Nghiệp vụ nguồn vốn tại MHB – Chi nhánh Sài Gòn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 52)

3.1.2.1. Huy động vốn từ thị trường 1.

Hoạt động huy động vốn của MHB – Chi nhánh Sài Gòn cũng như nhiều Ngân hàng khác bao gồm cả 2 phạm vi là thị trường 1 và thị trường 2, điều này tạo nên tính linh hoạt trong việc thu hút nguồn vốn từ nhiều nơi cũng như khai thác các khách hàng tiềm năng. MHB – Chi nhánh Sài Gòn trong gian qua đặc biệt chú trọng việc huy động vốn từ thị trường 1.

Công việc điển hình của nghiệp vụ huy động vốn từ thị trường là công tác khảo sát. Thông qua việc khảo sát nhu cầu cũng như nguồn cung ứng vốn (tiền gửi) từ các

cá nhân và tổ chức trong xã hội, MHB – Chi nhánh Sài Gòn mới có thể xây dựng nên những chương trình, chiến lược huy động vốn đối với các nhóm đối tượng khách hàng nhất định.

Việc ấn định mức lãi suất huy động vốn cho các kỳ hạn dưới 12 tháng được thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt queo quy định về trần lãi suất tiền gửi do NHNN ban hành. Cụ thể trong năm 2012, trần lãi suất là 8% và đến tháng 04 năm 2013, trẩn lãi suất giảm về mức 7,50%/ năm. Về lãi suất huy động vốn cho các kỳ hạn trên 12 tháng, dựa vào tình hình thực tế của Ngân hàng và môi trường kinh tế mà ban lãnh đạo sẽ có các quyết định cho từng thời kỳ riêng biệt.

Bộ phận Giao dịch viên có trách nhiệm trực tiếp làm việc với khách hàng về nghiệp vụ. Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn có nhiệm vụ cập nhật liên tục các thông tin quan trọng về lãi suất huy động, tỷ giá, phí cũng như các sản phẩm huy động cốt lõi theo chỉ đạo của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, phòng cũng kết hợp với giao dịch viên thực hiện việc liên lạc với khách hàng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn.

3.1.2.2. Giao dịch vốn điều hòa với Hội sở.

* Nhận vốn điều hòa:

Chí nhánh nhận vốn điều hòa khi Chi nhánh có số dư vốn điều hòa lớn hơn số dư gửi vốn điều hòa tại cùng một thời điểm. Việc này xảy ra khi việc cân đối nguồn vốn của Chi nhánh phát sinh vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động, cần phải có sự hỗ trợ từ Hội sở.

Khi Chi nhánh có nhu cầu sử dụng vốn điều hòa, phòng Kế hoạch và Nguồn vốn thực hiện đúng trình tự và thủ tục theo quy định của Hội sở. Tùy vào tình hình thực tế cân đối nguồn vốn tại Chi nhánh mà Hội sở có quyền đồng ý hoặc từ chối điều vốn. Khi nhận vốn điều hòa từ Hội sở, Chi nhánh phải có trách nhiệm cân đối nguồn vốn để chuyển trả đúng hạn các khoản nhận vốn điều hòa đến hạn. Nếu Chi nhánh không trả vốn điều hòa sẽ chịu mức phí chậm trả theo quy định. Trong trường hợp Chi nhánh không có khả năng trả vốn điều hòa đúng hạn, Chi nhánh làm thủ tục xin nhận vốn điều hòa mới để hoàn trả cho các khoản vốn điều hòa đế hạn. Tùy tình hình

cụ thể nguồn vốn và sử dụng của toàn hệ thống mà Hội sở có thể chấp thuận hoặc từ chối.

* Gửi vốn điều hòa:

Chi nhánh gửi vốn điều hòa khi Chi nhánh có số dư gửi vốn điều hòa cao hơn số dư nhận vốn điều hòa. Chi nhánh sẽ được giao một hạn mức quy định số vốn tối đa Chi nhánh được quyền sử dụng, phần còn lại phải được điều chuyển về Hội sở để cân đối nguồn vốn.

Khi Chi nhánh gửi vốn điều hòa, phòng Kế hoạch và Nguồn vốn thực hiện thủ tục gửi vốn điều hòa theo quy định của Hội sở. Tùy vào cân đối nguồn vốn thực tế tại Chi nhánh mà Hội sở có quyền đồng ý hoặc từ chối nhận gửi vốn điều hòa từ Chi nhánh.

Một điểm lưu ý cho cả nhận và gửi vốn điều hòa là Chi nhánh không được rút hoặc trả vốn trước hạn.

3.1.2.3. Các sản phẩm huy động vốn tại MHB – Chí nhánh Sài Gòn.

* Đối với khách hàng cá nhân:

- Tiền gửi tiết kiệm.

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng đồng VND. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng đồng USD. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng VND. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng USD. + Tiền gửi tiết kiệm người cao tuổi bằng đồng VND. - Tiền gửi.

+ Tiền gửi thanh toán bằng đồng VND. + Tiền gửi thanh toán bằng đồng USD. + Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng VND. + Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng USD.

* Đối với khách hàng doanh nghiệp:

- Tiền gửi.

+ Tiền gửi thanh toán bằng đồng USD. + Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng VND. + Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng USD.

Ngoài ra Chi nhánh còn phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu theo chỉ đạo của cấp trên nhưng quy mô rất ít.

Nhìn chung, MHB – Chi nhánh Sài Gòn đã và đang cung cấp đầy đủ các sản phẩm huy động cơ bản truyền thống, đặc biệt có thêm sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm người cao tuồi, đây là một sản phẩm rất độc đáo và ý nghĩa đối với đối tượng khách hàng là dân cư cao tuổi, lãi suất ưu đãi và được hướng dẫn tại nhà là một điểm riêng mà ít có sản phẩm nào có thể sánh được.

3.1.2.4. Một số các quy trình thực hiện công việc.

Sau khi triển khai chương trình Core Banking từ Intellect, MHB đã tập trung và hoàn thiện lại các quy trình theo một hướng thống nhất và linh hoạt nhất, kết hợp chặt chẽ giữa sự giám sát về mặt con người và hệ thống Core Banking một cách bài bản.

Trong khuôn khổ của chương trình Intellect, MHB đã và đang triển khai cơ bản các quy trình về công tác huy động vốn như sau:

- Quy trình quản lý hồ sơ, thông tin khách hàng (CIF). - Quy trình Giao dịch một cửa.

- Quy trình Nghiệp vụ tiền gửi.

- Quy trình Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá. - Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền.

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp, sẽ tập trung chủ yếu vào quy trình Nghiệp vụ tiền gửi, vì đây là trọng tâm và là hạt nhân của vấn đề. Trong phạm vi cho phép tiếp cận, sẽ dẫn chứng cụ thể về một quy trình cơ bản là tạo lập tài khoản và gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng tiền mặt. Quy trình cụ thể thông qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu mở tài khoản.

Tiếp nhận Giấy đề nghị mở tài khoản hoặc yêu cầu gửi tiền (tiền gửi tiết kiệm) và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định.

Bước 2:Kiểm tra hồ sơ mở tài khoản.

- Đối tượng mở tài khoản. - Giấy đề nghị mở tài khoản. - Các giấy tờ cần thiết khác.

- Nếu hồ sơ chưa đủ/ hợp lệ thì hướng dẫn khách hàng sửa chữa bổ sung. - Nếu hồ sơ đầy đủ/ hợp lệ thì qua chuyển qua bước 3.

Bước 3:Kiểm tra số CIF khách hàng.

GDV tiến hành kiểm tra số CIF của khách hàng trong hệ thống. - Nếu khách hàng đã có số CIF thì tiến hành bước 4.

- Nếu khách hàng chưa có số CIF thì tiến hành khởi cho khách hàng.

Bước 4:Mở tài khoản.

- Dựa trên số CIF đã tạo, GDV tiến hành tạo tài khoản theo quy định. - Sau khi nhập đầy đủ thông tin khách hàng, chuyển bộ hồ sơ của khách hàng qua KSV để kiểm soát.

Bước 5:Kiểm soát và duyệt mở tài khoản.

KSV kiểm soát bộ hồ sơ, đối chiếu với thông tin mà GDV đã nhập.

- Nếu chấp thuận thì ký hồ sơ, duyệt mở tài khoản và chuyển sang bước 6. - Nếu không chấp thuận thì chuyển trả lại bộ hồ sơ cho GDV kèm lý do.

Bước 6:Thông báo số tài khoản cho khách hàng, chuyển mẫu dấu, chữ ký để quét vào hệ thống và lưu hồ sơ khách hạng.

- Trả 1 liên Giấy đề nghị mở tài khoản.

- Lưu trữ hồ sơ khách hàng theo đúng quy định.

Bước 7:Tiếp nhận yêu cầu gửi tiền của khách hàng.

Tiếp nhận giấy yêu cầu gửi tiền của khách hàng hoặc hợp đồng gửi tiền cùng các giấy tờ có liên quan.

Bước 8: Kiểm tra chứng từ gửi tiền của khách hàng.

- Kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố trên giấy yêu cầu gửi tiền. - Tính phí nộp tiền (nếu có).

Bước 9: Thu tiền.

* Thu tiền tại GDV.

- Yêu cầu khách hàng lập bảng kê thu tiền mặt và ký xác nhận. - Trong phạm vi hạn mức cho phép, kiểm đếm tiền mặt theo số ghi trên bảng kê theo đúng quy định. Hạn mức GDV được thực hiện là 50 triệu đồng.

- Trường hợp vượt hạn mức cho phép, chuyển giao dịch qua bộ phận Quỹ để thực hiện.

* Thu tiền tại Quỹ.

- Yêu cầu khách hàng lập bảng kê thu tiền mặt.

- Kiểm đếm tiền theo số ghi trên giấy nộp tiền đúng quy định. - Ký và đóng dấu đã thu tiền lên bảng kê thu tiền.

- Chuyển chứng từ đóng dấu đã thu tiền sang GDV.

Bước 10: Nhập giao dịch.

Căn cứ vào giấy yêu cầu gửi tiền:

- Nhập dữ liệu đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định. - Nhập thu phí (nếu có).

- Nếu trong hạn mức giao dịch thực hiện thì qua bước 12.

- Nếu vượt hạn mức thì ký và chứng từ sang cho KSV duyệt theo bước 11.

Bước 11: Kiểm soát và duyệt giao dịch.

Kiểm soát bộ chứng từ thu tiền mặt và đối chiếu dữ liệu GDV nhập trên máy. - Nếu chấp nhận thì ký trên chứng từ giấy, duyệt giao dịch và chuyển sang

bước 12.

- Nếu không chấp thuận thì từ chối duyệt gia dịch và trả lại chứng từ cho GDV kèm theo lý do.

Bước 12: Cấp thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng.

- Nhập đúng, đầy đủ các trường theo quy định phù hợp với yêu cầu gửi tiền của khách hàng.

- Nhập mục thu phí (nếu có).

Bước 13: Kiểm soát và duyệt giao dịch cấp thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng.

- Kiểm soát và duyệt giao dịch với hồ sơ GDV chuyển sang.

- Nếu chấp thuận thực hiện duyệt giao dịch và chuyển sang bước 14. - Nếu không chấp thuận thì gửi trả lại giao dịch và hồ sơ kèm theo lý do và yêu cầu GDV thực hiện lại.

Bước 14: In, trả chứng từ cho khách hàng và lưu trữ hồ sơ.

- In chứng từ giao dịch, thẻ tiết kiếm, chứng chỉ tiền gửi… ký tên và chuyển sang kiểm soát ký tên, đóng dấu.

- GDV trả tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi cho khách hàng. Đối chiếu, tổng hợp, lưu trữ chứng từ theo quy định.

Nhìn chung ta thấy quy trình của MHB trong khâu quản lý tạo lập tài khoản và kiểm soát quá trình thu tiền gửi kỳ hạn của khách hàng rất chặt chẽ. Từng bước được thực hiện một cách rất bày bản và chuyên nghiệp, việc kiểm soát mức độ chính xác trong khâu chứng từ và kiểm đếm tiền đều tuân thủ một các nghiêm ngặt những quy chuẩn của MHB. Công việc được thực hiện dựa trên sự phối hợp giữa GDV, KSV và chương trình Core Banking đã tạo được một kết quả cao.

3.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Sài Gòn. Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Sài Gòn.

3.2.1. Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động qua các năm. 3.2.1.1. Biến động của nguồn vốn huy động.

Bảng 3.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Thời điểm

2009 2010 2011 2012 Tổng nguồn vốn huy động 3.590.701,70 4.098.343,80 5.798.908,30 5.127.869,90 Mức độ biến động 349.450,01 507.642,10 1.700.564,50 (671.038,40) Tỷ lệ tăng trưởng 109,70% 114,14% 141,49% 88,43%

Biểu đồ 3.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy, nguồn vốn huy động của MHB – Chi nhánh Sài Gòn tăng trưởng qua các năm, tuy chỉ có cá biệt là sụt giảm ở năm 2012. Cụ thể ta thấy từ con số 3.590.701,70 triệu đồng trong năm 2009 tăng lên 4.098.343,80 triệu đồng trong năm 2010 với tỷ trọng tăng trưởng là 14,14%. Đỉnh điểm của tăng trưởng là 5.798.908,30 triệu đồng của năm 2011, tăng 141,49% so với năm 2010. Một con số vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, trong năm 2012, tổng vốn huy động được chỉ còn 5.127.869,90 triệu đồng, giảm gần 22% so với năm 2011 nhưng tăng lên gần 25% so với năm 2010. Điều này là kết quả của 1 năm tài chính khó khăn với diễn biến kinh tế phức tạp và theo chiều đi xuống, NHNN quy định trần lãi suất xuống thấp còn 8%, các thị trường như chứng khoán, bất động sản gần như bị tê liệt, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thu nhập bình quân đầu người giảm, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng quá nhanh… Kinh tế khó khăn kéo theo sự bất ổn trong đời sống. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng đã rất thành công khi duy trì con số nguồn vốn huy động này ở một mức khá cao, bằng tỷ lệ tăng trưởng bình quân. Điều này chứng tỏ, MHB vẫn đủ khả năng đứng vững và phát triển trong tình trạng kinh tế hiện nay.

3.590.701,70 4.098.343,80 5.798.908,30 5.127.869,90 0,00 1.000.000,00 2.000.000,00 3.000.000,00 4.000.000,00 5.000.000,00 6.000.000,00 7.000.000,00 2009 2010 2011 2012

3.2.1.2. Hình thức vốn huy động.

Bảng 3.2: Bảng kết cấu tiền gửi.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Hình thức 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi thanh toán 2.940.988,60 71,76% 4.189.456,90 72,25% 3.824.567,34 74,58% Tiền gửi tiết kiệm 1.006.532,60 24,56% 1.367.897,50 23,59% 1.104.246,86 21,53% Chứng từ có giá 150.822,60 3,68% 241.553,90 4,17% 199.055,70 3,88% Tổng cộng 4.098.343,80 100% 5.798.908,30 100% 5.127.869,90 100%

Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.

Nhìn vào bảng trên, ta thấy được cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh bao gồm: tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp – dân cư, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư và phát hành chứng từ có giá. Trong đó, dễ dàng nhận thấy tỷ trọng của tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 70%), trong đo, tiền gửi không kỳ hạn chiếm phần lớn (trên 87%). Nguồn tiền gửi của doanh nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn và là cơ sở chính cho mọi hoạt động của Ngân hàng vì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất, tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên cần phải lưu ý về tính không ổn định của loại hình huy động này. Nếu như trong giai đoạn từ 2007 – 2009, tỷ trọng của khoản tiền gửi từ doanh nghiệp có chiều hướng giảm nhẹ qua các năm thì qua giai đoạn 2010 – 2012, ta lại thấy, tỷ trọng của loại hình huy động vốn này lại tăng trưởng qua các năm. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy Ngân hàng đang chú trọng việc thu hút nguồn vốn này. Tuy năm 2012, các con số đều sụt giảm do nguyên nhân kinh tế, nhưng trong cơ cấu, vẫn thể hiện sự tăng trưởng trên.

Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh là khoản vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khối dân cư. Nhìn chung, ta thấy tỷ trọng của loại hình vốn là luôn chiếm nhỏ hơn 25% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động và có chiều hướng giảm giần tỷ trọng qua các năm. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần

lớn (hơn 97%) trong cơ cấu của tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, thì tiền gửi từ tiết kiệm cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng do

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)