Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, xây dựng dự án, theo dõ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 83 - 86)

và kiểm tra, giám sát chặt chẽ viê ̣c sử dụng nguồn vốn này tại các Ban quản lý dự án

Công tác lập kế hoa ̣ch , xây dựng dự án và công tác kiểm tra, giám sát về tài chính là các khâu hợp thành quy trình quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA; mà chất lượng của công tác này là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA. Bởi lẽ, chất lượng công tác lâ ̣p kế hoạch, xây dựng dự án cao, thì việc đầu tư tránh được sự dàn trải, trùng lắp; hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA sẽ cao. Bên cạnh đó, công tác giám sát, kiểm tra tài chính tại các Ban QLDA được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, đúng quy trình, đúng nguyên tắc, sẽ giúp cho việc quản lý, giám sát sử dụng đồng tiền từ nguồn ODA không có thất thoát, lãng phí, tiêu cực, sẽ ngăn chă ̣n ki ̣p thời các hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t . Theo đó p hải kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mu ̣c đích , không đúng khối lương, đơn giá, vượt dự toán. Đây là bài học kinh nghiệm của Thái Lan, của nhiều tỉnh, Bộ, ngành Việt Nam có chương trình, dự án vốn ODA thời gian qua.

Để làm tốt công tác lâ ̣p kế hoa ̣ch , xây dựng dự án và làm tốt công tác giám sát, kiểm tra tài chính tại các Ban QLDA trong thời gian tới, Tỉnh cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, lựa chọn đúng nhà tư vấn quy hoạch, xây dựng dự án có năng

lực và kinh nghiệm.

74

ngành. Thực tiễn ở Tỉnh Hà Nam cũng cho thấy ở một số dự án, trong quá trình thực hiện đã không thể thực hiện được một số mục tiêu, do mục tiêu dự án được thiết kế ban đầu chưa phù hợp. Vì thế, mô ̣t số dự án ta ̣i điạ phương, sau khi có đánh giá giữa kỳ, dự án phải bỏ bớt một số mục tiêu. Sở dĩ có tình hình đó, vì khâu thiết kế, đánh giá ban đầu tại một số dự án của Tỉnh chưa được thực hiện tốt, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc lựa chọn tư vấn trong nước không có đủ năng lực và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đánh giá xã hội, môi trường, phân tích kinh tế và tài chính; còn các chuyên gia nước ngoài được thuê tư vấn, đánh giá lại có xu hướng áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong việc đánh giá và thiết kế dự án, nên có xu hướng dàn trải, với địa bàn rộng vượt quá khả năng quản lý của dự án. Bên cạnh đó, người hưởng lợi, đối tượng chính của dự án lại không được tham vấn một cách đầy đủ trong quá trình xây dựng và thiết kế dự án. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm này, trong thời gian tới, Tỉnh cần làm tốt khâu đánh giá trên cơ sở đảm bảo thuê được những tư vấn trong nước có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế địa phương. Đối với các tư vấn nước ngoài, Bộ cũng cần chủ động có ý kiến và kiên quyết gạt bỏ những đề xuất không phù hợp của họ và chỉ chấp nhận những đề xuất có tính khả thi, nằm trong khả năng thực hiện và quản lý. Bên cạnh đó, một yếu tố quyết định đến sự phù hợp và thành công khi dự án thực hiện là quá trình thiết kế nhất thiết phải có sự tham gia của địa phương / cộng đồng hưởng lợi.

Hai là, nâng cao trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra tài chính

của Sở Tài chính đối với công tác tài chính của các Ban QLDA. Việc quản lý tài chính đối với một số Ban QLDA hiện nay là chưa sát sao và hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ, Sở Tài chính hằng năm chỉ tham gia xét duyệt kế hoạch và ngân sách hoạt động của dự án, mà chưa có chế độ kiểm tra, giám sát, quyết toán định kỳ và đột xuất đối với các dự án ở cả Ban QLDA. Chính

75

vì vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là Sở Tài Chính cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất công tác tài chính tại các Ban QLDA để có thể phát hiện ngay các sai sót, sai phạm, có phương án xử lý kịp thời; đồng thời, khẩn trương xây dựng ngay cẩm nang hướng dẫn tài chính đối với từng nhà tài trợ trên cơ sở các quy định của Bộ Tài chính, nhà tài trợ và Tỉnh Hà Nam để cấp cho các Ban QLDA, hướng dẫn họ trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu thiết lập dự án.

Ba là, tăng cường sử dụng công tác kiểm toán độc lập định kỳ.

Đây là một công cụ quản lý rất hiệu quả trong việc giám sát công tác tài chính tại các Ban QLDA. Các kết quả kiểm toán độc lập sẽ giúp ích rất nhiều cho Tỉnh và Sở Tài chính trong việc xây dựng quy chế giám sát phù hợp và có những quyết định điều chỉnh kịp thời đối với các dự án, nhất là khi phát hiện các sai sót, sai phạm của các Ban QLDA.

Bốn là, Tỉnh cần xây dựng và thiết lập hệ thống đánh giá mang tính

thống nhất cho các dự án, giúp cho việc cung cấp các thông tin phản hồi nội bộ hiệu quả.

Hiện nay tại hầu hết các dự án, các dữ liệu (kết quả thực hiện, bài học kinh nghiệm...) chỉ được lưu tại các Ban QLDA mà Tỉnh hầu như không có. Tỉnh chỉ có các báo cáo định kỳ hàng năm do Sở kế hoa ̣ch và đầu tư tổng hợp; trong đó, chỉ nêu những thông tin chung chung, không cụ thể và chi tiết. Vì thế, công tác theo dõi, giám sát và đánh giá dự án về tiến độ cũng như về mặt tài chính chưa được sát sao, chặt chẽ, thường xuyên. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc xây dựng hệ thống đánh giá thống nhất là rất cần thiết. Hệ thống đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các thông tin, như: kế hoạch, phạm vi công việc, tình hình chi tiêu, chỉ số đánh giá, bối cảnh thể chế, hoạt động của các nhà thầu và các nhà tư vấn, các đối tác; các tác động về kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường của dự án

76

Năm là, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức

năng thuộc Tỉnh.

Theo đó, các Sở, ban ngành chức năng trong Tỉnh, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của mình, cần định kỳ và đột xuất tiến hành các đợt kiểm tra, giám sát đối với các dự án thông qua các chuyến công tác thực địa tại địa bàn dự án để phát hiện kịp thời những yếu kém, bất cập, khó khăn thực tế của từng dự án. Trên cơ sở đó, từ chức năng, nhiệm vụ của mình, từng Sở, ban, ngành tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Tỉnh có những điều chỉnh cần thiết và có các biện pháp khả thi để khắc phục.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 83 - 86)