Đánh giá hiệu quả truyền thông qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược truyền thông Marketing cho sản phẩm bia tại Công ty Cổ phần Bia Nada (Trang 42 - 47)

Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tổng kết phân tích, thống kê, hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là hoạt động truyền thông marketing nhằm rút ra những ưu và nhược điểm và nguyên nhân của nó làm cơ sở tổ chức, kế hoạch hoạt động cho thời gian tới và có biện pháp giải quyết, khắc phục. Hiệu quả được thể hiện ở hai hình thức: hiệu quả định tính và hiệu

quả định lượng. Định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích, còn định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.

2.5.1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận của công ty trong ba năm trở lại đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận

ĐVT: VND

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu 152.360.280.782 151.968.051.293 151.600.926.318 Chi phí 137.094.533.320 132.776.939.745 140.632.321.814 Lợi nhuận 15.265.747.462 19.191.111.548 10.968.604.504 (Nguồn: Phòng hành chính – Tổ chức của công ty cổ phần bia NaDa) Từ bảng trên ta có nhận xét:

Doanh thu bán hàng của công ty năm 2012 là 152.360.280.782, doanh thu năm 2013 là 151.968.051.293 đồng, doanh thu năm 201 là 151.600.926.318 đồng. Như vậy có thể thấy, doanh thu bán hàng của công ty giảm dần qua các năm từ năm 2012 đến năm 201 . Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm bia của công ty ngày càng giảm xuống.

Năm 2013, công ty có lợi nhuận thu về là 19.191.111.5 8 tăng 3.925.36 .080 đồng so với năm 2012 và là năm có lợi nhuận thu về cao nhất trong cả 3 năm. Sở dĩ có được kết quả như thế là do công ty đã tập trung hơn trong chiến lược marketing của mình và không ngừng cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng bia của khách hàng.

2.5.1.2. Chỉ tiêu doanh số bán hàng theo thời gian

Bảng 2.3. Doanh số bán hàng theo thời gian năm 2013

Thời gian Mặt hàng

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Bia chai (nghìn chai) 2756,59 1018,1 1124,7 3804,55 Bia hơi (nghìn lít) 2187,02 4323,71 5210,32 2952,95 (Nguồn: Phòng hành chính – Tổ chức của công ty cổ phần bia NaDa) Sản phẩm bia chai NaDa được tiêu thụ nhiều vào tháng đầu năm và tháng cuối năm. Nguyên nhân là do vào những tháng cuối năm bia được dùng vào những dịp như:

44

lễ tết, cưới hỏi, hội nghị,…Những dịp này sử dụng bia chai sẽ giúp cho việc vận chuyển được dễ dàng hơn, hơn nữa trên bao bì của bia chai có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, tiện lợi khi sử dụng do đó khiến cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi uống bia chai. Các tháng hè thì lượng bia chai được tiêu thụ chậm lại, lượng bán ra là không đáng kể.

Lượng bia hơi được tiêu thụ nhiều vào quý II và quý III vì những tháng hè ở miền Bắc khí hậu rất nóng nên người tiêu dùng chuyển sang uống bia hơi rất nhiều. Lượng bia hơi tăng vọt với lượng bia tiêu thụ quý III tăng 197,70%, gần gấp hai lần so với quý I tương tự như quý III, lượng bia hơi tiêu thụ đạt 238,24% so với quý I và tăng 176,45%.

Qua đây ta thấy tình hình tiêu thụ bia chai và bia hơi của công ty rất khả quan. Hai loại bia này luôn hoán đổi vị trí cho nhau trong nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, doanh số bán hàng cho sản phẩm bia chưa thật sự cao, khách hàng tìm đến với NaDa vì các yếu tố khách quan như thời tiết hoặc bắt buộc phải mua sản phẩm cho dịp lễ tết. Vì vậy, công ty cần căn cứ vào yếu tố thời tiết ở các mùa trong năm, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng để xây dựng những chính sách truyền thông marketing nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty và từ đó khách hàng có niềm tin vào chất lượng sản phẩm của công ty hơn nữa.

2.5.1.3. Chỉ tiêu số lượng đơn đặt hàng

Bảng 2.4. Kết quả đơn đặt hàng qua các năm

ĐVT: nghìn đơn

Thị trường Năm 2012 Năm 2013 Năm 201

Thị trường trong tỉnh 4.135,1 5.014,66 6.793,2

Thị trường gần 1.225,50 1.373,37 1.484,64

Thị trường xa 1.013,3 978,21 847,32

Tổng 6.373,9 7.363,24 9.125,16

(Nguồn: Phòng kinh doanh – công ty CP bia NaDa) Bia NaDa vẫn được nhận số đơn đặt hàng từ các đại lý, nhà phân phối, khách hàng đến từ thị trường trong tỉnh. Số lượng đơn đặt hàng năm 2012 là .135,1 nghìn đơn, năm 201 là 6793,2 nghìn đơn, như vậy sau hai năm số lượng đơn đặt hàng với công ty đã tăng 2.658,1 đơn hàng. Điều này chứng tỏ NaDa vẫn là thương hiệu được người dân Nam Định lựa chọn cho nhu cầu uống của mình. Tuy nhiên, số lượng đơn đặt hàng tại các tỉnh thành xa có sự giảm xuống. Năm 2012, số lượng đơn đặt hàng là 1.013,3 nghìn đơn, năm 201 , số lượng đơn chỉ còn 8 7,32 nghìn đơn. Sự giảm xuống

của đơn đặt hàng là do thị trường bia Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, các thương hiệu bia đang trên trong cùng một cuộc đua và ra sức tăng tốc để chinh phục khách hàng. Trong khi đó, NaDa vẫn chưa có một chiến lược truyền thông marketing tốt, điều này dẫn tới khả năng NaDa chắc chắn sẽ bị đánh gục bởi những đối thủ nặng ký trên thị trường như Tiger, HaNoi, Saigon, HuDa,….

2.5.1.4. Chỉ tiêu doanh số bán theo khu vực thị trường

Bảng 2.5. Kết quả doanh số bán của sản phẩm bia hơi theo khu vực

ĐVT: nghìn lít

Thị trường Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng 1. Thị trường trong tỉnh 7.235 61,32 8.806,27 68,81 9.386,50 64,39 - TP Nam Định 1.125,65 10,31 1.395,19 10,91 1.561,92 10,72 - Các huyện 6.109,35 51,01 7.411,08 57,90 7.824,53 53,67 2. Thị trường gần 2.029,49 21,60 2.385,83 18,64 3.064,14 21,02 3. Thị trường xa 1.645,51 17,08 1.611,30 12,55 2.121,36 14,59 Tổng 10.910 100 12.803,4 100 14.575 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh – công ty CP bia NaDa) Bia hơi được tiêu thụ chủ yếu ở Nam Định và các tỉnh gần Nam Định như Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình,... Cả ba năm liên tiếp công ty đã đấy mạnh hoạt động phân phối sản phẩm, sản phẩm bán ra đều tăng qua các năm và chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh với hơn 60% sản phẩm bán ra là ở trong tỉnh.

Bảng 2.6. Kết quả doanh số bán của sản phẩm bia chai theo khu vực

ĐVT: nghìn chai

Thị trường

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng 1. Thị trường trong tỉnh 3.885,05 61,38 3.954,31 55,76 4.134,34 47,46 - Tp Nam Định 1.376,90 21,76 1.171,62 23,57 1.884,49 21,63

46

- Các huyện 2.508,15 39,62 3.842,69 39,24 2.052,38 23,56 2. Thị trường gần 1.317,69 20,82 1.671,72 23,57 1.884,49 21,63 3. Thị trường xa 1.115,1 17,8 1.464,3 20,67 2.694,52 30,91

Tổng 6.317,84 100 7.090,33 100 8.713,35 100

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – công ty CP bia NaDa) Bia chai: sản phẩm được chủ yếu ở Nam Định và các tỉnh phía Bắc như: Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, v.v… trong vài năm gần đây, công ty đã đẩy mạnh hoạt động phân phối sản phẩm bia chai ra thị trường các tỉnh ở xa, kết cấu sản lượng đã tăng từ 17,8% năm 2012 đến 30,91% năm 201 .

Qua hai bảng thể hiện doanh số bán sản phẩm bia chai và bia hơi qua các năm ở trên, ta có thể thấy được công ty đã đẩy mạnh việc mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận. Tuy nhiên doanh số bán hàng tại các tỉnh khác không nhiều, ta có thể dễ dàng thấy được sản phẩm bia NaDa vẫn được phân phối rộng rãi tại nội tỉnh Nam Định, số lượng bia chai bán được tại thị trường trong tỉnh năm 201 là .13 ,3 chai, trong khi đó số lượng bia chai bán được tại thị trường gần chỉ là 1.88 , 9. Điều này cho thấy, công tác marketing giới thiệu sản phẩm đến khách hàng ở các tỉnh chưa được NaDa thực hiện tốt. Sở dĩ doanh số bán hàng trong tỉnh cao hơn là do khách hàng trong tỉnh đã quen với thương hiệu bia NaDa từ trước, tuy nhiên doanh số bán hàng năm 201 so với các năm trước không tăng nhiều, chứng tỏ công ty chưa hoàn toàn chú tâm vào công tác truyền thông marketing, tạo mối quan hệ với khách hàng để thu hút được sự quan tâm và yêu mến sản phẩm của công ty hơn nữa. để doanh số bán hàng trong tỉnh và các ngoại tỉnh tăng theo cấp số, NaDa cần phải chú trọng hơn nữa vào các hoạt động marketing, nâng cao tầm ảnh hưởng thương hiệu bia của công ty mình, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà phân phối để kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh với đối thủ khác trên thị trường bia Việt Nam.

2.5.1.5. Chỉ số thị phần của doanh nghiệp

Hình 2.2. Thị phần sản lượng các nhà sản xuất bia tại Việt Nam

(Nguồn: tổng công ty SABECO khảo sát) Dựa trên sơ đồ khảo sát thị phần sản lượng của các nhà sản xuất bia Việt Nam, ta có thể thấy được thị trường bia Việt Nam hiện hình thành thế “chân vạc” với 3 doanh nghiệp lớn nhất là Sabeco, Habeco và VBL. Ba công ty này chiếm tới 95% thị phần sản lượng. Trong đó, Sabeco chiếm 51,4%, VBL chiếm 29,7% và Habeco chiếm 13,9%. Các doanh nghiệp khác có Bia Huế, Tân Hiệp Phát, Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á, bia NaDa,...Có thể dễ dàng thấy được, cả ba công ty chiếm lĩnh thị phần hàng đầu thị trường bia Việt Nam đều là những công ty thành công từ những chiến dịch truyền thông marketing khủng. Những thương hiệu này đều được khách hàng yêu thích nhờ vào các chương trình quảng cáo, chiến lược về khuyến mại, các hoạt động quan hệ công chúng,… Để có thể vươn lên trở thành một trong những đối thủ nặng ký của ba “đại gia bia” trên, NaDa cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác truyền thông marketing, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại nhằm kích thích hành vi mua sản phẩm của khách hàng trên toàn bộ thị trường bia Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược truyền thông Marketing cho sản phẩm bia tại Công ty Cổ phần Bia Nada (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)