Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược truyền thông Marketing cho sản phẩm bia tại Công ty Cổ phần Bia Nada (Trang 51 - 52)

3.2.1. Điểm mạnh

Công ty có cơ sở hạ tầng lớn, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, làm việc tích cực, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

NaDa luôn cải tiến đầu vào, sao cho nguyên vật liệu đầu vào tốt nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá thành không tăng. Sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với thời gian nhanh nhất, vừa để quay nhanh vòng vốn vừa không tồn đọng hàng trong kho (giảm chi phí). Với ngành ăn uống giải khát, thời gian quay vòng càng nhanh, sản phẩm đến với khách hàng càng tươi, mới. Nên NaDa áp dụng chiến lược sản xuất ở đâu tiêu thụ ngay ở đó. Với tình hình giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng như hiện nay, giá thành phẩm của NaDa hầu như không tăng bao nhiêu, vòng quay một dòng sản phẩm của NaDa chỉ khoảng 3 tháng, có sản phẩm chỉ 1 tháng, 1 tuần.

Giá cho mỗi sản phẩm bia NaDa rẻ hơn so với các loại bia khác trên thị trường, phù hợp với khả năng thanh toán của đa số người dân thuộc tỉnh Nam Định. Chính vì thế, người dân địa phương thường xuyên tìm đến với NaDa thay vì các loại bia đắt đỏ khác.

52

Các sản phẩm bia của NaDa có nhiều loại cho khách hàng lựa chọn, nồng độ cồn vừa phải, không ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

3.2.2. Điểm yếu

Công tác quảng bá thương hiệu và marketing của công ty không thật sự tốt. Chính vì thế sau 13 năm hình thành và phát triển, sự nhận diện thương hiệu của công ty vẫn chỉ phát triển tại tỉnh Nam Định.

Bao bì, mẫu mã sản phẩm bia NaDa không được cải tiến, không hấp dẫn người nhìn, vì thế sản phẩm bia NaDa không thường xuyên được lựa chọn làm quà biếu tết.

Quy mô các nhà máy sản xuất còn hạn chế, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của công ty. Và việc sản xuất công nghiệp của công ty còn gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến môi trường.

3.2.3. Cơ hội

Thị trường đồ uống Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Với 85 triệu dân, trong đó có 33 triệu người ở độ tuổi (từ 20 - 40) có tỷ lệ tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát nhiều nhất. Đây chính là một tiềm năng lớn để ngành đồ uống phát triển.

Theo con số thống kê và dự báo hoạt động dịch vụ phân phối và bán lẻ của Việt Nam hàng năm đóng góp trên 15% GDP, riêng doanh số năm 2015 dự báo tăng khoảng 20 % (tương đương 975.000 tỷ đồng, khoảng 54,3 tỷ USD). Như vậy, việc mở cửa thị trường bán lẻ sẽ mở ra những cơ hội phát triển cho nền kinh tế đất nước và có lợi cho người tiêu dùng. Đây là vấn đề đặt ra đối với toàn thể cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống nói riêng.

Người tiêu dùng tại tỉnh Nam Định vẫn luôn chung thành với sử dụng sản phẩm bia của công ty. Đây là cơ hội cho công ty bia NaDa phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược truyền thông Marketing cho sản phẩm bia tại Công ty Cổ phần Bia Nada (Trang 51 - 52)