1 Nguyễn Thị Thủy (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghi ệp Việt nam, Đề tài báo cáo khoa học cấp bộ, Hà Nộ
2.3.1.1. Nghiên cứu của tác giả Ong, Lai & Wang (2004)
Mô hình nghiên cứu của Ong & cộng sự sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ
TAM nguyên thủy làm điểm khởi đầu. Tuy nhiên so với mô hình gốc, nhóm tác giảđã đề xuất them hai yếu tố mới và loại bỏ yếu tố thái độ ra khỏi mô hình đề xuất. Hai khái niệm mới được đề cập trong nghiên cứu này đó là (1) nhận thức độ tín nhiệm
(perceived credibility), được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân cảm thấy việc sử
dụng công nghệ không tiềm ẩn nhiều rủi ro về quyền riêng tưcũng như bảo mật và (2) nhận thức về khả năng tự thực hiện [máy tính] một cách hiệu quả (computer self-
efficacy), được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về việc anh ta có thể sử dụng
năng lực, hiểu biết về máy tính để thực hiện một cách hiệu quả công việc của mình. Bên cạnh các yếu tố nguyên thủy của mô hình TAM, hai khái niệm mới này được đưa
vào nghiên cứu và khảo sát mức độ ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống học tập trực tuyến (E-learning). Kết quả cho thấy yếu tố nhận thức về khả năng tự thực hiện một cách hiệu quảđồng biến với nhận thức lợi ích mang lại từ công nghệ và nhận thức tính khả dụng, nhưng lại nghịch biến với nhận thức sự tín nhiệm trong môi trường công nghệ, đặc biệt là mạng internet. Lý do đó được Ong & cộng sự giải thích rằng khi một cá nhân thành thạo về máy tính, mạng internet, công nghệ nói chung thì nhận thức của cá nhân đó về độ tin cậy, tín nhiệm của môi trường này giảm đi P
(
1F
2)
P
, nói cách khác,
khi cá nhân đó biết rõ về máy tính, công nghệ thì họ đều cho rằng môi trường mạng
internet có độ tin cậy thấp. Nhận thức tính khả dủng một lần nữa được chứng minh là có ảnh hưởng đồng biến đến nhận thức lợi ích mang lại từ công nghệ. Cả ba yếu tố
nhận thức lợi ích mang lại từ công nghệ, nhận thức tính khả dụng và nhận thức sự tín nhiệm đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ học tập trực tuyến. Bên cạnh những đóng góp lý thuyết và thực tiễn, nhóm tác giảcũng nêu lên những hạn chế mà nghiên cứu của họ còn vướng phải đó là (1) lĩnh vực học tập trực tuyến còn khá mới, (2) nghiên cứu chỉ khám phá ra bốn yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống học tập trực tuyến, còn chưa đề cập đến những yếu tốnhư chuẩn chủ quan, ảnh hưởng xã hội, giới tính, học vấn, và (3) nghiên cứu này được giới hạn trong phạm vi Đài
Loan, có thể sẽ rất khác nhau ở các quốc gia khác vềý định sử dụng hệ thống trên.