Quy trình quản lý và bộ máy quản lý nguồn vốn ODA tại tỉnh Hà

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 62 - 65)

3.2.1.1. Quy trình quản lý nguồn vốn ODA tại Tỉnh Hà Nam

Quy trình quản lý nguồn vốn ODA ta ̣i Tỉnh Hà Nam đư ợc thực hiện như sau:

Một là, thành lập Ban chỉ đạo dự án do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, các thành viên Ban chỉ đạo gồm Lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông… và đại diện chủ đầu tư (Chủ tịch UBND các huyện, thành phố), Giám đốc Ban QLDA.

Ngay sau khi thành lập, Ban chỉ đạo dự án chỉ đạo chủ đầu tư rà soát, cập nhật, điều chỉnh kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án ODA (nếu cần thiết), chi tiết hoá kế hoạch thực hiện trong năm đầu tiên trình UBND tỉnh phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn ODA, vốn đối ứng cho dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định, trình UBND tỉnh

53

ký duyệt quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể, đồng thời gửi kế hoạch tổng thể được phê duyệt cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và nhà tài trợ để làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện chương trình, dự án.

Hai là, chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án (thay mặt chủ đầu tư quản lý dự án trên cơ sở thống nhất của Ban Chỉ đạo và nhà tài trợ); sau khi được thành lập, Ban QLDA lập kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình, dự án ODA năm đầu tiên và từng năm tiếp theo trên cơ sở kế hoạch tổng thể đã được Tỉnh phê duyệt.

Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án ODA hàng năm được xây dựng và phù hợp chương trình phát triển kinh tế xã hội được xây dựng trong kế hoạch hàng năm của Tỉnh. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hàng năm là cơ sở để phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động của chương trình, dự án và là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng quý, phục vụ công tác điều hành, theo dõi, kiểm tra, đánh giá… đối với hoạt động quản lý dự án của Ban QLDA. Chủ dự án chỉ đạo Ban QLDA lập kế hoạch giải ngân theo Phụ lục 2 của Thông tư 218/2013/TT – BTC và sau đó chủ dự án có văn bản trình UBND Tỉnh (thông quan cơ quan tham mưu tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư) giải ngân vốn hàng năm theo quy định.

Ba là, việc quản lý tài chính, kế toán được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, pháp luật về thuế và văn bản quy định hiện hành, các cam kết đã ký kết với Nhà tài trợ. Hàng năm, Ban QLDA căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính về nội dung, thời hạn lập kế hoạch, dự toán và các văn bản cam kết thoả thuận với Nhà tài trợ để lập kế hoạch, dự toán thu, chi nguồn viện trợ thuộc chương trình, dự án và vốn đối ứng; đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung của tỉnh hàng năm, báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi nhà tài trợ làm cơ sở triển khai và giải ngân vốn.

Bốn là, công tác thực hiện báo cáo sử dụng vốn ODA: Chủ chương trình, dự án ODA thực hiện quy định tại Điều 57 quy định chế độ báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi tại Nghị định số

54

38/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Năm là, tổ chức kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ. Theo đó, các chủ dự án, đơn vị tiếp nhận dự án chịu trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tổ chức kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ của các đơn vị, dự án, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ; đồng thời theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở báo cáo kiểm toán của tư vấn độc lập, Ban QLDA gửi nhà tài trợ trong quá trình thực hiện giải ngân vốn ODA. Nội dung kiểm tra, thanh tra tập trung vào việc chấp hành quy định của pháp luật và các cam kết với nhà tài trợ về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ.

3.2.1.2. Bộ máy quản lý nguồn vốn ODA tại Tỉnh Hà Nam

Bộ máy quản lý: Ban chỉ đạo dự án, gồm có lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông… và đại diện chủ đầu tư (Chủ tịch UBND các huyện, thành phố), Giám đốc Ban QLDA.

Lãnh đạo Tỉnh đư ợc phân công trách nhiệm rõ ràng ; trong đó , Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng Ban chỉ đạo) xem xét, phê duyệt danh mục các chương trình, dự án đưa vào kế hoạch hàng năm và 05 năm; Chương trình, dự án, đề xuất viện trợ. Lãnh đạo tỉnh (Phó CT UBND tỉnh), lãnh đạo các Sở, ngành (thành viên Ban chỉ đạo) phụ trách đối ngoại giúp Trưởng Ban chỉ đạo chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn viện trợ; tham gia ý kiến trước khi trình Trưởng Ban chỉ đạo đối với các chương trình, dự án viện trợ. Thành viên Ban chỉ đạo (lãnh đạo các Sở, ngành) phụ trách các lĩnh vực chuyên môn giúp Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch vận động, quản lý vốn ODA, các nội dung chương trình, dự án, các khoản viện trợ; Sở Tài chính chủ trì hướng dẫn và kiểm tra thực hiện dự án về mặt tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch, hướng dẫn và kiểm tra, thẩm định nguồn vốn (vốn đối ứng) thuộc phạm vi chức

55

năng, nhiệm vụ của mình. Các đơn vị thuộc tỉnh, các chủ dự án, Ban QLDA và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý dự án.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh hà nam (Trang 62 - 65)