Xây dựng và ban hành quy định của tỉnh về quản lý nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 80 - 83)

theo hướng chuyên môn hóa.

Từ khi xác định dự án, chuẩn bị dự án, đánh giá dự án, phê duyệt, đàm phán, ký kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá dự án sau khi đưa vào sử dụng, công tác kiểm toán. Ban hành các hướng dẫn chi tiết trong từng khâu, phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cấp liên quan, phân công chi tiết đến từng bộ phận, tránh tình trạng chồng chéo và bỏ trống trong quản lý vốn ODA. Như việc thành lập Bộ phận quản lý vốn vay thuộc Tỉnh để chịu trách nhiệm cụ thể về việc thu hút, phân bổ và sử dụng vốn ODA để tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, ban, ngành với nhau dẫn tới tình trạng “chúng ta cùng chịu trách nhiệm, nhưng không ai chịu trách nhiệm”.

4.2.2. Tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất và vai trò của ODA cho mọi cán bộ, nhân viên tại các Sở, ban, ngành trong Tỉnh

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ODA trong các chương trình, dự án trên phạm vi cả nước, cũng như tại Tỉnh Hà Nam là nhận thức của cán bộ, nhân viên tham gia các công đoạn của quy trình quản lý nguồn vốn này. Có nhận thức đúng bản chất và vai trò của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tại từng ngành hay

71

địa phương nói riêng, người tham gia công tác quản lý mới đem hết nhiệt tình, trách nhiệm và năng lực để chắt chiu, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn từ nguồn ODA đem lại. Tình hình sẽ ngược lại, khi các chủ thể quản lý nguồn vốn có nhận thức không đúng. Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA tại Tỉnh Hà Nam thời gian qua cũng chứng minh rõ điều đó. Bên cạnh đa số cán bộ, nhân viên tham gia quy trình quản lý nguồn vốn này, nhất là tại các cơ quan chức năng thuộc Tỉnh, có nhận thức đúng thì còn một bộ phận không nhỏ những người có liên quan đến quy trình quản lý, sử dụng vốn ODA, còn có nhận thức chưa đầy đủ về tính chất hai mặt của nguồn vốn này. Nhiều người còn cho rằng đây là nguồn vốn viện trợ - cho không. Số khác lại chủ quan coi đây là vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài, nên thời gian qua đi, nước cho vay cũng sẽ xóa nợ như họ vẫn làm đối với các nước chậm phát triển trên thế giới. Nhận thức sai lầm đó dẫn đến những hạn chế không đáng có, kể cả làm nảy sinh các hiện tượng lãng phí trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn này tại Tỉnh thời gian qua. Do đó, việc tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi cán bộ, nhân viên – những người tham gia quy trình quản lý nguồn vốn này về bản chất và vai trò của nguồn vốn ODA là rất cần thiết.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của nguồn vốn ODA tại các chương trình, dự án ở Tỉnh, cần làm tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm nhất quán của Đảng và

Nhà nước ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, quan hệ giữa yếu tố nội lực với yếu tố ngoại lực, trong đó sức mạnh bên trong – yếu tố nội lực giữ vai trò quyết định, cho tất cả mọi cán bộ, nhân viên công tác ta ̣i các Sở, ban, ngành trong Tỉnh, nhất là những người trực tiếp tham gia quản lý và sử dụng vốn ODA.

72

Cần làm cho mọi cán bộ, nhân viên trong Tỉnh, từ lãnh đạo Tỉnh đến các nhân viên trong các Sở, ban, ngành trực thuộc Tỉnh thấu suốt việc thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA ở Tỉnh Hà Nam là sự hiện thực hóa quan điểm phát huy ý chí tự lực tự cường với tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó sức mạnh nội lực biểu hiện cụ thể ở khả năng tiếp nhận vốn ODA (có nguồn vốn đối ứng kịp thời, có năng lực giải ngân tốt, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA) mới là yếu tố quyết định. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức dân tộc trong việc quản lý, sử dụng vốn ODA sao cho hiệu quả cao nhất.

Hai là, tăng cường công tác truyền thông về vai trò và bản chất của

nguồn vốn ODA ở Tỉnh Hà Nam với nhiều hình thức đa dạng: bài giảng, chuyên đề tại các lớp học bồi dưỡng cán bộ tham gia dự án ODA; thông qua các diễn đàn hội thảo khoa học; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, tờ rơi...; thông qua các kỳ thi tuyển chọn cán bộ, nhân viên tham gia dự án ODA; thông qua các hình thức sinh hoạt của các tổ chức: đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ; v.v.

Theo đó, mỗi khi triển khai một dự án ODA mới, các cán bộ tham gia dự án, nhất là người đứng đầu các dự án, đứng đầu các Ban QLDA, nhất thiết phải qua một khóa học ngắn hạn để được quán triệt, giáo dục về bản chất, vai trò của nguồn vốn ODA cùng các nghị định, thông tư của Chính phủ, quy chế, quy định của Tỉnh về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong các đợt tuyển chọn cán bộ tham gia quản lý dự án, nhất là tuyển chọn Trưởng hoă ̣c Giám đốc Ban QLDA, cần chú trọng kiểm tra nhận thức của các ứng viên về bản chất, vai trò, đặc điểm nguồn vốn ODA, năng lực và kinh nghiê ̣m quản lý... Trong các đợt sinh hoạt của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở các cơ quan thuộc Tỉnh và ở các dự án, cần lồng ghép việc quán triệt các quan điểm của Đảng, của lãnh đạo Tỉnh về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA; đồng thời chú trọng kiểm điểm, kỷ luật những hành vi gian lận trong quá trình

73

quản lý nguồn vốn ODA ở Tỉnh. Trên cơ sở đó, đảm bảo cho cán bộ các cấp, từ cấp đàm phán và ký kết các dự án ODA đến cấp trực tiếp sử dụng vốn ODA ở Tỉnh luôn đề cao ý thức trách nhiệm trong việc thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình, quản lý và sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án ODA ở Tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 80 - 83)