Tổng quan về tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 57 - 60)

Hà Nam là một tỉnh nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với diện tích đất tự nhiên 86.195 ha, dân số 795.692 người (trong đó lực lượng lao động là 469.496 người, chiếm xấp xỉ 60% dân số), phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Tỉnh có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá, 5 huyện, với 11 phường, 7 thị trấn và 98 xã. (Nguồn: Cổng Thông tin điê ̣n tử Chính Phủ. Giới thiê ̣u khái quát về tỉnh Hà Nam.)

Hà Nam có mạng lưới giao thông thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.

Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, vùng đồng bằng có diện tích đất đai màu mỡ, là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi.

Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23 – 24 độ C. Lượng mưa trung bình khoảng 1.900 mm. Độ ẩm trung bình hàng

48

năm là 85%. Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Châu, sông Đáy và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang, v.v.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đá carbonate (có trữ lượng trên 7,4 tỷ m³). Nguồn đá này cung cấp cho sản xuất xi măng, xây dựng, bột mịn cho xây trát, bột nhẹ thương phẩm. Đá quý: đá vân hồng tím nhạt ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, có vỉa cao 60 m, dài 30 – 40 m, có vỉa dài tới gần 200 m; đá vân mây da báo ở Thanh Liêm. Đá đen tập trung ở Bút Sơn. Đất sét với tổng trữ lượng 393,1 triệu tấn (trong đó, đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng 331 triệu tấn; đất sét làm gạch ngói 62 triệu tấn). Than bùn có trữ lượng trên 11 triệu m³ tại vùng Hồ Tam Chúc – Ba Sao, hồ Đồng Hán, Xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (nguyên liệu này có thể làm phân vi sinh và một số chất phụ gia khác). Cát xây dựng ở Hà Nam rất dồi dào, đặc biệt là nguồn cát đen ở bãi ven sông Hồng dài 10 km, bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ hàng năm cung cấp cho san lấp và xây dựng, có khả năng cung cấp cho tỉnh ngoài hàng triệu m³.(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiê ̣p tỉnh Hà Nam, 2015. Tổng quan về tỉnh Hà Nam.)

Tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nam trong những năm gần đây có những bước tiến vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn được đầu tư phát triển; các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Bình quân 10 năm (2003 - 2012), kinh tế Hà Nam tăng trưởng 12,12%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của một số tỉnh trong vùng. Năm 2013, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 63.701 tỷ đồng tăng gấp 7,3 lần so với năm 2005. Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 23,4%/năm và các ngành dịch vụ tăng 18,6%/năm. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt 780,6 triệu USD, tăng 33,9% so với năm 2013. Cũng

49

trong năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 12.496 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2013. Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.932 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2013. Giải quyết việc làm mới cho 17 083 lao động, trong đó 1.000 người lao động xuất khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,92%, giảm 1,28% so với năm 2013. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đến hết năm 2014 đạt 84,8%. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 14.650 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2013(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiê ̣p tỉnh Hà Nam, 2015. Tổng quan về tỉnh Hà Nam.)

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng, giảm mạnh tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể: ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 34,5% năm 2003 lên 54,7% năm 2014; dịch vụ giảm từ 31,8% năm 2003 xuống 30,8% năm 2014; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 33,7% năm 2003 xuống 14,5% năm 2014. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giống mới, trồng cây xuất khẩu, sản xuất lúa giống và nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi như sản xuất trên vùng đất trũng, kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi... đang tạo cho kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. (Bảng 3.1)

Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại tỉnh Hà Nam

(Đơn vị tính: %)

Năm

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2003 33,7 34,5 31,8 2009 23,3 46,2 30,5 2012 18,4 51,3 30,3 2014 14,5 54,7 30,8

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, 2015. Tổng quan về

50

Quá trình đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt động kinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế khác trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ, hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)