Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 55 - 57)

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm rõ thực trạng công tác quản lý ODA tại tỉnh Hà Nam, làm rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế của công tác này để trên cơ sở đó có những giải pháp và đề xuất kiến nghị phù hợp. Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để thu thập thông tin và trình bày có hệ thống các dữ liệu nhằm cung cấp một bức tranh tổng quát về tình hình nghiên cứu liên quan ở chương 1; mô tả địa bàn nghiên cứu, phân tích quy trình quản lý, thực trạng công tác quản lý vốn ODA, kết quả của hoạt động quản lý nguồn vốn ODA tại t ỉnh Hà Nam (ưu điểm, hạn chế), các nguyên nhân của những thành công và hạn chế (được trình bày tại chương 3 của luận văn), làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Tỉnh Hà Nam thời gian tới.

- Phương pháp thống kê suy diễn được vận dụng để lập luận, giải thích

và làm rõ kết quả, hạn chế, nguyên nhân, những nhân tố thuận lợi và khó khăn, những nhân tố tác động tới công tác quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Phương pháp thống kê, so sánh được thực hiện nhằm so sánh kết quả

thu hút dòng vốn ODA vào tỉnh Hà Nam qua các năm từ 2002 - 2014, so sánh sự thay đổi, điều chỉnh hoạt động quản lý ODA của tỉnh, so sánh công tác quản lý ODA giữa các năm,…từ đó làm căn cứ đánh giá , nhâ ̣n xét. Đồng thời tác giả cũng so sánh thực trạng quản lý vốn ODA củ a tỉnh Hà Nam giai đo ạn 2002-2014 với các quy định của Pháp luật để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại tỉnh trong thời gian tới.

46

- Phân tích chính sách: bao gồm các chính sách và các chương trình,

dự án liên quan đến sử dụng nguồn vốn ODA: các nội dung chính sách, kết quả thực hiện chính sách, các khó khăn, bất cập trong thực hiện chính sách và các chương trình, dự án ở tỉnh Hà Nam ; từ đó giúp phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý để đề xuất các giải pháp, biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, góp phần điều chỉnh, bổ sung chính sách cho kịp thời và phù hợp, nhằm phát huy hiệu quả các chính sách. Phương pháp này áp dụng trong chương 3 và 4 của luận văn.

Trong quá trình thực hiện, luận văn có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó.

47

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2002 – 2014

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)