2 Nguyên văn: “…negative perceptions regarding privacy and security increase in conjunction with levels
2.5. Các khái niệm nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1 Chu ẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan được đề cập trong Thuyết hành vi dự định P2F
3
P
của Ajzen năm
1991. Trong lý thuyết này Ajzen đã định nghĩa chuẩn chủ quan là “việc một cá nhân cảm thấy bị thôi thúc, bị áp lực phải thực hiện hay không thực hiện một hành vi bởi các yếu tố xã hội (Ajzen, 1991)”. Chuẩn chủ quan bao gồm hai yếu tố cấu thành đó là
(i) sự kỳ vọng về các ý kiến phát ra từ người khác và (ii) mức độ mà cá nhân đó có khuynh hướng đồng ý hay không đồng ý các ý kiến đó (Ajzen, 1975). “người khác” mà trong lý thuyết trên nói đến đó là người thân, gia đình, bạn bè, hay đồng nghiệp. Trong nghiên cứu của Hu & cộng sự (2003) đề cập đến yếu tố chuẩn chủ quan như
sau: “trong một tổ chức xã hội [trường học], quyết định sử dụng phần mềm PowerPoint trong giảng dạy của giáo viên bị ảnh hưởng bởi những lời đề nghị, ý kiến của người khác. Vì phần lớn, họ có xu hướng gắn chặt vào tổ chức nơi họ đang công tác, đồng nghĩa với việc những dựđịnh, quyết định của họđều ít nhiều bịtác động (Hu & cộng sự, 2003)”. Trong nghiên cứu này, đối tượng khảo sát là nhân viên đang làm
việc tại Tổng công ty lẽ đương nhiên sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những bạn đồng nghiệp, cấp trên chung phòng ban hay toàn bộ công ty cho nên ý định hành vi của họ
sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các đối tượng đó. Do đó, xét thấy vai trò của chuẩn chủ quan
đến ý định hành vi nên tác giả xây dựng giả thuyết như sau:
H1a: chuẩn chủ quan có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mang lại từ
việc sử dụng Portal Office của nhân viên.
H1b: chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi sử dụng phần mềm Portal Office của nhân viên.