KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 K ết luận chính

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm portal office trong công tác của nhân viên tại tổng công ty công nghiệp sài gòn (Trang 91 - 96)

Nghiên cứu này sử dụng mô hình TAM2 được công bố bởi Venkatesh & cộng sự

(2003) có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn. Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu có 8 yếu tố, bao gồm: 1) chuẩn chủ quan, 2) vị

thế xã hội, 3) tương quan công việc, 4) minh chứng kết quả, 5) chất lượng đầu ra, 6) nhận thức lợi ích mang lại khi sử dụng Portal Office, 7) nhận thức tính khả dụng và 8)

ý định sử dụng phần mềm Portal Office. Mô hình điều chỉnh sau cùng gồm có 7 yếu tố, trong đó yếu tốTương quan công việc được gom nhóm chung với yếu tố Nhận thức lợi ích mang lại khi sử dụng Portal Office.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất phân lớp theo tỉ lệ. Kích cỡ

mẫu được chọn để khảo sát là 150. Thang đo sử dụng trong phiếu khảo sát là thang đo

Likert 5 mức độ. Trong phiếu khảo sát, có tất cả 24 biến quan sát được ghi ở dạng câu hỏi đóng.

Kết quảphân tích độ tin cậy của các thang đo đều đạt trên 0.5 khi phân tích lần 1.

Thang đo Chuẩn chủ quan bị loại 2 biến quan sát không đạt yêu cầu đó là CCQ1 và CCQ2. Sau khi loại biến, tác giả chạy lại phân tích độ tin cậy, tất cảcác thang đo đều

đạt trên 0.8 và đủđiều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kết quả phân tích nhân tố khám EFA lần 1 rút ra được 5 nhóm nhân tố, tuy nhiên khi tiếp tục phân tích CFA đối 5 nhóm nhân tố này thì kết quả cho thấy 5 nhóm nhân tốnày không đạt (CMIN/df > 3; CFI, TLI < .09). Tác giả thực hiện phân tích EFA lần 2, kết quả cho ra được 6 nhóm nhân tố, đó là 1) chuẩn chủ quan 2) vị thế xã hội, 3) minh chứng kết quả, 4) chất lượng đầu ra. 5) nhận thức tính khả dụng và 6) nhận thức lợi ích mang lại khi sử dụng Portal Office. Tác giả cũng phân tích EFA đối với biến quan sát thuộc ý định sử dụng Portal Office, kết quả rút ra được 1 nhóm nhân tố làm

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA đối với 6 nhóm nhân tố trên cho kết quả phù hợp với dữ liệu thu thập được, thể hiện qua chỉ số CMIN/df < 3; CFI, TLI > 0.9.

Sau khi phân tích nhân tố khẳng định CFA, tác giả tiếp tục phân tích mô hình cân bằng cấu trúc SEM. Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình lý thuyết điều chỉnh phù hợp với dữ liệu thực tế. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận hầu hết, riêng giả thuyết H3 và H7 bị bác bỏ.

5.2. Hàm ý qun tr

Dựa theo nhu cầu của Ban Lãnh đạo cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành Tổng Công ty Công nghiệp Sài gòn, phần mềm Hệ thống thông tin quản lý điều hành Portal Office được lựa chọn đưa vào sử dụng thử nghiệm cho toàn thể nhân viên tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn và các đơn vị trực thuộc nhằm hỗ trợ cấp Lãnh đạo và các cấp quản lý có thể quản lý chỉ đạo các thông tin, văn

bản, lịch làm việc, thông tin nhân sựcũng như các báo cáo cá nhân, phòng ban để từ đó có thể hỗ trợ phòng Nhân sự tính các chỉ số KPI (đánh giá hiệu quả nhân sự qua công việc);

Dựa vào các kết quảtìm được từchương 4, tác giảđề xuất một số hàm ý quản trị cho ban lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn như sau:

5.2.1 Chấp nhận tiếp tục đầu tư và sử dụng phần mềm Portal Office trong công tác quản lý điều hành tác nghiệp của nhân viên công tác quản lý điều hành tác nghiệp của nhân viên

Phần mềm hệ thống thông tin quản lý điều hành Portal Office đã được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng và chứng tỏ được khả năng xử lý dữ liệu lớn cũng như khả năng tùy biến các chức năng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.

Có nhiều nguyên nhân được liệt kê cho từng kết quả, nhưng hầu hết các cấp lãnh

đạo quản lý, nhân viên tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn đều mong muốn lựa chọn sử dụng phần mềm Portal Office cho công việc của họ. Và đây cũng là lý do

5.2.2. Đối với nhận thức lợi ích:

Kết quả trọng số hồi quy trong mô hình SEM của yếu tố nhận thức lợi ích là 0.158 rất thấp so với các yếu tố còn lại. Do đó đểlàm gia tăng trọng số của yếu tố nhận thức lợi ích đối với ý định sử dụng, tác giảđề xuất:

- Gia tăng ảnh hưởng từ yếu tố chuẩn chủ quan và vị thế xã hội đối với yếu tố

nhận thức lợi ích: các cấp lãnh đạo thường xuyên đôn đốc, khuyến kích nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn công việc của họ, đề xuất những mục tiêu khen thưởng công khai cá nhân hoặc phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao qua việc ứng dụng phần mềm Portal Office. Để nhân viên cảm nhận họ được cấp trên tin tưởng cũng như trọng dụng hơn và họ nhận thấy sử dụng phần mềm Portal Office trong công việc là đúng đắn.

- Củng cốảnh hưởng từ yếu tố minh chứng kết quảđối với yếu tố nhận thức lợi

ích: Đội ngũ IT tập trung tổ chức các buổi đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm Portal Office vào nghiệp vụ của họ, cho họ thấy rõ mối liên kết giữa nhập dữ liệu và kết quảđạt được từ việc xử lý qua phần mềm để có những báo cáo chính xác cho cấp trên cũng như cung cấp số liệu báo cáo cho đồng nghiệp.

- Ngoài việc sử dụng các mảng chính (quản lý công văn, quản lý công việc, quản lý lịch công tác, quản lý tài nguyên văn phòng) để xử lý các công việc trên phần mềm Portal Office thì Lãnh đạo tổ chức diễn đàn chúc mừng sinh nhật các nhân viên trong tháng thông qua mảng nhắc nhở sự kiện sinh nhật trong phần mềm cũng như cập nhật các thông tin về khen thưởng nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tháng, các tin tức hoạt động của Tổng Công ty… từ đó có thể đa dạng hóa các ứng dụng trong phần mềm và khai thác hết tính năng của phần mềm, cũng như để nhân viên có cảm hứng hơn khi

còn lại. Do đó để làm gia tăng trọng số của yếu tố nhận thức tính khả dụng đối với ý

định sử dụng, tác giảđề xuất:

- Lập chuyên mục “Góp ý” thông qua phần mềm để lấy ý kiến đóng góp của các nhân viên về việc sử dụng phần mềm Portal Office. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập chuyên mục “Sáng tạo” thông qua phần mềm đểkhơi gợi nguồn sáng tạo và cải tiến phần mềm của nhân viên qua việc sử dụng phần mềm Portal Office. - Thường xuyên cải tiến các chức năng của phần mềm phù hợp hơn với nhu cầu của nhân viên nhằm mang lại tính dễ sử dụng phần mềm để từđó làm gia tăng năng suất, hiệu quả công việc từ nhân viên.

- Mở rộng thêm chức năng tự động tính chỉ số KPI cho từng nhân viên (hiệu quả công việc) cũng như xét thi đua khen thưởng cuối năm nhằm hỗ trợ phòng nhân sự có thể dựa vào các yếu tốđể thực hiện tự động hóa các quy trình xét

lương thưởng nhân viên một cách công bằng và minh bạch.

5.3. Hn chế của đề tài và hướng nghiên cu tiếp theo

Do nguồn lực thời gian, kinh nghiệm, chi phí có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những hạn chế. Tác giả xin liệt kê các hạn chế sau đây và mong rằng những hạn chế này sẽ là hướng đi tiếp theo cho các tác giả kế tiếp sử dụng nghiên cứu này khi nghiên cứu các vấn đề xoay quanh mô hình Chấp nhận công nghệ 2 (TAM2).

- Cỡ mẫu còn nhỏ (n = 148). Đối với phân tích mô hình cân bằng cấu trúc SEM cần đòi hỏi một lượng mẫu lớn, thông thường là trên 200 mẫu. Mô hình TAM2 vốn dĩ là một mô hình hồi quy đa biến cho nên phân tích SEM được cho là tối ưu hơn (Venkatesh & cộng sự, 2003). Hơn nữa, tác giả áp dụng công thức 5 mẫu x 1 biến quan sát, đối với nghiên cứu này số mẫu đo lường một biến quan sát còn thấp. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo đề nghị nên lấy mẫu lớn hơn, sử dụng công thức 10 mẫu x 1 biến quan sát.

- Nghiên cứu chưa đề cập đến sự khác biệt giữa các biến định tính (nhân khẩu học) và biến ý định sử dụng phần mềm Portal Office của nhân viên trong Tổng công ty. Vì mục đích của nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá

mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng Portal Office chứ chưa xem xét sự khác biệt của biến định tính đến ý định sử dụng. Vì vậy, các nghiên cứu kế tiếp nên lưu ý vấn đề này.

- Nghiên cứu chỉ thực hiện tại một doanh nghiệp duy nhất. Nghiên cứu này tác giả thực hiện tại Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn và các đơn vị trực thuộc. Đối với các doanh nghiệp khác thì các yếu tốảnh hưởng đến ý định sử

dụng Portal Office sẽkhác đi vì đặc thù doanh nghiệp. Do vậy, để nghiên cứu về TAM2 mang tính tổng quát hóa cao hơn, các nghiên cứu sau về vấn đề này cần mở rộng ra hơn một doanh nghiệp, và mở rộng ra hơn các loại hình doanh nghiệp, không chỉ bó gọn trong doanh nghiệp nhà nước.

TÀI LIU THAM KHO TÀI LIU THAM KHO TING VIT

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm portal office trong công tác của nhân viên tại tổng công ty công nghiệp sài gòn (Trang 91 - 96)