Về sản phẩm: Theo những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng, có 2 vấn đề về sản phẩm bia NaDa được nhiều khách hàng nam phản ánh. Đầu tiên đó chính là hương vị, khách hàng cho rằng bia NaDa uống thường có vị đắng, và nhanh bị xuống gas hơn so với các loại bia khác chính vì thế nhiều khách hàng cảm thấy bia bị nhạt sau khi để không trong thời gian ngắn. Công ty cần xem xét lại quá trình sản xuất sản phẩm, nghiên cứu cách thức chế tạo hương vị bia sao cho phù hợp hơn với khẩu vị của khách hàng tiêu dùng. Vấn đề thứ hai đó chính là vấn đề về bao bì và nhãn mác của sản phẩm. Một sản phẩm không thể tồn tại nếu như không được cải tiến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng và xu hướng thị trường. Trong suốt 13 năm qua, sản phẩm bia NaDa vẫn được đóng chai với hai màu xanh lá cây và da cam, chi tiết in trên bao bì còn rất đơn điệu và thô sơ, khiến cho khách hàng cảm thấy nhàm chán với hình ảnh này. Chính vì thế, công ty cần phải nghiên cứu mở rộng chủng loại, kiểu dáng sản phẩm như bia lon, thiết kế hình dáng mẫu mã phong bao nhãn mác của sản phẩm sao cho bắt mắt hơn, lạ lẫm hơn để kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.
Về giá cả: Các bộ phận chức năng có liên quan đến khâu làm giá nên có sự kết hợp với phòng công nghệ để làm giảm thấp nhất chi phí sản xuất ra sản phẩm, hạn chế sự tăng lên của giá sản phẩm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo về chất lượng, số lượng, dung lượng và bao bì nhãn mác của bia để khách hàng có sự hài lòng, tăng sự cạnh tranh bằng giá cho công ty. Ngoài ra, công ty cũng cần nghiên cứu chính sách giá tại các thời điểm trong năm. Ví dụ như mùa đông là thời điểm lượng tiêu thụ mặt hàng bia
62
xuống mức thấp nhất, công ty cần nghiên cứu xem có nên dùng chính sách hỗ trợ giá không, và nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu để vẫn đảm bảo lợi nhuận cũng như doanh số bán ra. Ngược lại, vào mùa nóng và dịp tết là 2 thời điểm lượng tiêu thụ bia tăng cao, công ty cũng cần nghiên cứu xem có nên tăng giá để tăng lợi nhuận không, hay giữ nguyên giá để tạo lợi thế cạnh tranh nhằm tăng doanh số.
Về kênh phân phối: Kênh bán lẻ trực tiếp là kênh dễ dàng đưa hình ảnh công ty, sản phẩm đến khách hàng cá nhân nhất, vì vậy loại kênh này nên được triển khai một cách rộng rãi hơn nữa. Để đảm bảo các kênh bán lẻ có mạng lưới rộng khắp nhưng vẫn giữ được hình ảnh và vị thế của thương hiệu, công ty cần có một hệ thống giám sát chất lượng, đồng thời đảm bảo sự cam kết của các nhà bán lẻ trực tiếp như nhà hàng, khách sạn… Các nhân viên làm việc tại các điểm tiêu thụ trực tiếp này cần giữ được tác phong đúng mực theo quy định của bia NaDa. Ngoài ra công ty cũng có thể bố trí đại diện nhãn hiệu tại các điểm tiêu thụ trực tiếp lớn như các nhà hàng lớn hay trung tâm giải trí để đảm bảo việc giám sát được hiệu quả. Công ty nên có các chính sách khuyến khích các thành viên kênh hoạt động một cách hiệu quả hơn, nên có chính sách ưu đãi hợp lý. Như đã đề cập ở trên, hiện tại công ty vẫn đang tiến hành phát những sản phẩm khuyến mãi như cốc, ô… cho các thành viên kênh, kèm theo đó là một mức chiết khấu nhất định. Tuy vậy, theo đánh giá của các thành viên thì mức chiết khấu cũng chỉ ở mức trung bình so với thị trường, vậy muốn các thành viên kênh hoạt động hiệu quả hơn thì công ty có thể tăng chiết khấu cho trung gian thương mại hoặc dành cho họ mức thưởng về doanh số trong các đợt lễ hội, có các chính sách gắn bó trung gian với nhà sản xuất. Nhân các đợt chào mừng ngày thành lập công ty hay những ngày lễ lớn thì có thể tăng mức chiết khấu lên thêm 1% đến 2% so với ngày thường và thưởng doanh số.
3.3.7. Xây dựng chiến dịch truyền thông cho sản phẩm bia NaDa trong dịp 30/4 – 1/5 1/5
Ngày 30/ /1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến
tranh xâm lược và ách thống trị thực dân. Song song với đó, hằng năm, người lao
động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là thời điểm để NaDa có cơ hội thực hiện một chiến dịch truyền thông marketing của mình. Chiến dịch sẽ được thực hiện thông qua 6 bước.
Bước 1: xác định nhóm công chúng mục tiêu. Công chúng mục tiêu mà NaDa hướng tới trong chiến dịch này vẫn là nhóm đối tượng người dân lao động trong nội tỉnh Nam Định. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ nhắm tới nhóm công chúng là người dân sinh sống tại các tỉnh thành lân cận như Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam,…
Đối với thị trường truyền thống, mục tiêu truyền thông của công ty là hướng đến những gì truyền thống, xây dựng được lòng trung thành của người tiêu dùng, những người đã gắn bó rất lâu với công ty với mục tiêu tăng số lượng khách hàng hàng trung thành lên khoảng 20% trong năm tới. Bên cạnh sự truyền thống, công ty cũng mong muốn tạo được sự cảm nhận mới mẻ từ sản phẩm của khách hàng. Đối với thị trường tiềm năng, mục tiêu truyền thông của công ty đó là tạo ra được sự thấu hiểu, sự yêu thích, sự tin tưởng và kích thích sự mua của khách hàng. Với thị trường này, mục tiêu của công ty đó là mở rộng và chiếm lĩnh được khoảng 30% thị trường tại các tỉnh thành phía Bắc và đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 20% đến 30%.
Bước 3: Thiết kế thông điệp truyền thông.
Đối với thị trường truyền thống, thông điệp của sản phẩm có thể là: “Tưng bừng trong từng khoảnh khắc”, “Thưởng lãm hương vị quê nhà”,…
Đối với thị trường tiềm năng, thông điệp mà công ty đưa ra có thể là “Thêm cảm hứng, thêm niềm vui”, “Một hương vị mới – cho những trải nghiệm mới”,…
Bước 4: Lựa chọn công cụ truyền thông. Quảng cáo:
Quảng cáo là công cụ đưa khách hàng đến với công ty một cách nhanh nhất. Mục tiêu của công cụ quảng cáo đó là đưa ra thông tin về công ty và sản phẩm, từ đó thuyết phục người xem tin tưởng và mua chúng, sau đó là nhắc nhở và củng cố long trung thành của khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm bia của công ty.
Về nội dung quảng cáo, chương trình sẽ nhấn mạnh và làm nổi bật được thông điệp đã xây dựng đối với từng thị trường mà công ty hướng tới. Về phương tiện quảng cáo, công ty sẽ đưa nội dung quảng cáo của mình lên các kênh truyền hình địa phương như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Thanh Hóa,…với tần suất 1 lần/ngày (15 giây) vào thời gian từ 18h – 20h. Công ty cũng sử dụng hình thức bật logo NaDa của công ty trên góc và chạy chữ quảng cáo trên truyền hình với tần suất 5 lần/tuần (mỗi lần 10 giây) vào hai ngày cuối tuần trên các kênh truyền hình địa phương. Ngoài phương tiện quảng cáo trên truyền hình, công ty cũng sẽ áp dụng hình thức quảng cáo ngoài trời bằng cách thiết kế mới biển hiệu cho hệ thống quán, nhà hàng…, quảng cáo qua hệ thống ghế lắp đặt hai siêu thị Big C và Micom Plaza. Đây là hai trung tâm thương mại lớn của Nam Định, có lượng khách tới mua sắm rất đông, công ty cần tận dụng điều này để quảng cáo thương hiệu sản phẩm bia của mình tới công chúng. Những pano, áp phích tại các điểm dừng xe buýt cũng là công cụ hỗ trợ cho việc quảng cáo thương hiệu bia NaDa, công ty sẽ lựa chọn hình thức này để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
64
Ngân sách dành cho quảng cáo trong 1 tháng dự kiến là: 4,8 tỷ đồng Khuyến mại:
Đối với người tiêu dùng, chương trình khuyến mại được tổ chức với thông điệp “Sảng khoái mùa hè – rinh thưởng cùng NaDa” với mục đích chào mùa hè và tri ân khách hàng. Nội dung - hình thức khuyến mại: Các thẻ cào sẽ được ñặt ở mặt trong của thùng bia. Khi khách hàng mua bia dưới dạng này, khi mở thùng, cào lớp bạc trên thẻ, nội dung trong thẻ tương ứng với giá trị khuyến mãi khách hàng được nhận. Ngoài ra, khách hàng giữ lại mã số trên thẻ cào để có cơ hội quay số với giải đặc biệt là một chuyến du lịch Thái Lan 5 ngày đêm dành cho 2 người. Cơ cấu giải thưởng có trị giá lên đến 5 tỷ VNĐ. Phương tiện phân phát cho việc khuyến mãi: giải nhì, giải ba, giải khuyến khích nhận tại đại lý. Giải nhất, giải đặc biệt liên hệ trực tiếp công ty để được hướng dẫn làm thủ tục nhận giải. Năm 2015, cán bộ công nhân viên và học sinh sinh viên trên toàn nước sẽ được nghỉ lễ dài hạn trong khoảng 1 tuần, chính vì thế đề xuất về thời hạn khuyến mã sẽ từ 20/04/2015 đến 30/04/2015 để những khách hàng may mắn trúng giải thưởng sẽ được thưởng thức món quà ngay trong thời gian này. Tổng kinh phí khuyến mãi: 6,650,000,000 VNĐ.
Đối với đại lý, nhà phân phối: chương trình khuyến mại được tổ chức với mục đích duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với công ty, kích thích sự nỗ lực bán hàng của các đại lý. Công ty nên sử sụng nhiều hình thức khuyến mãi cho các đại lý thay vì những hình thức truyền thống trước đây như: thưởng theo doanh số; tài trợ quảng cáo cho các đại lý và nhà hàng; tặng hàng miễn phí cho các đại lý khi mua với số lượng lớn. Ngân sách khuyến mại: 10 tỷ đồng.
Bán hàng: công ty sẽ hoàn thiện đội ngũ nhân viên bán hàng, tuyển dụng thêm các nhân viên mới, thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên, tăng thưởng, tăng đãi ngộ để nhân viên có động lực hoàn thiện công việc một cách hiệu quả nhất. Kinh phí dự kiến: 1 tỷ đồng
Quan hệ công chúng:
Công ty sẽ duy trì và mở rộng học bổng “Niềm hy vọng”, mở rộng giải bóng đá sinh viên NaDa Cup và kêu gọi tài trợ cho đội bóng đạm Phú Mỹ Nam Định, xây dựng nhà tình thương cho những đối tượng khó khan, hỗ trợ hộ nghèo, gia đình neo đơn, có công cách mạng, lập quỹ “ngân sách nóng” để chi trong các trường hợp khẩn cấp như: lũ lụt, thiên tai... Ngoài ra công ty cũng cần phải thiết lập mối quan hệ với giới truyền thông, báo chí. Ngoài các hoạt động quan hệ công chúng bên ngoài, cần quan tâm đến công chúng bên trong, đó là nhân viên của công ty.
Sau khi thực hiện chiến dịch truyền thông, công ty cần phải đánh giá kết quả truyền thông mà mình đã thực hiện được thông qua hiệu quả doanh số, điều tra tâm lý trạng thái của khách hàng trước và sau khi có chương trình truyền thông. Cụ thể, công ty sẽ cần kiểm tra, đo lường số lượt xem của độc giả về các thông tin, hình ảnh sự kiện, chương trình biểu diễn trên mạng internet, tivi, báo, tạp chí…, thống kê số lượng báo, tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của sản phẩm bia NaDa, so sánh hiệu quả về hoạt động truyền thông dựa trên những số liệu trước và sau khi có hoạt động truyền, thu thập ý kiến, phản hồi của khách hàng thông qua các phiếu điều tra.
66
KẾT LUẬN
Từ những ngày đầu mới thành lập, việc sản xuất kinh doanh của Công ty Bia NaDa còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau 13 năm hoạt động, những thành quả mà công ty đã ñạt ñược quả là điều đáng nói. Để có được những thành công như ngày hôm nay, không thể không kể đến sự đóng góp của các hoạt động truyền thông marketing. Sự nỗ lực của bộ phận markeitng nói riêng và của toàn bộ công ty nói chung đã xây dựng công ty Bia NaDa trở thành một trong bốn doanh nghiệp sản xuất bia hàng đầu Việt Nam. Trong sự cạnh tranh ngày càng gây gắt, việc giữ ñược lòng trung thành của khách hàng và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng là một yếu tố rất quan trọng. Việc tạo ra và thực hiện một chiến lược truyền thông trong thời gian tới là một ñiều không thể thiếu ñối với công ty bia NaDa. Hoạt ñộng này sẽ tích cực đổi mới cho công ty, nó tạo ra thế cạnh tranh giúp cho khách hàng duy trì lòng trung thành, biết và hiểu đến các sản phẩm của Công ty nhiều hơn, và tạo ñiều kiện cho công ty phát triển hơn khi tăng thêm thị phần. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, trong khuôn khổ phạm vi và mục đích nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp đã đặt ra và giải quyết các vấn đề cơ bản như sau: khóa luận tốt nghiệp đã nghiên cứu tổng quan về hoạt động truyền thông marketing theo định hướng truyền thông tích hợp. Khóa luận tốt nghiệp đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược truyền thông marketing cho các sản phẩm bia tại công ty Bia NaDa. Vận dụng những nghiên cứu về lý luận, bài khóa luận đã tổ chức thu thập thông tin về trạng thái tâm lý của khán thính giả đối với sản phẩm bia NaDa trên ñoạn thị trường truyền thống và mục tiêu. Trên cơ sở đó, khóa luận tốt nghiệp đã xây dựng được một chiến lược truyền thông marketing cho sản phẩm bia NaDa trên từng phân khúc thị trường đã chọn.