Toàn hệ thống MHB

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 39 - 44)

Theo định hướng phát triển khi thành lập, MHB chú trọng phát triển danh mục tính dụng cốt lõi là cho vay khách hàng có mục đích sữa chữa, xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh thương mại và dịch vụ, đồng thời cũng tiếp cận các đối tượng khách hàng hoạt động nông nghiệp đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nhóm đối tượng chính yếu được MHB định hướng phát triển chính là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cá nhân hộ gia đình, đặc biệt là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông – ngư nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu. Tính đến năm 2012, tổng dư nợ tín dụng của MHB đã đạt con số 22.954 tỷ đồng, gấp 19 lần khi mới đi vào hoạt động. Năm 2012, vốn và các quỹ của MHB đạt tương đương 3.400 tỷ đồng với tỷ suất an toàn gần 15%.

2.2.2. MHB - Chi nhánh Sài Gòn.

* Huy động vốn:

Huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, người nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kì hạn và không kì hạn tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của MHB.

Phát hành trái phiếu, kì phiếu, tín phiếu theo kế hoạch Chi nhánh cấp trên giao (chỉ tiêu này chiếm một phần rất nhỏ).

Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác để đầu tư cho các chương trình phát triển nhà ở và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch được cấp trên giao.

* Cho vay:

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, xây dựng sữa chữa nhà ở đối với các hộ dân cư trên địa bàn hoạt động.

Cho vay các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu dân cư tập trung, các đơn vị sản xuất, xây dựng nhà ở, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho chương trình phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng trên địa bàn hoạt động.

Cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, ưu tiên đầu tư vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến hàng xuất khẩu.

Cho vay chiết chứng từ có giá, cầm cố bất động sản, cho vay tiêu dùng và các nghiệp vụ kinh doanh khác.

* Một số các nhiệm vụ khác:

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, bảo lãnh, tái bảo lãnh khi được Giám đốc Chi nhánh trên ủy quyền.

Tổ chức, xây dựng mạng lưới đơn vị trực thuộc chi nhánh tại các địa điểm có môi trường kinh doanh thuận lợi, khi được Giám đốc Chi nhánh cấp trên phê duyệt.

Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên Chi nhánh.

2.3. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng.

2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của hệ thống MHB.

Trong cơ cấu tổ chức, Hệ thống có 38 chi nhánh trực thuộc, mỗi Chi nhánh quản lý trung bình 10 Phòng giao dịch, 01 Tổ thu hộ và 01 Quỹ Tiết kiệm.

2.3.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB – Chi nhánh Sài Gòn.

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB – Chi nhánh Sài Gòn.

Trong cơ cấu, Chi nhánh có 13 Phòng giao dịch trực thuộc, 02 Tổ thu hộ chứng khoán và 01 Quỹ tiết kiệm.

Trong phạm vi của khóa luận, chỉ tập trung vào Chi nhánh Sài Gòn nên sẽ đi chi tiết về các vấn đề tại Chi nhánh.

* Phòng kiểm tra nội bộ:

Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra nội bộ, trình Giám đốc phê duyệt và tiến hành kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật. Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động của Chi nhánh.

* Phòng hành chính nhân sự:

Tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc trong việc bố trí điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ. Thực hiện các chế độ chính sách đối với các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Quản lý, bảo quản tài sản của Chi nhánh theo đúng chế độ. Thực hiện công tác lễ tân, bảo vệ và một số các nhiệm vụ khác.

* Phòng kế toán ngân quỹ:

Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, MHB. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ.

* Phòng kinh doanh:

Với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình. Thực hiện các dịch vị cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năng phù hợp. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

* Phòng thanh toán quốc tế:

Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình thức mở L/C, lập các bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thu đổi ngoại tệ.

Thực hiện việc huy động vốn từ các tầng lớp dâm cư, các tổ chức kinh tế trên địa bàn, theo dõi nguồn vốn Ngân hàng huy động báo cáo với Giám đốc và phòng kinh doanh lập kế hoạch huy động và tư vấn cho giám đốc. Tư vấn cho khách hàng, các phòng giao dịch MHB về các vấn đề liên quan đến việc phát hành và thanh toán thẻ tín dụng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)