Thực trạng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Trang 50 - 66)

Phát Triển Việt Nam

2.2.1. Thực trạng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt NamViệt Nam Việt Nam

2.2.1.1 Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của BIDV

Hiện nay BIDV đang cung cấp 3 thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng:

- Thẻ “moving” được thiết kế giành cho giới trẻ, sinh viên thể hiện sự năng động, trẻ trung và hiện đại với mức phí phát hành thấp, số dư phải duy trì trên tài khoản nhỏ và hạn mức rút tiền một ngày không nhiều.

Hình 2.1: Mẫu thẻ “Moving”

Nguồn: Thư viện ảnh -Trung tâm thẻ BIDV

- Thẻ “eTrans365+” là loại thẻ đầu tiên ở Việt Nam cho phép khách hàng có thể dùng 1 thẻ chính cho mình và 2 thẻ phụ cho người thân. Thẻ này cũng có thể liên kết với 8 tài khoản cá nhân của khách hàng và có thể chuyển tiền hạn mức cao từ tài khoản này sang tài khoản khác bằng thẻ.

Hình 2.2: Mẫu thẻ “etran 365+”

Nguồn: Thư viện ảnh -Trung tâm thẻ BIDV

- Thẻ “Hamony” là loại thẻ dùng cho đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập cao, thành đạt trong hoạt động kinh doanh, lãnh đạo các doanh nghiệp, công ty… Thiết kế từ cảm hứng ngũ hành tương sinh, BIDV Harmony đã vượt ra khỏi quan niệm thông thường về chiếc thẻ. Đó không đơn thuần là phương tiện thanh toán bên cạnh tiền mặt, mà còn là nơi mọi người thể hiện cá tính, là nơi gửi gắm niềm tin về may mắn, hy vọng về một cuộc sống suôn sẻ, hòa hợp.

Hình 2.3: Mẫu thẻ “Hamony”

Các tiện ích, dịch vụ gia tăng khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của BIDV bao gồm: - Rút tiền VNĐ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ tại bất cứ máy ATM nào của BIDV và ngân hàng thành viên Banknetvn mọi lúc, mọi nơi.

- Chuyển khoản.

- Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ (POS) của BIDV và ngân hàng thành viên Banknetvn.

- Thông tin số dư tài khoản và in sao kê giao dịch (05 giao dịch gần nhất). - Thay đổi mã số xác định chủ thẻ (PIN).

- Được chi nhánh BIDV cấp hạn mức thấu chi cho phép rút tiền mặt hay thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ khi trong tài khoản khách hàng không có số dư.

- Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất không kỳ hạn. - Bảo mật thông tin khách hàng.

- Nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngoài nước. - Nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Các loại hạn mức:

- Hạn mức rút tiền 1 ngày tại máy ATM: Tối đa 40.000.000 VNĐ.

- Hạn mức rút tiền 1 lần tại máy ATM: Tối đa 5.000.000 VNĐ/ Tối thiểu 50.000 VNĐ.

- Số lần rút tiền tại máy ATM: Không hạn chế. - Hạn mức rút tiền tại quầy: Không hạn chế.

- Hạn mức chuyển khoản 1 ngày tại máy ATM: Tối đa 20.000.000 VNĐ. - Hạn mức thấu chi: Tối đa 100.000.000 VNĐ

Theo thống kê của hiệp hội thẻ Việt Nam thì BIDV hiện đang đứng thứ 5 trong số các NHTM về số lượng thẻ phát hành. Tính đến 30/06/2012, BIDV phát hành được 4.142.656 thẻ. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tình hình phát triển thẻ ghi nợ 2006– 06/2012 Năm Số lượng Thẻ phát hành (thẻ) Số lượng thẻ lũy kế (thẻ) 2006 421.226 786.750 2007 316.086 1.102.836 2008 407.464 1.510.300 2009 339.700 1.850.000 2010 865.570 2.715.570 2011 654.914 3.370.484 06/2012 772.173 4.142.656

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Trung tâm thẻ 06/2012

Để đạt được kết quả như trên BIDV đã đưa ra nhiều hình thức quảng bá đối với dịch vụ thẻ, khuyến khích và đưa ra nhiều cơ chế khen thưởng đối với các hoạt động tiếp thị, phát hành thẻ đến các chi nhánh. Trên cơ sở khai thác phân hệ ATM thuộc dự án hiện đại hoá. BIDV đã đẩy mạnh công tác phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ và đã cho ra mắt thương hiệu thẻ ghi nợ phục vụ nhiều đối tượng khách hàng như: eTrans365+, thẻ Hamony, thẻ moving. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, thì chất lượng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đang ngày càng được cải tiến với nhiều tiện ích, hướng tới từng nhóm khách hàng nhỏ như thẻ dành cho nữ giới, thẻ dành cho thầy cô giáo, thẻ dành cho bác sỹ…, các loại thẻ liên kết sinh viên, các loại thẻ liên kết để trả lương cho doanh nghiệp, thẻ mua xăng dầu

Mặc dù vẫn đạt được mức tăng trưởng đều đặn hàng năm nhưng tốc độ tăng trưởng của số lượng thẻ ghi nợ của BIDV thấp hơn so với tốc độ trung bình của thị trường, điều này dẫn đến vị trí và thị phần của BIDV về thẻ ghi nợ nội địa liên tục suy giảm qua các năm. Năm 2005, BIDV đứng thứ hai trên thị trường về số lượng thẻ nhưng năm 2006 đã tụt xuống vị trí thứ tư (sau VCB, Đông Á và Vietinbank) với 13,5% thị phần. Năm 2007, tụt xuống vị trí thứ năm (sau VCB, Đông Á, Vietinbank và Agribank) với 12,27% thị phần .Và tính đến tháng 6/2012, mặc dù vẫn duy trì vị trí thứ năm nhưng thị phần thẻ ghi nợ của BIDV tiếp tục giảm xuống còn 9,45%. Khoảng cách giữa BIDV với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Vietcombank, Vietinbank và Agribank, Đông Á ngày

một nới rộng.

Bảng 2.2: Vị trí BIDV trên thị trường thẻ ghi nợ nội địa

Ngân hàng Số lượng thẻ ghi nợ nội địa đến 30/06/2012 Doanh số sử dụng thẻ

Số lượng Thị phần Vị trí Doanh số (tỷ VND) Thị phần Vị trí BIDV 4.142.656 9,45% 5 44.744 11,45% 5 11 VCB 6.033.696 13,76% 4 85.076 21,77% 1 14 Vietinbank 10.112.000 23,06% 1 47.840 12,24% 4 5 Agribank 9.300.815 21,21% 2 84.594 21,64% 2 9 Đông Á Bank 6.462.615 14,74% 3 60.491 15,48% 3 9 Techcombank 1.626.111 3,71 % 6 17.866 4,57% 6 11 Toàn thị trường 43.850.024 100% 390.841 100% 9

Nguồn: Trung tâm thẻ BIDV

Sỡ dĩ thị phần thẻ của BIDV ngày càng sụt giảm vì các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Vietinbank, Đông Á, Agribank với mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường thẻ đã có những bước đi thích hợp để gia tăng nhanh chóng số lượng thẻ phát hành. Bên cạnh đó, việc liên minh thẻ đã được kết nối rộng khắp giữa các NHTM, khách hàng có thể sử dụng thẻ tại thiết bị chấp nhận thẻ của các Ngân hàng khác nhau, về phía các NHTM, ranh giới độc quyền trong việc đơn vị phát hành thẻ phải có mạng lưới phát hành thẻ đã bị xóa nhòa, những Ngân hàng có quy mô nhỏ đã nắm bắt được thời cơ, thay vì phải đầu tư lớn vào việc mở rộng mạng lưới thiết bị chấp nhận thẻ, họ chỉ cần tăng cường đầu tư vào khâu phát hành thẻ với chi phí thấp hơn mà vẫn đạt được hiệu quả thu hút khách hàng, điều này cũng là một nguyên nhân gây cho công tác phát hành thẻ tại BIDV gặp phải cạnh tranh lớn và không đạt được tỷ lệ tăng trưởng ổn định.

Biểu đồ 2.1: Thị phần số lượng thẻ ghi nợ đến 30/06/2012

Nguồn: Báo cáo của hiệp hội thẻ 6 tháng đầu năm 2012 2.2.1.2 Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế

Thẻ tín dụng BIDV là phương tiện thanh toán hiện đại, an toàn, tiện lợi cho phép chủ thẻ thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc rút tiền mặt tại các máy ATM của BIDV trên toàn quốc. Thẻ tín dụng nội địa do Ngân hàng BIDV phát hành bao gồm:

- Thẻ Visa Precious: là loại thẻ hạng vàng được thiết kế dành cho người có thu nhập cao. Không chỉ là một chiếc thẻ đặc biệt thông minh, BIDV Precious còn gây ấn tượng sâu sắc bởi hai chữ Lộc Phát cách điệu nổi bật trên nền vàng sang trọng, giàu tính thẩm mỹ và mang nhiều ý nghĩa với người Á Đông với hạn mức tín dụng từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng

- Thẻ Visa Flexi: là loại thẻ hạng chuẩn được thiết kế dành cho người có thu nhập trung bình với hạn mức tín dụng từ 20 triệu đồng đến 60 triệu đồng. Thẻ BIDV Flexi được thiết kế với hình ảnh con thuyền vượt sóng ra khơi trên nền xanh bao la của biển và trời, vừa mang lại cảm giác thư giãn ngọt ngào, vừa thể hiện sức sống căng tràn và khát vọng của tuổi trẻ luôn mong muốn khám phá những điều mới lạ.

Các tiện ích khi sử dụng thẻ tín dụng của BIDV bao gồm:

- Thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam và hơn 230 quốc gia trên thế giới

- Rút tiền mặt tại các điểm đặt máy ATM có biểu tượng visa ở Việt Nam và hơn 230 quốc gia trên thế giới

- Được sử dụng tiền ứng trước theo hạn mức tín dụng nhất định.

- Chi tiêu trước - trả sau, các giao dịch thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không bị tính lãi từ 16 - 45 ngày nếu thanh toán đúng hạn.

- Dịch vụ khách hàng và kỹ thuật hỗ trợ hoạt động thanh toán thẻ 24/24. - Mức độ an toàn cao với tên, hình và chữ ký của chủ thẻ được dập nổi và in trực tiếp trên thẻ.

Bảng 2.3: Vị trí BIDV trên thị trường thẻ tín dụng quốc tế

Ngân hàng Số lượng thẻ tín dụng quốc tế đến 30/06/2012 Doanh số sử dụng thẻ DSSD trung bình mỗi thẻ (triệu VND) Số lượng Thị phần Vị trí Doanh số (tỷ VND) Thị phần Vị trí BIDV 38.871 3,1% 7 606,0 6,22% 6 16 VCB 309.507 24,5% 2 2.443,1 25,1% 1 8 Vietinbank 372.768 29,5% 1 1.213,7 12,5% 4 3 Agribank 19.637 1,6% 9 297,6 3,1% 9 15 ACB 107.311 8,5% 3 1.146,6 11,8% 5 11 Eximbank 40.301 3,2% 6 490,1 5,0% 7 12 Sacombank 68.895 5,5% 4 1.283,7 13,2% 3 19 Techcombank 64.440 5,1% 5 1.547,5 15,9% 2 24 VIB 34.121 2,7% 8 319,5 3,3% 8 9 Toàn thị trường 1.261.662 100% 9.741,4 100%

Nguồn: Trung tâm thẻ BIDV

năm, BIDV đã phát hành được 6.662 thẻ, đây là một con số tăng trưởng khá ấn tượng cho thấy nỗ lực của BIDV trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ. Tính đến 06/2012, BIDV đã phát hành được 38.871 thẻ tín dụng chiếm 3,1% thị phần và đứng thứ 7 toàn thị trường với doanh số sử dụng thẻ là 606 tỷ đồng đứng thứ 6 toàn thị trường trong đó doanh số sử dụng trung bình mỗi thẻ là 16 triệu đồng đứng thứ 4 toàn thị trường. Có thể nói đây là trong những thành công của BIDV vì đây mới chỉ là những năm đầu tiên ngân hàng đưa ra dịch vụ này .

Bảng 2.4: Số lượng thẻ tín dụng phát hành qua các năm

Năm Tổng số thẻ phát hành (thẻ) Tốc độ tăng trưởng (%) Doanh số phát hành (triệu VND) Tốc độ tăng trưởng (%)

2008 49 49.523 95,28

2009 6.662 108,8 94.012 89,84

2010 19.093 94,73 153.241 63

2011 28.645 254.600

30/06/2012 38.871

Nguồn: Trung tâm thẻ BIDV

Tuy là ngân hàng đi sau nhưng qua những con số trên ta thấy dịch vụ thẻ TDQT của BIDV phát triển khá đều đặn qua các năm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng bởi vì người dân đã dần nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thẻ TDQT trong thanh toán. BIDV cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng thẻ tín dụng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.2.1.3 Dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Việt Nam

Dịch vụ thanh toán thẻ hàng bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như mạng lưới, dịch vụ thanh toán, xử lý khiếu kiện khiếu nại, phát triển sản phẩm… Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung vào trình bày thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ với 2 yếu tố chính là: mạng lưới thanh toán thẻ, dịch vụ

thanh toán thẻ.

a, Mạng lưới thanh toán thẻ

+ Mạng lưới ATM

Dịch vụ ATM của BIDV được bắt đầu triển khai thí điểm từ cuối năm 1998 và chính thức khai trương phục vụ khách hàng vào tháng 06/2002. Sau hơn 6 năm triển khai áp dụng, những kết quả mà BIDV đạt được tuy còn khiêm tốn so với tiềm lực của ngân hàng cũng như tốc độ phát triển của thị trường thẻ thế giới nói chung và thị trường thẻ Việt Nam nói riêng nhưng cũng là những thành quả đáng khích lệ đối với một ngân hàng có bề dày truyền thống trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và mới chuyển dịch cơ cấu trong vài năm trở lại đây như BIDV.

Cùng với sự ra đời của 3 liên minh thẻ: Liên minh thẻ VNBC, Smarlink, Banknet và việc các liên minh thẻ kết nối với nhau đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc rút tiền và thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ.

Tiện ích trên ATM đang được các Ngân hàng chú trọng với những dịch vụ mới mẻ như thanh toán hóa đơn, mua thẻ cào điện thoại, nạp tiền điện thoại, thanh toán vé máy bay...

Để đánh giá cụ thể hơn về quá trình phát triển mạng lưới ATM của BIDV, chúng ta hãy xem xét những số liệu cụ thể:

Bảng 2.5: Tình hình phát triển mạng lưới ATM 2006 – 06/2012

Năm Lũy kế ATM (máy) Tăng trưởng (%)

2006 395 94,58 2007 694 75,70 2008 971 39,91 2009 995 2,47 2010 1.094 10,2 2011 1.395 27,5 06/2012 1.550 11,1

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Trung tâm thẻ 2011 và 6 tháng 2012

Tính từ thời điểm 2005 khi BIDV khi hoàn tất triển khai dự án hiện đại hoá trên phạm vi toàn quốc, tình hình mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV đã cho thấy sự cố gắng, nỗ lực cũng như nhiều sự hứa hẹn tiềm năng phát triển trong

lĩnh vực kinh doanh mới này đối với BIDV. Tuy nhiên, việc đảm bảo thông suốt và an toàn giai đoạn đầu đi vào khai thác, vận hành còn bộc lộ một số bất cập như nghẽn mạng, trục trặc ở các ATM dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và kế hoạch phát hành thẻ, triển khai các dịch vụ thẻ của BIDV. Để khắc phục tình trạng này, từ đầu năm 2006 BIDV đã tiếp tục khai thác hệ thống ATM giai đoạn 2, chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Visa. BIDV còn kết hợp với các ngân hàng trong lĩnh vực chia sẻ thông tin khách hàng, hợp tác huy động vốn, đầu tư tiền gửi và kinh doanh tiền tệ, nối mạng thanh toán trong nước, tham gia thành lập công ty chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknet) nhằm đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống ATM thanh toán thẻ trong nước và quốc tế.

Trong năm 2005, BIDV đã nâng cấp thẻ ATM lên thành thẻ ghi nợ nội địa, bên cạnh chức năng truyền thống là rút tiền mặt thì thẻ có thể dùng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ - thường là các siêu thị, nhà hàng, hiệu sách, cửa hàng kinh doanh nơi có lượng khách thanh toán đông. Đây là một trong những bước nhằm thúc đẩy các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, vừa thuận tiện cho khách hàng vừa mang lại lợi ích cho ngân hàng và lợi ích chung cho cả nền kinh tế.

+ Mạng lưới POS

BIDV bắt đầu triển khai mạng lưới chính thức kênh chấp nhận thẻ POS từ tháng 8/2007, đến cuối tháng 6/2012 BIDV đã tạo dựng được 7,1% thị phần tại Việt Nam với 6.471 máy POS (Đứng sau VCB và Vietinbank). Con số này là rất nhỏ so với thị phần của VCB và Vietinbank. Tốc độ phát triển mạng lưới POS của BIDV thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Một trong những nguyên nhân quan trọng do POS của BIDV mới chấp nhận thanh toán thẻ của BIDV, các Ngân hàng tham gia banknet và VISA, trong khi POS của các ngân hàng khác chấp nhận thanh toán đa dạng các loại thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế.

Năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012, đa số các Ngân hàng đều tập trung đẩy mạnh phát triển mạng lưới POS. Tính đến hết 30/6/2012, số lượng máy POS trên thị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w