Phân tích lãi suất huy động

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 72)

3.2.3.1. Tiền gửi dân cư.

Để phân tích lãi suất huy động của mỗi loại sản phẩm huy động, thực hiện việc so sánh lãi suất huy động của MHB – Chi nhánh Sài Gòn với Eximbank – Chi nhánh Sài Gòn, đây là một đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn hoạt động.

Lãi suất huy động của MHB cũng như Eximbank phân thành nhiều hình thức đa dạng, khách hàng có thể tùy chọn giữa nhiều mức lãi suất khác nhau cùng nhiều hình thức tính lãi đầu kỳ, hàng tháng hay cuối kỳ. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, khách hàng còn có thể gửi tiết kiệm tại Ngân hàng với nhiều loại ngoại tệ khác nhau tương ứng một mức lãi suất hấp dẫn. Dẫn chứng cho phần phân tích là là hình thức trả lãi cuối kỳ và loại tiền tệ được chọn là VND và USD, hai loại tiền tệ cơ bản và thông dụng nhất thị trường Việt Nam.

Bảng 3.9: Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Đơn vị tính: %, lãi suất ngày 02/04/2013.

Loại kỳ hạn VND (%/năm) USD (%/năm)

MHB Eximbank MHB Eximbank Không kỳ hạn 1,00% 1,00% 0.20% 0,20% 1 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 2 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 3 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 4 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 5 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 6 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 9 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 12 tháng 9,50% 9,50% 2,00% 2,00% 24 tháng 10,00% 9,50% - 2,00%

Dựa vào bảng số liệu trên, một cách tổng quát, mặt bằng chung lãi suất của MHB – Chi nhánh Sài Gòn và Eximbank không có gì khác biệt nhau, tuy chỉ có lại suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND kỳ hạn 24 tháng thì tại Chi nhánh khách hàng được lãi lên đến 10%. Điều này tạo nên một sự khác biệt nơi Chi nhánh, làm một sự kích thích gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn dài. Đây là một hướng đi mới, nhằm làm thay đổi về kết cấu tiền gửi tiếm kiệm nói chung và nguồn vốn huy động nói riêng. Nếu trước đây, khi NHNN chưa quy định về trần lãi suất tiền gửi huy động thì tùy vào sức mạnh vốn có và chiến lược của từng Ngân hàng mà sẽ có một mức lãi suất riêng. Trong quá khứ, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của MHB – Chi nhánh Sài Gòn luôn cao hơn Eximbank. Tuy nhiên hiện nay, với trần lãi suất được quy định cụ thể, việc tự do ấn định mức lãi suất huy động là hoàn toàn không thể.

Nhìn nhận chung, khi NHNN ban hành trần lãi suất vào khoảng 7,5%/năm thì các Ngân hàng đều phải tính toán và đưa ra một mức lãi suất hợp lý đảm bảo yêu cầu của NHNN nhưng vẫn thu hút khách hàng, điều này không riêng gì MHB hay Exminbank.

3.2.3.2. Tiền gửi thanh tóan.

Cũng xuất phát từ MHB và Eximbank như trên, tiến hành phân tích lãi suất tiền gửi thanh toán. Đối tượng của nhóm vốn huy động này chủ yếu là các tổ chức về kinh tế, xã hội.

Bảng 3.10: Bảng lãi suất tiền gửi thanh toán.

Đơn vị tính : %, lãi suất ngày 02/04/2013.

Loại kỳ hạn VND (%/năm) USD (%/năm)

MHB Eximbank MHB Eximbank Không kỳ hạn 1,00% 1,00% 0,40% 0,20% 1 tháng 7,50% 7,50% 0,50% 0,50% 2 tháng 7,50% 7,50% 0,50% 0,50% 3 tháng 7,50% 7,50% 0,50% 0,50% 4 tháng 7,50% 7,50% 0,50% 0,50% 5 tháng 7,50% 7,50% 0,50% 0,50% 6 tháng 7,50% 7,50% 0,50% 0,50% 9 tháng 7,50% 7,50% 0,50% 0,50% 12 tháng 9,50% 9,50% 0,50% 0,50% 24 tháng 10,00% 9,50% - 0,50%

Nguồn: www.mhb.com.vn và www.eximbank.com.vn.

Dựa vào bảng trên, lãi suất tiền gửi thanh toán cả về VND lẫn USD của 2 Ngân hàng cũng không có gì khác biệt, giống với bảng trên, ta thấy lãi suất tiền gửi thanh toán VND kỳ hạn 24 tháng của MHB cao hơn Eximbank. Như vậy lượng khách hàng là doanh nghiệp thanh toán qua MHB nhiều, phần lợi nhuận thu được từ lãi suất tiền gửi thanh toán không nhiều như các loại hình vốn huy động khác nhưng một điều quan trọng là sự tin chọn và quyết định chọn Ngân hàng của khách hàng.

3.2.3.3. Các chứng từ có giá khác.

Phần chứng từ có giá trị hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

Lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá trị = lãi suất ghi trên sổ sách + 0,25%/năm. Lãi suất cho vay chiết khấu giấy tờ có giá = lãi suất ghi trên sổ sách + 0,25%/năm. Sỡ dĩ lượng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán giữa hai Ngân hàng có sự khác nhau là do đâu? Căn cứ vào bảng nguồn vốn và sử dụng vốn ngày 31/12/2012, tuy nguồn vốn huy động từ các hoạt động tiền gửi ít nhưng nguồn vốn đến từ các quỹ và hoạt động kiêu hối, chuyển tiền cụ thể là MHB: 575.897.345 đồng, trong khi quỹ của Eximbank là 4.987.367.839 đồng.

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng, mỗi Ngân hàng có thể mạnh hoạt động riêng cũng như cách huy động đóng góp vào sự hoạt động bền vững của Ngân hàng.

3.3. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn tại MHB – Chi nhánh Sài Gòn.

3.3.1. Các kết quả đạt được.

Trong những giao đoạn 2010 – 2012, hoạt động kinh doanh của MHB – Chi nhánh Sài Gòn nhìn chung có sự tăng trưởng toàn diện. Chỉ duy nhất cá biệt trong năm 2012, các con số có sự sụt giảm nhưng không đáng kế, tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn huy động trong tổng cơ cấu vốn huy động có thể xem là tương đối ổn định. Các mặt chỉ tiêu nhìn chung về cơ bản đều đảm bảo chất lượng và hiệu quả an toàn trong hoạt động. Công tác huy động vốn đã đạt những kết quả như sau :

- Nhìn toàn giai đoạn 2010 – 2012, Chi nhánh đã phát huy hết mức năng lực của mình cũng như tận dụng một cách triệt để các ưu thế hiện có, thể hiện ở chỗ

nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, cá biệt chỉ có trong năm tài chính 2012, nguồn vốn huy động sụt giảm do hậu quả của kinh tế kém phát triển và các rào cản từ trần lãi suất do NHNN quy định cũng như các chính sách về tiền tệ để kiềm chặt lạm phát. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư tương đối ổn định, giúp Chi nhánh có nguồn tiền gửi chi phí thấp, ít biến động hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của Ngân hàng.

- Lãi suất huy động vốn được Ngân hàng sử dụng một cách linh hoạt, nhạy bén, điều chỉnh kịp thời theo hướng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của NHNN. Đảm bảo cho vay có lãi nhưng vẫn khuyến khích tăng trưởng nguồn vốn.

- Năm 2011, MHB tiến hành cổ phần hóa Ngân hàng, bắt đầu cơ cấu lại Ngân hàng theo hướng Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Đây là một bước chuyển mình làm cho MHB nói chung mà Chi nhánh Sài Gòn nói riêng có những thay đổi khác biệt trong phương cách kinh doanh, từ đó làm cơ sở đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Chi nhánh năng động, sáng tạo và không ngừng được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế thị trường.

- Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và thực hiên một cách hiệu quả việc sử dụng vốn, Chi nhánh ngày càng từng bước khẳng định uy tín và vị trí trên thị trường.

3.3.2. Những vấn đề còn tồn đọng.

Huy động vốn chủ yếu là không kỳ hạn và ngắn hạn nên tính ổn định của nguồn vốn không cao, gây hạn chế trong quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó Chi nhánh vẫn chưa thực sự đầu tư phát triển các hình thức huy động vốn trung và dài hạn cũng đã gây ra sự giảm sút trong việc hấp dẫn thu hút khách hàng tiềm năng giao dịch với Chi nhánh.

Chi nhánh đã có nhiều cải tiến song phong cách phục vụ vẫn còn nhiều hạn chế. Trên lĩnh vực thông tin tiếp thị, bộ phận dân cư một phần vẫn chưa thực sự nhận biết đầy đủ về Ngân hàng, trong khi hoạt động Ngân hàng thì có sự hạn chế về mặt thời gian.

Tuy các dịch vụ và sản phẩm đã được đa dạng hóa mạnh nhưng vẫn chưa được triển khai một cách nhanh chóng, đồng bộ, phạm vi sử dụng của khách hàng còn ít. Các dịch vụ đang khai thác vẫn là các dịch vụ truyền thống, chưa tạo được một sự khác biệt trên thị trường.

Do việc cơ cấu lại MHB vẫn đang tiếp tục diễn ra nên còn gặp nhiều trở ngại với phương thức hoạt động mới.

Chương trình hiện đại hóa Ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện và ổn định. Trình độ cán bộ nhân viên đã được nâng lên, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cần tiếp cận và khai thác chương trình công nghệ mới để phục vụ khách hàng. Công tác tiếp thị chưa hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.

Một cách tổng quan, có thể kết luận rằng, Chi nhánh Sài Gòn đã và đang thực hiện khá tốt chức năng huy động vốn. Mức độ tăng trưởng nguồn vốn huy động cũng tương đối ổn định. Thực trạng các năm qua cho thấy, quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tương đối ổn định. Tuy nhiên, ta thấy có sự sụt giảm trong năm 2012, đây là một điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của không riêng gì MHB – Chi nhánh Sài Gòn. Tuy nhiên, một khi kinh tế phát triển chạm đáy thì sau đó sẽ là giai đoạn phục hồi, nên, sự sụt giảm này có thể xem là trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, một yếu đố quan trọng cũng góp phần trong việc kiềm hãm tăng trưởng của nguồn vốn huy động chính là lãi suất huy động cho kỳ hạn dưới 12 tháng được NHNN kiểm soát gắt cao. Trong năm 2013, trần lãi suất là 7,5%.

Bên cạnh, nguồn vốn huy động của Chi nhánh tuy lớn nhưng cơ cấu vẫn chưa thực sự hợp lý, thiếu tính ổn định. Nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhưng luôn biến động, tuy nhiên, tỷ trọng của loại tiền gửi này lại có xu hướng tăng qua các năm; tiền gửi không kỳ hạn tuy có mức tăng ổn định nhưng lại chiếm một tỷ trọng thấp và xu hướng giảm dần qua các năm. Nguồn tiền từ cư dân có mức tương đối ổn định và đang có xu hướng giảm, Chi nhánh cần phải chú trọng vào mảng khách này hơn nữa.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢM PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN.

4.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh.

4.1.1. Định hướng phát triển chung.

Nhiệm vụ đặt ra cho MHB – Chi nhánh Sài Gòn trong thời gian tới là phải tiếp tục triển khai những mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược đổi mới và phát triển hệ thống Ngân hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng củng cố chỗ đứng trên thị trường hoạt động, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mặt hoạt động của Ngân hàng.

Xây dựng các chiến lược kinh doanh rõ ràng, tạo một sự khác biệt lớn đối với các Ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động.

Xây dựng các chính sách, cơ chế, nâng cao việc phòng ngửa rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.

Xây dựng hệ thống quản trị nguồn nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng tay nghề của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện tại cũng như tuyển dụng thêm lực lượng trí thức trẻ mới, năng động, sáng tạo, vững vàng về chuyên môn để tăng thêm năng lực cho Chi nhánh.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

Tiếp tục mở rộng việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động của Ngân hàng, thường xuyên cập nhật các tiến bộ công nghệ vào hệ thống hiện hành.

Xây dựng các chiến lược marketing một cách toàn diện và ấn tượng hơn, đưa hình ảnh của Chi nhánh đến khắp các tổ chức kinh tế cũng như khối dân cư trên địa bàn hoạt động.

Tiếp tục phát triển nhiều hơn các gói sản phẩm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Trong năm 2013, toàn thể cán bộ nhân viên MHB – Chi nhánh Sài Gòn phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh như sau:

- Tăng trưởng hoạt động đầu tư 25%, đạt mức 5.000 tỷ đồng. - Tăng trưởng nguồn vốn huy động 35%, đạt 5.600 tỷ đồng.

Trong đó, thị trường 1 tăng 57%, thì trường 2 tăng 13%. - Doanh số thanh toán quốc tế tăng 85%, đạt 30 triệu USD. - Doanh số thanh toán biên mậu đạt 375,89 tỷ đồng.

- Phát hành mới thẻ 15.000 đến cuối năm 2013.

- Phát hành mạng lưới, thành lập thêm 1 phòng giao dịch, - Lợi nhuận trước thuế đạt 25 tỷ đồng.

4.1.2. Định hướng huy động vốn.

Đứng trước tình hình kinh tế khó khăn của năm 2012 và đầu năm 2013, MHB – Chi nhánh Sài Gòn đã hoạch định 1 số chiến lược như sau:

- Tối ưu hóa thêm các loại hình sản phẩm huy động vốn và tập trung vào đối tượng khách hàng là dân cư.

- Linh hoạt trong cách tính lãi suất, tạo thế cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn do ưu thế đặc trưng của MHB.

- Cắt giảm tỷ trọng vốn nội, tăng tỷ trọng vốn huy động trong cơ cấu tổng nguồn vốn.

- Tăng cường số lượng khách hàng thông qua việc phát hành thẻ.

4.1.3. Các thuận lợi và khó khăn trong việc huy động vốn.

* Các mặt khó khăn.

Nền kinh tế thị trường của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang trong giai đoạn bị đình trệ, lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng khá cao, thu nhập bình quân đầu người giảm, tỷ lệ lạm phát bùng nổ, thị trường bất động sản và chứng khoán gần như tê liệt… Cuộc sống của người dân ngày càng thêm khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tiền nhàn rổi trong xã hội và trực tiếp hình thành rào cản cho việc huy động vốn

Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh mức trần lãi suất huy động vốn với chiều hướng ngày cảm giảm, cụ thể trong năm 2012, trần lãi suất là 8% và tính đến tháng

03/2013, trần lãi suất là 7,50%. Điều này tạo ra một tâm lý khá lớn cho người dân khi quyết định gửi tiết kiệm vào Ngân hàng.

Các sản phẩm của Chi nhánh vẫn đơn thuần là các sản phẩm truyền thống, chưa tạo được sự khác biệt so với các đối thủ.

* Các mặt thuận lợi.

Địa bàn hoạt động của Chi nhánh nằm ngay trung tâm Thành phố, nên các chương trình marketing, quảng bá sản phẩm nếu được đầu tư một cách chuyên nghiệp và bài bản bản sẽ nhanh chóng đến tay khách hàng.

Cơ sở vật chất, trình độ công nghệ được nâng cao để phục vụ cho công việc. Hệ thống tin học với công nghệ cao đã được áp dụng trong toàn Chi nhánh đã tối ưu hóa cho quy trình làm việc về thời gian và hình thức.

Lập trường vững vàng và con đường dẫn dắt sáng suốt của ban lãnh đạo cùng với sự nhiệt tình, hết lòng của tập thể cán bộ nhân viên. Nội bộ các phòng ban, bộ phận đều có sự đoàn kết, nhất trí cao. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được tinh giảm, gọn nhẹ và mang tính khoa học. Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong Chi nhánh đều được nâng cao.

Phương châm làm việc của MHB – Chi nhánh Sài Gòn là “luôn hành động hướng tới khách hàng”. Đây là kim chỉ nam quan trọng tạo nên một nét riêng, độc đáo chỉ duy nhất tồn tại ở Chi nhánh.

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh.

4.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng tương ứng với giai đoạn hiện nay.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cần hiểu rõ về lợi ích của Ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như lợi ích của người gửi tiền. Vì vậy, Ngân hàng cần phải xây dựng chính sách về khách

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)