Phân tích các sản phẩm huy động vốn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 65)

3.2.2.1. Tiền gửi thanh toán.

Đây thực sự là nguồn vốn quan trọng của Ngân hàng, là phương thức huy động vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng nhiều nhất đối với Chi nhánh. Tiền gửi thanh toán với bản chất là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa được sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

58,64% 30,57% 10,79% Năm 2012 Không kỳ hạn Dưới 12 tháng Trên 12 tháng 61,16% 26,52% 12,32% Năm 2010 57,76% 30,43% 11,81% Năm 2011

Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Vốn huy động 3.590.701,70 4.098.343,80 5.798.908,30 5.127.869,90

Tiền gửi của DN 2.863.517,10 2.940.988,60 4.189.456,90 3.824.567,34

Không kỳ hạn 2.439.430,20 2.501.604,90 3.349.875,89 2.978.458,34

Có kỳ hạn 424.086,90 439.383,70 839.989,01 846.109

Tỷ trọng/ Vốn huy

động 79,75% 71,76% 73,54% 75,11%

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.

Biểu đồ 3.4: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được quy mô và tốc độ tăng trưởng của tiền gửi từ Doanh nghiệp, cụ thể là đà tăng trưởng dương qua các năm, đặc biệt có một bước nhảy vọt từ 2010 lên 2011 với tỷ trọng tiền gửi của DN tăng từ 2.940.998,60 triệu đồng lên 4.189.456,90 triệu đồng, mức tăng trưởng gần 140%, một con số khá ấn tượng. Đến năm 2012, tuy mức tiền gửi của DN chỉ còn 3.824.875,34 triệu, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn huy động với 75,11% và tăng gần 3% so với tỷ trọng năm 2011 là 73,54%. Như đã đề cập ở phần trên, tuy con số thực tiền gửi giảm nhưng số lượng khách hàng là các tổ chức Doanh nghiệp và tổ chức xã hội vẫn duy trì sự tăng trưởng gần 10% qua các năm, điều này chứng tỏ MHB – Chi

0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 2009 2010 2011 2012

nhánh Sài Gòn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển sản phẩm huy động vốn từ các đối tượng tiên quyết này. Đây cũng là một kết quả đáng lạc quan trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay nói chung và tình trạng cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên cùng địa bàn nòi riêng khi mà MHB – Chi nhánh Sài Gòn vẫn tồn tại là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa ưu thế này và tận dụng một cách triệt để nguồn vốn chi phí thấp này nhằm đẩy mạnh hoạt động. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nên phát triển, tối ưu hóa và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm – dịch vụ có liên qua như thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay...

Mặt khác, ta thấy tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn lớn hơn so với tiền gửi có kỳ hạn. Con số này dao động trên dưới 80% trong tổng tiền gửi doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ giai đoạn 2011 trở về sau, tỷ trọng này có chiều hướng giảm sút mà cụ thể là vào năm 2011 chiếm 74%, năm 2012 chiếm 75%. Bên cạnh đó, cũng dễ dành nhận thấy tiền gửi có kỳ hạn của DN lại tăng lên một cách khá nhanh, từ con số khoảng 15% trong tỷ trọng, nay nhảy vọt lên gần 25%, mà cụ thể ở năm 2011 và 2012, tiền gửi có kỳ hạn của DN đạt con số tương đương 900.000 triệu đồng.

Nhìn nhận chung từ khía cạnh bản chất của MHB nói chung, tiền thân là một Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước (hiện nay 80% thuộc sở hữu nhà nước) được thành lập với mục tiêu cốt lõi là hoạt động đối với các khách hàng thuộc các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội hay tập trung hơn vào nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đặc biệt là nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này một phần chứng minh được sự ổn định (mang tính sở hữu nhà nước), cạnh tranh (về mục tiêu và đối tượng phát triển khách hàng). Lượng khách là các doanh nghiệp hiện tại và tiềm năng của MHB – Chi nhánh Sài Gòn là rất lớn. Bên cạnh, địa bàn hoạt động chính của MHB – Chi nhánh Sài Gòn là quận 1, nơi tập trung rất nhiều các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp, nên nhu cầu về thanh toán của các doanh nghiệp đặc biệt cao. Trong giai đoạn vừa qua, lượng tiền gửi có kỳ hạn từ các doanh nghiệp luôn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao, tuy nhiên, tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động từ doanh nghiệp thì lại giảm dần và nhường

chỗ cho khoản tiền gửi có kỳ hạn. Doanh nghiệp đã và đang chuyển dần từ hình thức gửi tiền không kỳ hạn (thanh toán) sang gửi tiền có kỳ hạn để hưởng lãi suất (như một cách đầu tư nhàn rỗi không tốn phí).

Vấn đề đặt ra trong thực tế: lượng vốn huy động không kỳ hạn chiếm một tỷ trong rất cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại MHB – Chi nhánh Sài Gòn. Điều này có thể dẫn đến nguy hiểm trong hoạt động của Chi nhánh. Như đã đề cập từ các phần trên, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản vốn huy động với chi phí cực thấp, dễ dàng được Ngân hàng thu hút và đưa vào sử dụng, tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của hình thức tiền gửi này chính là mức độ ổn định. Ngân hàng hoàn toàn không chủ động về việc sử dụng khoản vốn này mà phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng nguồn vốn này thật sự là một vấn đề nguy hiểm cho Ngân hàng, nếu việc quản lý, cân đối nguồn vốn này không được thực hiện một cách triệt để sẽ dẫn đến tính thanh khoản của Chi nhánh bị tuột dốc rất nhanh. Vấn đề này hết sức nhạy cảm và cầ phải được xem xét cân nhắc trong việc cơ cấu lại kết cấu nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận được kết quả mà MHB – Chi nhánh Sài Gòn đã đạt được trong việc thu hút nguồn vốn. Ngân hàng đã xây dựng một kế hoạch huy động vốn và chính sách khách hàng rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho khách hàng trong thanh toán. Mặc dù trong những năm qua, số vốn của các tổ chức kinh tế có phát triển nhưng vẫn chưa cao. Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, vừa tạo sự an toàn, thuận lợi cho khách hàng, vừa tạo được một sự ổn định tiền tệ quốc gia. Doanh thu của Ngân hàng cũng sẽ tăng trưởng nếu các biện pháp thiết thực hơn được Chi nhánh tung ra nhằm thu hút khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các khoản tiền gửi không kỳ hạn.

3.2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm.

Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là một nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư chưa được sử dụng đến đem gửi Ngân hàng để lấy lãi. Thực sự đây là một tiềm năng dồi dào của Ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh.

Bảng 3.6: Tình hình huy động vốn từ dân cư.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Vốn huy động 3.590.701,70 4.098.343,80 5.798.908,30 5.127.869,90 Tiền gửi tiết kiệm 945.940,90 1.006.532,60 1.367.897,50 1.104.246,86 % so với năm

trước 103,64% 106,41% 135,90% (20,27%) Tỷ trọng/ Vốn huy

động 26,34% 24,56% 23,59% 21,53%

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.

Quan sát tổng quan bảng số liệu, cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, bộ phận tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tương đối ổn định nhưng lại có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động qua các năm. Thấy được một cách rõ ràng, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm vào khoảng trên dưới 25% trong cơ cấu, cá biệt năm 2012, tỷ trọng giảm còn 21,53% tương ứng với mức giảm 20,27% - số tiền gửi tiết kiệm là 1.104.246,86 triệu đồng so với 1.367.897,50 triệu đồng của năm 2012. Con số của năm 2012 tương đương con số của năm 2010 là 1.006.532,60 triệu đồng. Trong năm 2012, một điều quan trọng đã diễn ra là sự điều chỉnh trần lãi suất huy động từ NHNN với mức lãi suất tối đa và khoảng 8%/ năm, điều này ảnh hưởng một cách tiêu cực đến tâm lý dân cư trong việc gửi tiết kiệm vào Ngân hàng. Định hướng của NHNN là thay vì dân cư dùng khoản tiền nhàn rỗi đem gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất (một hoạt động kinh doanh sinh lãi không tốn phí) thì sẽ đem khoảng tiền này đi đầu tư vào các tổ chức kinh doanh/ xã hội để tạo lợi nhuận, thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính điều này đã tạo ra một rào cản lớn cho Ngân hàng trong việc huy động loại hình vốn này. Bên cạnh đó, chiều hướng suy giảm của tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn huy động đã cho thấy sự không hoàn thiện trong cách định hướng huy động vốn của MHB – Chi nhánh Sài Gòn. Chi nhánh cần phải đẩy mạnh việc thu hút nhóm tiền gửi này vì độ ổn định cao và tiềm năng của nó cho hoạt động của Ngân hàng.

Bảng 3.7: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TK Không kỳ hạn 5.032,70 0,50% 19.568,78 1.43% 28.776,22 2,61% TK Có kỳ hạn 1.001.499,90 99,50% 1.348.328,72 98,57% 1.075.470,64 97,39% Tổng cộng 1.006.532,60 100% 1.367.897,50 100% 1.104.246,86 100%

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.

Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ta thấy trong nguồn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong kết cấu nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm (từ 0,5% năm 2010 lên 2,61% năm 2012, tương đương gần 5 lần). Một điều dễ hiểu, với khung lãi suất mà NHNN ban hành, người dân sẽ không còn quá đề cao tính khả thi khi gửi tiết kiệm ở Ngân hàng. Một số bộ phận sẽ chuyển từ hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn sang không kỳ hạn nhằm linh hoạt hóa vấn đề sử dụng tiền cho các mục đích như chi tiêu hoặc đầu tư cá nhân, đây là một xu hướng đang phổ biến trong bối cảnh hiện nay. Song song đấy là sự sút giảm về tỷ trọng của khoản tiền gửi có kỳ hạn trong kết cấu tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể từ con số 99,5% năm 2010 xuống còn 97,39% trong năm 2012. Dù con số thực tế của năm 2011 đạt 1.348.328,72 triệu đồng hoặc giảm sụt trong năm 2012 là 1.075.470,64 triệu đồng nhưng phản ánh trong cơ cấu lại sụt giảm về tỷ trọng. Cần phải lưu ý rằng, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ dân cư có một vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở nguồn vốn để cho vay với thời gian tương đối dài, lãi suất cao hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn hay nói cách khác là tính ổn định cao của nguồn vốn. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, mặc dù tình hình kinh tế và mặt bằng lãi suất không được như thời kỳ trước nhưng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn được người dân ưa chuộng hơn, luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm.

Việc mở rộng các hình thức huy động vốn, đa dạng hóa sản phẩm với các tiện ích đi kèm, công tác và phương thức chi trả thuận tiện nhanh chóng kết hợp với uy tính của Ngân hàng cũng có tác động mạnh đến nguồn tiền gửi này. Do đó, để có thể phát triển nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm trong các năm tới, Chi nhánh cần phải giữ vững uy

tín đối với khách hàng, đồng thời có những chính sách phù hợp với thực trạng nền kinh tế, mặt bằng lãi suất hay đặc biệt hơn chính là sự biến động của nguồn vốn này nhằm làm gia tăng về khối lượng và tỷ trọng của nguồn vốn.

3.2.2.3. Các chứng từ có giá khác.

Bảng 3.8: Tình hình huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá.

Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Vốn huy động 3.590.701,70 4.098.343,80 5.798.908,30 5.127.869,90 Chứng từ có giá 143.492,10 150.822,60 241.553,90 199.055,70 Biến động - 7.330,50 90.731,30 (42.498,20) % biến động - 5,11% 60,16% (17,59%) Tỷ trọng/ Vốn huy động 4% 3,68% 4,17% 3,88%

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.

Biểu đồ 3.5: Tình hình huy động vốn từ giấy tờ có giá.

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động (trên dưới 4%). Thấy được qua các năm, tỷ trọng biến động không nhiều. Điển hình là 4% năm 2009, 3,68% năm 2010, 4,17% năm 2011 và trở về 3,88% năm 2012. Một điểm đặc biệt là trong năm 2011, tuy MHB chính thức cổ phần hóa Ngân hàng với hơn 17 triệu

0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 2009 2010 2011 2012 Vốn huy động Chứng từ có giá

cổ phần bán ra nhưng con số cụ thể của MHB – Chi nhánh Sài Gòn không chỉ rõ sự khác biệt.

Đây là nguồn vốn không thường xuyên, lãi suất huy động cao, Ngân hàng chỉ cân nhắc phát hành khi thực sự cần thiết.

3.2.3. Phân tích lãi suất huy động. 3.2.3.1. Tiền gửi dân cư. 3.2.3.1. Tiền gửi dân cư.

Để phân tích lãi suất huy động của mỗi loại sản phẩm huy động, thực hiện việc so sánh lãi suất huy động của MHB – Chi nhánh Sài Gòn với Eximbank – Chi nhánh Sài Gòn, đây là một đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn hoạt động.

Lãi suất huy động của MHB cũng như Eximbank phân thành nhiều hình thức đa dạng, khách hàng có thể tùy chọn giữa nhiều mức lãi suất khác nhau cùng nhiều hình thức tính lãi đầu kỳ, hàng tháng hay cuối kỳ. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, khách hàng còn có thể gửi tiết kiệm tại Ngân hàng với nhiều loại ngoại tệ khác nhau tương ứng một mức lãi suất hấp dẫn. Dẫn chứng cho phần phân tích là là hình thức trả lãi cuối kỳ và loại tiền tệ được chọn là VND và USD, hai loại tiền tệ cơ bản và thông dụng nhất thị trường Việt Nam.

Bảng 3.9: Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Đơn vị tính: %, lãi suất ngày 02/04/2013.

Loại kỳ hạn VND (%/năm) USD (%/năm)

MHB Eximbank MHB Eximbank Không kỳ hạn 1,00% 1,00% 0.20% 0,20% 1 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 2 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 3 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 4 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 5 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 6 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 9 tháng 7,50% 7,50% 2,00% 2,00% 12 tháng 9,50% 9,50% 2,00% 2,00% 24 tháng 10,00% 9,50% - 2,00%

Dựa vào bảng số liệu trên, một cách tổng quát, mặt bằng chung lãi suất của MHB – Chi nhánh Sài Gòn và Eximbank không có gì khác biệt nhau, tuy chỉ có lại suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND kỳ hạn 24 tháng thì tại Chi nhánh khách hàng được lãi lên đến 10%. Điều này tạo nên một sự khác biệt nơi Chi nhánh, làm một sự kích thích gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn dài. Đây là một hướng đi mới, nhằm làm thay đổi về kết cấu tiền gửi tiếm kiệm nói chung và nguồn vốn huy động nói riêng. Nếu trước đây, khi NHNN chưa quy định về trần lãi suất tiền gửi huy động thì tùy vào sức mạnh vốn có và chiến lược của từng Ngân hàng mà sẽ có một mức lãi suất riêng. Trong quá khứ, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của MHB – Chi nhánh Sài Gòn luôn cao hơn Eximbank. Tuy nhiên hiện nay, với trần lãi suất được quy định cụ thể, việc tự do ấn định mức lãi suất huy động là hoàn toàn không thể.

Nhìn nhận chung, khi NHNN ban hành trần lãi suất vào khoảng 7,5%/năm thì các Ngân hàng đều phải tính toán và đưa ra một mức lãi suất hợp lý đảm bảo yêu cầu của NHNN nhưng vẫn thu hút khách hàng, điều này không riêng gì MHB hay Exminbank.

3.2.3.2. Tiền gửi thanh tóan.

Cũng xuất phát từ MHB và Eximbank như trên, tiến hành phân tích lãi suất tiền gửi thanh toán. Đối tượng của nhóm vốn huy động này chủ yếu là các tổ chức về kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 65)