Thuyết hành vi dự định: Theory of Planned Behavio r TPB

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm portal office trong công tác của nhân viên tại tổng công ty công nghiệp sài gòn (Trang 42 - 47)

tinP3F

4

Pnăm 1991. Qua đó, nhóm tác giảđịnh nghĩa vị thế xã hội là “việc sử dụng các tiến bộ công nghệ được nhìn nhận là có thể mang lại, hay thể hiện hình ảnh, vị thế xã hội của cá nhân sử dụng nó (Moore & Benbasat, 1991, trang 195)”. Điều đó có nghĩa là

nếu một cá nhân trong một tổ chức sử dụng công nghệ thì việc này sẽ khiến anh ta cảm thấy mình có “chỗ đứng” trong mắt đồng nghiệp hơn, hay chí ít là anh ta không bị đồng nghiệp gán cho cái mác là “khác thường”, “ngược lại sốđông”.

H1c: chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến vị thế xã hội.

H2: Vị thế xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mang lại từ việc sử dụng Portal Office của nhân viên.

2.5.3. Tương quan công việc

Venkatesh & Davis (2000, trang 191) định nghĩa tương quan công việc là “nhận thức của cá nhân đối với việc sử dụng công nghệ mà anh ta cho rằng nó phù hợp với công việc anh ta đang làm”. Theo nhóm tác giả, khi sử dụng một hệ thống nào đó một cá nhân phải tìm hiểu xem rằng hệ thống đó có phù hợp với công việc mà anh ta đang

thực hiện hay không và nó có giúp ích gì cho họ trong việc tạo ra kết quả hay không.

Do đó sự tương quan giữa công việc và hệ thống công nghệ có ảnh hưởng đến nhận thức lợi ích mà hệ thống đó mang lại của một cá nhân rất rõ rệt. Nghiên cứu của Hu & cộng sự(2003) đã xác định sựtương quan công việc có ảnh hưởng rất mạnh đến nhận thức lợi ích mà ứng dụng công nghệ mang lại, cụ thể là ứng dụng phần mềm PowerPoint cung cấp tiện ích trong việc soạn bài giảng, trình chiếu trong lớp học. Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng để bắt đầu sử dụng hệ thống ứng dụng Portal Office cho công việc thì nhân viên của công ty cần phải nhận thức đầy đủ về lợi ích mà phần mềm này mang lại từ đó hình thành nên ý định sử dụng chúng. Giả thuyết

được xây dựng như sau:

H3: Tương quan công việc ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mang lại từ việc sử dụng Portal Office của nhân viên.

Chất lượng đầu rađược hiểu là chất lượng thực hiện công việc, tác vụ bằng hệ

thống công nghệ. Sau khi nhận thức được sựtương quan giữa công việc cần thực hiện và hệ thống công nghệ phù hợp, cá nhân tiếp tục đánh giá xem liệu rằng sử dụng hệ

thống này có đem lại kết quả khả quan hay không. Trong mô hình TAM2 (Venkatesh & Davis, 2000), nhóm tác giả đã chỉ ra rằng chất lượng đầu ra có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mang lại từ công nghệ. Trong nghiên cứu của mình, tác giả

kỳ vọng rằng chất lượng đầu ra sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mà Portal Office mang lại khi nhân viên sử dụng nó. Cho nên, tác giả xây dựng giả thuyết:

H4: Chất lượng đầu ra ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mang lại từ

việc sử dụng Portal Office của nhân viên.

2.5.5. Minh chứng kết quả

Khái niệm minh chứng kết quả được Moore & Benbasat (1991, trang 203) định

nghĩa là “sự hữu hình hóa các kết quả của việc sử dụng công nghệ”P4F

5

P

, hàm ý rằng các kết quả sau khi sử dụng công nghệ [vào mục đích công việc] phải quan sát được. Một cá nhân chỉ hình thành nhận thức về các lợi ích mang lại từ việc sử dụng công nghệ

nếu anh ta quan sát được đầu ra kết quả công việc đúng như mong đợi. Nhân viên tại tổng công ty chỉ hình thành nhận thức về các lợi ích phần mềm Portal Office mang đến khi họ quan sát thấy được kết quả công việc [sau khi sử dụng] khảquan, gia tăng đúng như họmong đợi. Từđó tác giảđề xuất giả thuyết:

H5: Minh chứng kết quảảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mang lại từ

việc sử dụng Portal Office của nhân viên.

2.5.6. Nhận thức các lợi ích mang lại từ công nghệ

Nhận thức các lợi ích mang lại từ công nghệ là khái niệm được Davis & cộng sự (1989, trang 985) sử dụng trong mô hình TAM và được định nghĩa là “sự nhận thức của một cá nhân cho rằng khi sử dụng một hệ thống công nghệ nhất định sẽ gia tăng

lợi ích cho công việc của anh ta”. Rất nhiều nghiên cứu trước đó đã chi ra rằng nhận thức lợi ích mang lại từ công nghệảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi của cá nhân khi sử dụng công nghệ đó vào công việc, mua sắm… như nghiên cứu của Hu & cộng

sự (2003), Ong & cộng sự (2004), Reimenschneider & cộng sự (2003), Schroff & cộng sự (2011), Venkatesh & Davis (2000), Hoàng Quốc Cường (2010), Bùi Thanh Tráng (2014). Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng nhận thức lợi ích mang lại từ hệ thống càng cao thì sẽảnh hưởng lớn đến ý định sử dụng phần mềm Portal Office trong công tác của nhân viên công ty. Giả thuyết được xây dựng như sau:

H6: Nhận thức các lợi ích mang lại từ phần mềm Portal Office ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng phần mềm này của nhân viên.

2.5.7. Nhận thức tính khả dụng

Nhận thức tính khả dụng được Davis & cộng sự (1989, trang 985) định nghĩa

là “kỳ vọng của cá nhân khi sử dụng công nghệ không đòi hỏi nhiều nỗ lực để thực hiện, hoặc sự nỗ lực rất ít”. Nói một cách khác, khi các yếu tố khác không đổi (hay

như nhau) thì nỗ lực, hay sự tiếp cận công nghệ càng dễ dàng thì năng suất, kết quả

công việc, tác vụcàng được nâng cao (Venkatesh & Davis, 2000). Các nghiên cứu [đã

liệt kê ởtrên] đều minh chứng rằng nhận thức tính khả dụng có mối quan hệđồng biến mạnh mẽ với ý định sử dụng công nghệ. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng nhận thức tính khả dụng có ảnh hưởng cùng chiều với ý định sử dụng phần mềm Portal Office của nhân viên. Do đó tác giả xây dựng giả thuyết:

H7: Nhận thức tính khả dụng ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng phần mềm Portal Office của nhân viên.

Bên cạnh đó, theo Davis & cộng sự (1989) trong mô hình TAM nguyên thủy nhận thức tính khả dụng còn ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mang lại từ

công nghệ và được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên cứu trước như Ong & cộng sự

(2004), Hu & cộng sự (2003), Venkatesh & Davis (2000), Schroff & cộng sự (2011).

Điều đó thể hiện một điều là khi một cá nhân nhận thấy sử dụng một công nghệ, phần mềm, ứng dụng nào đó dễ dàng, không đòi hỏi nhiều kỹ năng, thao tác thì nhận thức này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức lợi ích mà công nghệ đó mang lại [giúp hoàn thành công việc] từđó thôi thúc anh ta hình thành ý định sử dụng công nghệ, phần mềm, ứng

H8: Nhận thức tính khả dụng ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức lợi ích mà phần mềm Portal Office mang lại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu các cơ sở lý thuyết vềý định hành vi làm nền tảng cho đề

tài luận văn này. Để xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình ý định hành vi liên quan đến công nghệ của tác giảnước ngoài và Việt Nam. Sau cùng, tác giả đã sử dụng mô hinh chấp nhận công nghệ 2 (TAM2)

làm cơ sở kết hợp với các yếu tốkhác để đưa ra mô hình nghiên cứu cho luận văn. Tác

Chương 3:

THIT K NGHIÊN CU 3.1. Quy trình nghiên cu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm portal office trong công tác của nhân viên tại tổng công ty công nghiệp sài gòn (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)