về ODA; Quyết định của UBND tỉnh Hà Nam; Cơ chế, chính sách đối với đầu tư nước ngoài của tỉnh;

- Báo cáo của Sở KHĐT tỉnh Hà Nam

Tra cứu tài liệu, kế thừa;

Đây là những nguồn tài liệu chính xác, tin cậy và cập nhật liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được trình bày chi tiết trong danh mục tài liệu tham khảo. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập để tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, hình thành khung khổ lý luận về ODA và quản lý ODA, đánh giá tình hình quản lý ODA tại tỉnh Hà Nam. Dữ liệu thứ cấp cho phép so sánh ở mức độ nhất định công tác quản lý ODA tại tỉnh Hà Nam qua các năm từ 2002 đến 2014.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)