Định hƣớng, quan hê ̣hơ ̣p tác phát triển với các nhà tài trợ trong thờ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 79)

4.1. Định hƣớng, quan hệ hơ ̣p tác phát triển với các nhà tài trợ trong thời gian tới gian tới

Căn cứ định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 – 2020 của chính phủ, căn cứ nhu cầu phát triển của địa phương, tỉnh Hà Nam xác định những lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới như sau:

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại: cơ sở hạ tầng đô thị thành phố Phủ Lý và các huyện; cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; công trình thuỷ lợi đầu mối.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội: xây dựng trường, lớp học các cấp; xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện (trước mắt tập trung đầu tư cho Trường cao đẳng nghề Hà Nam, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện đa khoa huyện Bình Lục, Bệnh viện đa khoa huyện Lý Nhân).

- Phát triển nguồn nhân lực: hỗ trợ phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ chuyên gia và quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề; xây dựng và trang bị thiết bị giảng dạy các trường, trung tâm dạy nghề.

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn: xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, lưới điện, y tế, giáo dục, xây dựng thủy lợi, công trình cấp nước sạch tập trung…).

- Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu: hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; hỗ trợ thực hiện các chương trình

70

mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường.

- Hỗ trợ cải cách hành chính: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hoá hành chính.

- Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại.

4.2. Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý vốn ODA tại tỉnh Hà Nam thờ i gian tới

4.2.1. Xây dựng và ban hành quy định của tỉnh về quản lý nguồn vốn ODA theo hướng chuyên môn hóa. theo hướng chuyên môn hóa.

Từ khi xác định dự án, chuẩn bị dự án, đánh giá dự án, phê duyệt, đàm phán, ký kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá dự án sau khi đưa vào sử dụng, công tác kiểm toán. Ban hành các hướng dẫn chi tiết trong từng khâu, phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cấp liên quan, phân công chi tiết đến từng bộ phận, tránh tình trạng chồng chéo và bỏ trống trong quản lý vốn ODA. Như việc thành lập Bộ phận quản lý vốn vay thuộc Tỉnh để chịu trách nhiệm cụ thể về việc thu hút, phân bổ và sử dụng vốn ODA để tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, ban, ngành với nhau dẫn tới tình trạng “chúng ta cùng chịu trách nhiệm, nhưng không ai chịu trách nhiệm”.

4.2.2. Tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất và vai trò của ODA cho mọi cán bộ, nhân viên tại các Sở, ban, ngành trong Tỉnh

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ODA trong các chương trình, dự án trên phạm vi cả nước, cũng như tại Tỉnh Hà Nam là nhận thức của cán bộ, nhân viên tham gia các công đoạn của quy trình quản lý nguồn vốn này. Có nhận thức đúng bản chất và vai trò của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tại từng ngành hay

71

địa phương nói riêng, người tham gia công tác quản lý mới đem hết nhiệt tình, trách nhiệm và năng lực để chắt chiu, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn từ nguồn ODA đem lại. Tình hình sẽ ngược lại, khi các chủ thể quản lý nguồn vốn có nhận thức không đúng. Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA tại Tỉnh Hà Nam thời gian qua cũng chứng minh rõ điều đó. Bên cạnh đa số cán bộ, nhân viên tham gia quy trình quản lý nguồn vốn này, nhất là tại các cơ quan chức năng thuộc Tỉnh, có nhận thức đúng thì còn một bộ phận không nhỏ những người có liên quan đến quy trình quản lý, sử dụng vốn ODA, còn có nhận thức chưa đầy đủ về tính chất hai mặt của nguồn vốn này. Nhiều người còn cho rằng đây là nguồn vốn viện trợ - cho không. Số khác lại chủ quan coi đây là vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài, nên thời gian qua đi, nước cho vay cũng sẽ xóa nợ như họ vẫn làm đối với các nước chậm phát triển trên thế giới. Nhận thức sai lầm đó dẫn đến những hạn chế không đáng có, kể cả làm nảy sinh các hiện tượng lãng phí trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn này tại Tỉnh thời gian qua. Do đó, việc tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi cán bộ, nhân viên – những người tham gia quy trình quản lý nguồn vốn này về bản chất và vai trò của nguồn vốn ODA là rất cần thiết.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của nguồn vốn ODA tại các chương trình, dự án ở Tỉnh, cần làm tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm nhất quán của Đảng và

Nhà nước ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, quan hệ giữa yếu tố nội lực với yếu tố ngoại lực, trong đó sức mạnh bên trong – yếu tố nội lực giữ vai trò quyết định, cho tất cả mọi cán bộ, nhân viên công tác ta ̣i các Sở, ban, ngành trong Tỉnh, nhất là những người trực tiếp tham gia quản lý và sử dụng vốn ODA.

72

Cần làm cho mọi cán bộ, nhân viên trong Tỉnh, từ lãnh đạo Tỉnh đến các nhân viên trong các Sở, ban, ngành trực thuộc Tỉnh thấu suốt việc thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA ở Tỉnh Hà Nam là sự hiện thực hóa quan điểm phát huy ý chí tự lực tự cường với tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó sức mạnh nội lực biểu hiện cụ thể ở khả năng tiếp nhận vốn ODA (có nguồn vốn đối ứng kịp thời, có năng lực giải ngân tốt, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA) mới là yếu tố quyết định. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức dân tộc trong việc quản lý, sử dụng vốn ODA sao cho hiệu quả cao nhất.

Hai là, tăng cường công tác truyền thông về vai trò và bản chất của

nguồn vốn ODA ở Tỉnh Hà Nam với nhiều hình thức đa dạng: bài giảng, chuyên đề tại các lớp học bồi dưỡng cán bộ tham gia dự án ODA; thông qua các diễn đàn hội thảo khoa học; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, tờ rơi...; thông qua các kỳ thi tuyển chọn cán bộ, nhân viên tham gia dự án ODA; thông qua các hình thức sinh hoạt của các tổ chức: đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ; v.v.

Theo đó, mỗi khi triển khai một dự án ODA mới, các cán bộ tham gia dự án, nhất là người đứng đầu các dự án, đứng đầu các Ban QLDA, nhất thiết phải qua một khóa học ngắn hạn để được quán triệt, giáo dục về bản chất, vai trò của nguồn vốn ODA cùng các nghị định, thông tư của Chính phủ, quy chế, quy định của Tỉnh về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong các đợt tuyển chọn cán bộ tham gia quản lý dự án, nhất là tuyển chọn Trưởng hoă ̣c Giám đốc Ban QLDA, cần chú trọng kiểm tra nhận thức của các ứng viên về bản chất, vai trò, đặc điểm nguồn vốn ODA, năng lực và kinh nghiê ̣m quản lý... Trong các đợt sinh hoạt của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở các cơ quan thuộc Tỉnh và ở các dự án, cần lồng ghép việc quán triệt các quan điểm của Đảng, của lãnh đạo Tỉnh về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA; đồng thời chú trọng kiểm điểm, kỷ luật những hành vi gian lận trong quá trình

73

quản lý nguồn vốn ODA ở Tỉnh. Trên cơ sở đó, đảm bảo cho cán bộ các cấp, từ cấp đàm phán và ký kết các dự án ODA đến cấp trực tiếp sử dụng vốn ODA ở Tỉnh luôn đề cao ý thức trách nhiệm trong việc thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình, quản lý và sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án ODA ở Tỉnh Hà Nam.

4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, xây dựng dự án, theo dõi và kiểm tra, giám sát chặt chẽ viê ̣c sử dụng nguồn vốn này tại các Ban và kiểm tra, giám sát chặt chẽ viê ̣c sử dụng nguồn vốn này tại các Ban quản lý dự án

Công tác lập kế hoa ̣ch , xây dựng dự án và công tác kiểm tra, giám sát về tài chính là các khâu hợp thành quy trình quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA; mà chất lượng của công tác này là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA. Bởi lẽ, chất lượng công tác lâ ̣p kế hoạch, xây dựng dự án cao, thì việc đầu tư tránh được sự dàn trải, trùng lắp; hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA sẽ cao. Bên cạnh đó, công tác giám sát, kiểm tra tài chính tại các Ban QLDA được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, đúng quy trình, đúng nguyên tắc, sẽ giúp cho việc quản lý, giám sát sử dụng đồng tiền từ nguồn ODA không có thất thoát, lãng phí, tiêu cực, sẽ ngăn chă ̣n ki ̣p thời các hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t . Theo đó p hải kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mu ̣c đích , không đúng khối lương, đơn giá, vượt dự toán. Đây là bài học kinh nghiệm của Thái Lan, của nhiều tỉnh, Bộ, ngành Việt Nam có chương trình, dự án vốn ODA thời gian qua.

Để làm tốt công tác lâ ̣p kế hoa ̣ch , xây dựng dự án và làm tốt công tác giám sát, kiểm tra tài chính tại các Ban QLDA trong thời gian tới, Tỉnh cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, lựa chọn đúng nhà tư vấn quy hoạch, xây dựng dự án có năng

lực và kinh nghiệm.

74

ngành. Thực tiễn ở Tỉnh Hà Nam cũng cho thấy ở một số dự án, trong quá trình thực hiện đã không thể thực hiện được một số mục tiêu, do mục tiêu dự án được thiết kế ban đầu chưa phù hợp. Vì thế, mô ̣t số dự án ta ̣i điạ phương, sau khi có đánh giá giữa kỳ, dự án phải bỏ bớt một số mục tiêu. Sở dĩ có tình hình đó, vì khâu thiết kế, đánh giá ban đầu tại một số dự án của Tỉnh chưa được thực hiện tốt, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc lựa chọn tư vấn trong nước không có đủ năng lực và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đánh giá xã hội, môi trường, phân tích kinh tế và tài chính; còn các chuyên gia nước ngoài được thuê tư vấn, đánh giá lại có xu hướng áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong việc đánh giá và thiết kế dự án, nên có xu hướng dàn trải, với địa bàn rộng vượt quá khả năng quản lý của dự án. Bên cạnh đó, người hưởng lợi, đối tượng chính của dự án lại không được tham vấn một cách đầy đủ trong quá trình xây dựng và thiết kế dự án. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm này, trong thời gian tới, Tỉnh cần làm tốt khâu đánh giá trên cơ sở đảm bảo thuê được những tư vấn trong nước có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế địa phương. Đối với các tư vấn nước ngoài, Bộ cũng cần chủ động có ý kiến và kiên quyết gạt bỏ những đề xuất không phù hợp của họ và chỉ chấp nhận những đề xuất có tính khả thi, nằm trong khả năng thực hiện và quản lý. Bên cạnh đó, một yếu tố quyết định đến sự phù hợp và thành công khi dự án thực hiện là quá trình thiết kế nhất thiết phải có sự tham gia của địa phương / cộng đồng hưởng lợi.

Hai là, nâng cao trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra tài chính

của Sở Tài chính đối với công tác tài chính của các Ban QLDA. Việc quản lý tài chính đối với một số Ban QLDA hiện nay là chưa sát sao và hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ, Sở Tài chính hằng năm chỉ tham gia xét duyệt kế hoạch và ngân sách hoạt động của dự án, mà chưa có chế độ kiểm tra, giám sát, quyết toán định kỳ và đột xuất đối với các dự án ở cả Ban QLDA. Chính

75

vì vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là Sở Tài Chính cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất công tác tài chính tại các Ban QLDA để có thể phát hiện ngay các sai sót, sai phạm, có phương án xử lý kịp thời; đồng thời, khẩn trương xây dựng ngay cẩm nang hướng dẫn tài chính đối với từng nhà tài trợ trên cơ sở các quy định của Bộ Tài chính, nhà tài trợ và Tỉnh Hà Nam để cấp cho các Ban QLDA, hướng dẫn họ trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu thiết lập dự án.

Ba là, tăng cường sử dụng công tác kiểm toán độc lập định kỳ.

Đây là một công cụ quản lý rất hiệu quả trong việc giám sát công tác tài chính tại các Ban QLDA. Các kết quả kiểm toán độc lập sẽ giúp ích rất nhiều cho Tỉnh và Sở Tài chính trong việc xây dựng quy chế giám sát phù hợp và có những quyết định điều chỉnh kịp thời đối với các dự án, nhất là khi phát hiện các sai sót, sai phạm của các Ban QLDA.

Bốn là, Tỉnh cần xây dựng và thiết lập hệ thống đánh giá mang tính

thống nhất cho các dự án, giúp cho việc cung cấp các thông tin phản hồi nội bộ hiệu quả.

Hiện nay tại hầu hết các dự án, các dữ liệu (kết quả thực hiện, bài học kinh nghiệm...) chỉ được lưu tại các Ban QLDA mà Tỉnh hầu như không có. Tỉnh chỉ có các báo cáo định kỳ hàng năm do Sở kế hoa ̣ch và đầu tư tổng hợp; trong đó, chỉ nêu những thông tin chung chung, không cụ thể và chi tiết. Vì thế, công tác theo dõi, giám sát và đánh giá dự án về tiến độ cũng như về mặt tài chính chưa được sát sao, chặt chẽ, thường xuyên. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc xây dựng hệ thống đánh giá thống nhất là rất cần thiết. Hệ thống đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các thông tin, như: kế hoạch, phạm vi công việc, tình hình chi tiêu, chỉ số đánh giá, bối cảnh thể chế, hoạt động của các nhà thầu và các nhà tư vấn, các đối tác; các tác động về kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường của dự án

76

Năm là, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức

năng thuộc Tỉnh.

Theo đó, các Sở, ban ngành chức năng trong Tỉnh, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của mình, cần định kỳ và đột xuất tiến hành các đợt kiểm tra, giám sát đối với các dự án thông qua các chuyến công tác thực địa tại địa bàn dự án để phát hiện kịp thời những yếu kém, bất cập, khó khăn thực tế của từng dự án. Trên cơ sở đó, từ chức năng, nhiệm vụ của mình, từng Sở, ban, ngành tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Tỉnh có những điều chỉnh cần thiết và có các biện pháp khả thi để khắc phục.

4.2.4. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kiê ̣n toàn công tác tổ chức quản lý của ban quản lý dự án ODA

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 79)