Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Sài Gòn.
3.2.1. Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động qua các năm. 3.2.1.1. Biến động của nguồn vốn huy động.
Bảng 3.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Thời điểm
2009 2010 2011 2012 Tổng nguồn vốn huy động 3.590.701,70 4.098.343,80 5.798.908,30 5.127.869,90 Mức độ biến động 349.450,01 507.642,10 1.700.564,50 (671.038,40) Tỷ lệ tăng trưởng 109,70% 114,14% 141,49% 88,43%
Biểu đồ 3.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động.
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy, nguồn vốn huy động của MHB – Chi nhánh Sài Gòn tăng trưởng qua các năm, tuy chỉ có cá biệt là sụt giảm ở năm 2012. Cụ thể ta thấy từ con số 3.590.701,70 triệu đồng trong năm 2009 tăng lên 4.098.343,80 triệu đồng trong năm 2010 với tỷ trọng tăng trưởng là 14,14%. Đỉnh điểm của tăng trưởng là 5.798.908,30 triệu đồng của năm 2011, tăng 141,49% so với năm 2010. Một con số vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, trong năm 2012, tổng vốn huy động được chỉ còn 5.127.869,90 triệu đồng, giảm gần 22% so với năm 2011 nhưng tăng lên gần 25% so với năm 2010. Điều này là kết quả của 1 năm tài chính khó khăn với diễn biến kinh tế phức tạp và theo chiều đi xuống, NHNN quy định trần lãi suất xuống thấp còn 8%, các thị trường như chứng khoán, bất động sản gần như bị tê liệt, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thu nhập bình quân đầu người giảm, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng quá nhanh… Kinh tế khó khăn kéo theo sự bất ổn trong đời sống. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng đã rất thành công khi duy trì con số nguồn vốn huy động này ở một mức khá cao, bằng tỷ lệ tăng trưởng bình quân. Điều này chứng tỏ, MHB vẫn đủ khả năng đứng vững và phát triển trong tình trạng kinh tế hiện nay.
3.590.701,70 4.098.343,80 5.798.908,30 5.127.869,90 0,00 1.000.000,00 2.000.000,00 3.000.000,00 4.000.000,00 5.000.000,00 6.000.000,00 7.000.000,00 2009 2010 2011 2012
3.2.1.2. Hình thức vốn huy động.
Bảng 3.2: Bảng kết cấu tiền gửi.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Hình thức 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi thanh toán 2.940.988,60 71,76% 4.189.456,90 72,25% 3.824.567,34 74,58% Tiền gửi tiết kiệm 1.006.532,60 24,56% 1.367.897,50 23,59% 1.104.246,86 21,53% Chứng từ có giá 150.822,60 3,68% 241.553,90 4,17% 199.055,70 3,88% Tổng cộng 4.098.343,80 100% 5.798.908,30 100% 5.127.869,90 100%
Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.
Nhìn vào bảng trên, ta thấy được cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh bao gồm: tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp – dân cư, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư và phát hành chứng từ có giá. Trong đó, dễ dàng nhận thấy tỷ trọng của tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 70%), trong đo, tiền gửi không kỳ hạn chiếm phần lớn (trên 87%). Nguồn tiền gửi của doanh nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn và là cơ sở chính cho mọi hoạt động của Ngân hàng vì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất, tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên cần phải lưu ý về tính không ổn định của loại hình huy động này. Nếu như trong giai đoạn từ 2007 – 2009, tỷ trọng của khoản tiền gửi từ doanh nghiệp có chiều hướng giảm nhẹ qua các năm thì qua giai đoạn 2010 – 2012, ta lại thấy, tỷ trọng của loại hình huy động vốn này lại tăng trưởng qua các năm. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy Ngân hàng đang chú trọng việc thu hút nguồn vốn này. Tuy năm 2012, các con số đều sụt giảm do nguyên nhân kinh tế, nhưng trong cơ cấu, vẫn thể hiện sự tăng trưởng trên.
Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh là khoản vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khối dân cư. Nhìn chung, ta thấy tỷ trọng của loại hình vốn là luôn chiếm nhỏ hơn 25% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động và có chiều hướng giảm giần tỷ trọng qua các năm. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần
lớn (hơn 97%) trong cơ cấu của tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, thì tiền gửi từ tiết kiệm cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng do đặc tính ổn định cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cho Ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm một tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy MHB – Chi nhánh Sài Gòn vẫn chưa thực tạo được sự thu hút trong việc huy động tiền gửi từ dân cư. Do đó, Chi nhánh cần phải tiếp tục đưa ra nhiều hình thức sản phẩm và chiến lược kinh doanh hơn nữa, tập trung phát triển hình thức huy động vốn vào tầng lớp dân cư vì đây là nguồn tiền gửi tiết kiệm chủ yếu.
Nguồn vốn từ phát hành chứng từ có giá của Chi nhánh chiếm tỷ trọng khá nhỏ (khoảng 4%). Trong năm 2011, MHB đã cổ phần hóa thành công với 17,74 triệu cổ phiếu, nên tỷ trọng từ việc phát hành giấy tờ có giá tại Chi nhánh năm 2011 có phần tăng trưởng nhưng không nhiều vì đây không phải là mục tiêu mà Chi nhánh hướng đến. Đặc trưng của loại hình huy động vốn này là chi phí huy động cao, nhưng Ngân hàng có thể chủ động về mặt lãi suất, thời hạn. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư trung và dài hạn. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng nên chú trọng phát triển nguồn vốn này để có thể chủ động trong đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn tại địa phương.
Nhìn chung, ta thấy kết cấu tiền gửi tại MHB – Chi nhánh Sài Gòn tập trung chủ yếu ở tiền gửi thanh toán. Đây là khoảng tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, khía cạnh bất cập của khoản vốn huy động này chính là tính không ổn định của vốn biểu hiện qua khoản không thể chủ động về thời gian sử dụng vốn. Điều này ảnh hường rất lớn đến khả năng thanh toán hay tính thanh khoản của Ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn vào các hoạt động của mình. Tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm một tỷ trọng khá thấp trong kết cấu, khoản vốn này tuy chi phí Ngân hàng phải trả cao nhưng với mặt bằng trần lãi suất được quy định như hiện nay là khá thấp so với trong quá khứ, vấn đề chi phí có thể một phần được giải quyết. Tính ổn định của khoản vốn này rất cao đặc biệt đối
với các khoản huy động trung và dài hạn. Cần phải tập trung hơn nữa trong việc thu hút các khoản vốn này và chuyển dịch kết cấu dần sang nguồn vốn từ gửi tiết kiệm.
3.2.1.3. Cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động.
Đơn vị tính: Triệu đồng. Hình thức 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 1.609.451,40 27,75% 1.303.302,56 25,42% Doanh nghiệp 4.189.456,90 72,25% 3.824.567,34 74,58% + Thị trường 1 4.031.189,16 69,52% 3.433.435,18 66,96% + Vốn khác 158.267,74 2,73% 391.132,16 7,63% Tổng nguồn vốn huy động 5.798.908,30 100% 5.127.869,90 100%
Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của năm 2011 và năm 2012.
Từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB – Chi nhánh Sài Gòn, vốn huy động từ doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng cao và tăng trưởng dần qua các năm, cụ thể là con số 4.189.456,90 triệu đồng tương ứng 72,25% trong năm 2011, tu nhiên, trong năm 2012, dưới tác động của kinh tế xấu và các yếu tố vĩ mô, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp giảm xuống còn 3.824.567,34 triệu đồng nhưng lại tăng về tỷ trọng lên 74,58%. Trong đó, ta thấy nguồn vốn từ thị
27,75%
72,25%
Năm 2011
Cá nhân Doanh nghiệp
25,42%
74,58%
trường 1 chiếm tỷ trọng trên 95% trong cơ cấu vốn từ doanh nghiệp và trên 65% trên toàn cơ cấu nguồn vốn huy động.
Về phần vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng xấp xỉ 25% trong tổng cơ cấu vốn huy động. Cụ thể con số 1.609.451,40 triệu đồng chiếm 27,75% trong cơ cấu và giảm xuống còn 1.303.302,56 triệu đồng, chiếm 25,42% trong cơ cấu.
Với trần lãi suất hiện nay do NHNN quy định thì bộ phận dân cư về cơ bản, tâm lý sẽ không ưu đãi về lựa chọn gửi tiền vào Ngân hàng, do đó, về tỷ trọng vốn huy động từ dân cư sẽ có xu hướng giảm dần theo thời gian. Cơ cấu vốn huy động từ doanh nghiệp cao chứng tỏ, MHB đã và đang rất thành công trong công tác huy động vốn đối với nhóm đối tượng khách hàng này.
3.2.1.4. Kỳ hạn vốn huy động.
Bảng 3.4: Kết cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn.
Đơn ví tính: Triệu đồng
Kỳ hạn 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Không kỳ hạn 2.506.637,60 61,16% 3.349.467,89 57,76% 3.007.234,56 58,64% Dưới 12 tháng 1.086.933,60 26,52% 1.764.557,45 30,43% 1.567.345,76 30,57% Trên 12 tháng 504.772,60 12,32% 684.882,96 11,81% 553.289,58 10,79% Tổng cộng 4.098.343,80 100% 5.798.908,30 100% 5.127.869,90 100%
Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.
Tiền gửi không kỳ hạn: tiền gửi này được huy động chủ yếu từ các tổ chức kinh tế xã hội, doanh nghiệp, thực chất là khoản tiền nhàn rỗi có tính linh động cao trong thanh toán đối với các doanh nghiệp khi gửi ở Ngân hàng, ngoài ra còn huy động từ các nguồn khác như các tổ chức tín dụng, dân cư (không đáng kể). Loại hình tiền gửi này luôn chiếm một tỷ trọng nhất định trên 55% mà cụ thể vào cuối năm 2012 là 58,64%, tuy nhiên, đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Như đã và đang kề cập xuyên suốt, tình hình kinh tế khó khăn chính là rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp, chi phí đầu vào tăng trong khi tình hình tiêu thụ hàng hóa lại rất chậm, điều này gây nên trạng thái thiếu hụt tiền mặt trong đa số các doanh nghiệp, phá vỡ kế
hoạch lý thuyết. Từ đó số lượng tiền gửi vào để chi thanh toán giảm sút. Tuy nhiên không vì lượng tiền gửi vào giảm có nghĩa là lượng khách hàng giảm. Theo con số ghi nhận của MHB – Chi nhánh Sài Gòn thì số lượng khách hàng gửi tài khoản tiền gửi giao dịch ngày càng tăng, con số tăng trưởng số lượng tài khoản mở hàng năm thêm ở loại hình vốn này là gần 10%/ năm. Số lượng khách hàng tăng là một lợi thế to lớn của Ngân hàng do những người gửi tiền hiện tại sẽ là những người vay vốn tiềm năng vì tính không khớp nhau về thời gian giữa lượng tiền thu về và nhu cầu vốn cho đầu tư, dự trữ vật tư, mở rộng sản xuất.
Thông qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện tốt thanh toán bù trừ dưới sự chủ trì của NHNN nên chất lượng thanh toán dần được nâng cao, rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng:đây là loại tiền rất nhạy cảm với lãi suất do thời gian nhàn rỗi khá dài, khách hàng đã kế hoạch hóa cụ thể từ trước khi quyết định gửi vào Ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có cơ cấu cao, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 30%, cụ thể trong năm 2012 chiếm 30,57%. Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy, tỷ trọng của loại hình tiền gửi này tăng qua các năm, có xu hướng chững lại trong giai đoạn sau 2012. Tuy con số cụ thể của năm 2012 là 1.567.345,76 triệu đồng, thấp hơn so với của năm 2011 là 1.764.557,45 triệu đồng, nhưng về mặt cơ cấu, vẫn đảm bảo tính ổn định. Sự sụt giảm ở con số thực tế là do mặt bằng lãi suất tiền gửi được NHNH điều chỉnh lại, gây một phần tâm lý cho khách hàng khi quyết định gửi tiền. Sự tăng trưởng về tỷ trọng là một dấu hiệu tương đối tốt, có được là do MHB – Chi nhánh Sài Gòn bước đầu thực hiện đa dạng hóa các loại kỳ hạn gửi tiền và hình thức trả lãi phong phú (trả lãi trước, trả lãi sau). Trong khoản tiền này, dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng liên tục (trên 95%), tiếp theo là các tổ chức tín dụng nhưng mức độ ổn định không cao. Các tổ chức kinh tế xã hội chủ yếu gửi tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để linh hoạt trong hoạt động của tổ chức.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng:tiền gửi có kỳ hạn dài của Chi nhánh có quy mô và cơ cấu nhỏ, dao động trên dưới 11%, cụ thể năm 2012 là 10,79%. Nhìn nhận
chung, ta thấy về cả con số thực và tỷ trọng của loại tiền gửi này giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ Chi nhánh chưa thực sự chú trọng việc mở rộng thu hút các đối tượng tiền gửi này, một phần vì lãi suất (chi phí chi trả) khá cao, một phần vì người dân, dưới sự điều chỉnh lại suất từ NHNN đưa về gần 8%/ năm cũng chọn cách gửi tiết kiệm theo kỳ hạn dưới 12 tháng nhằm dễ linh hoạt hơn. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải chú ý về tính ổn định cao của loại hình tiền gửi này đến hoạt động của Ngân hàng mà điều chỉnh các chiến lược huy động vốn trong tương lại.
Biểu đồ 3.3: Kết cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn qua các năm.
3.2.2. Phân tích các sản phẩm huy động vốn tại Ngân hàng. 3.2.2.1. Tiền gửi thanh toán. 3.2.2.1. Tiền gửi thanh toán.
Đây thực sự là nguồn vốn quan trọng của Ngân hàng, là phương thức huy động vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng nhiều nhất đối với Chi nhánh. Tiền gửi thanh toán với bản chất là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa được sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
58,64% 30,57% 10,79% Năm 2012 Không kỳ hạn Dưới 12 tháng Trên 12 tháng 61,16% 26,52% 12,32% Năm 2010 57,76% 30,43% 11,81% Năm 2011
Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Vốn huy động 3.590.701,70 4.098.343,80 5.798.908,30 5.127.869,90
Tiền gửi của DN 2.863.517,10 2.940.988,60 4.189.456,90 3.824.567,34
Không kỳ hạn 2.439.430,20 2.501.604,90 3.349.875,89 2.978.458,34
Có kỳ hạn 424.086,90 439.383,70 839.989,01 846.109
Tỷ trọng/ Vốn huy
động 79,75% 71,76% 73,54% 75,11%
Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn MHB – Chi nhánh Sài Gòn.
Biểu đồ 3.4: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp.
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được quy mô và tốc độ tăng trưởng của tiền gửi từ Doanh nghiệp, cụ thể là đà tăng trưởng dương qua các năm, đặc biệt có một bước nhảy vọt từ 2010 lên 2011 với tỷ trọng tiền gửi của DN tăng từ 2.940.998,60 triệu đồng lên 4.189.456,90 triệu đồng, mức tăng trưởng gần 140%, một con số khá ấn tượng. Đến năm 2012, tuy mức tiền gửi của DN chỉ còn 3.824.875,34 triệu, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn huy động với 75,11% và tăng gần 3% so với tỷ trọng năm 2011 là 73,54%. Như đã đề cập ở phần trên, tuy con số thực tiền gửi giảm nhưng số lượng khách hàng là các tổ chức Doanh nghiệp và tổ chức xã hội vẫn duy trì sự tăng trưởng gần 10% qua các năm, điều này chứng tỏ MHB – Chi
0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 2009 2010 2011 2012
nhánh Sài Gòn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển sản phẩm huy động vốn từ các đối tượng tiên quyết này. Đây cũng là một kết quả đáng lạc quan trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay nói chung và tình trạng cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên cùng địa bàn nòi riêng khi mà MHB – Chi nhánh Sài Gòn vẫn tồn tại là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải đẩy mạnh