3.2.2.1. Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ.
Đối với mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ POS: cần xây dựng quy chế, quy trình cụ thể đối với việc lắp đặt thiết bị, theo đó cần hướng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng của POS, khuyến khích và có những hình thức marketing phù hợp để các đơn vị kinh doanh ngày càng nhận thức rõ hơn được lợi ích do POS đem lại đối với hoạt động kinh doanh của họ, một số giải pháp cụ thể như sau:
Tăng cường công tác tiếp thị đến nhiều cửa hàng, siêu thị, điểm chăm sóc
sắc đẹp… có doanh số tiêu thụ cao.
Mở rộng mạng lưới POS đến cả những điểm kinh doanh nhỏ, nhà hàng nhỏ.
Thiết lập các POS tại sân bay, nơi bán vé tàu hỏa, tàu thủy, bến ôtô, trên
taxi thực tế cho thấy các khu vực này thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ.
Khuyến khích và có chế độ khuyến mãi, hậu mãi đối với các cơ sở chấp
nhận thanh toán thẻ có doanh số thanh toán qua thẻ cao. Phát triển chất lượng của mạng lưới máy POS
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu BIDV tại các điểm đặt ATM/POS một cách hiệu quả và có tính nổi bật hơn nữa, phải thật sự coi trọng các điểm đặt ATM coi đó là bộ mặt của Ngân hàng để có những đầu tư cụ thể, thích đáng.
Thực hiện nghiêm và có hiệu quả quy chế kiểm soát hoạt động giao dịch tại các máy ATM/POS, đảm bảo nâng cao hơn nữa hoạt động của từng điểm chấp nhận thanh toán thẻ, mạnh dạn điều chuyển các máy ATM/POS tới các điểm đặt khác có điều kiện giao dịch tốt hơn.
Chuyển việc sử dụng đường truyền quay số dial up sang đường cáp quang để đẩy nhanh tốc độ giao dịch.
3.2.2.2. Phát triển mạng lưới thanh toán thẻ.
- Cần quy hoạch việc lắp đặt ATM để khai thác hiệu quả hơn công suất máy. Phải nghiên cứu, khảo sát kỹ trước khi lắp máy. Ưu tiên lắp đặt trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nơi có số lượng lớn học sinh, sinh viên tương đối ổn định qua các năm, các trung tâm du lịch, trung tâm thương mại… thậm chí có thể đặt thành cụm máy nơi thường xuyên có đông người thực hiện giao dịch, nhất là vào các kỳ lương, tết, lễ hội…. tạo sự nhanh chóng không phải mất thời gian chờ đợi, chỗ đặt máy ATM phải thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, được bảo đảm an toàn, có bảo vệ, có camera theo dõi.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của máy: Nghiên cứu nâng cấp cấu hình của ATM, cũng như phần mềm xử lý giao dịch để tăng tốc độ giao dịch, giảm bớt các thao tác cho khách hàng. Hầu hết các máy ATM xử lý lượng giao dịch rất lớn và cần được bảo trì đúng cách để đảm bảo sự chính xác trong giao dịch của khách hàng. Cần đảm bảo các module phân phối tiền mặt, hệ thống liên lạc, hệ thống thẻ, màn hình, bàn phím được bảo trì đúng cách, các thiết bị lỗi cần được phát hiện sớm và thay thế, đảm bảo mạng được duy trì và hoạt động tốt.
- Công tác tiếp quỹ (tiếp tiền, thay biên lai, nhật ký giao dịch...) phải được chú trọng, hạn chế tối đa tình trang máy hết tiền, ngừng giao dịch do hết giấy. Cần phải phân loại và kiểm tra tiền cẩn thận trước khi cho vào hộp tiền tránh để xảy ra trường hợp trả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng.
Về xử lý các sự cố liên quan tới ATM: Đôi khi ATM có thể gặp sự cố làm máy không hoạt động như nghẽn mạch, hết giấy nhật ký…, khi đó Ngân hàng cần phải có bộ phận thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của các ATM để kịp thời có biện pháp khắc phục bảo đảm ATM hoạt động thông suốt. Theo xu hướng phát triển của nhiều nước như Singapore, Malaysia thì các Ngân hàng thường sử dụng các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc ATM để nâng cao chất lượng dịch vụ của ATM, thay vì phải sử dụng một bộ phận trong Ngân hàng để thực hiện việc này. Từ kinh nghiệm đó thì Ngân hàng nên thành lập một bộ phận trực thuộc hệ thống Ngân hàng để chuyên môn hóa công tác chăm sóc máy ATM, nâng cao và đảm bảo chất lượng dịch vụ của các máy ATM.