Bài học rút ra về chính sách tín dụng xuất khẩu đối với các doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 75 - 79)

nghiệp Việt Nam

Qua việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động tín dụng xuất khẩu của các NHTM trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện, phát triển hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu nhƣ sau:

2.3.2.1. Đối với các Ngân hàngThương mại trên thế giới

Một là, các nƣớc đều coi trọng chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu, trong đó công

cụ tín dụng xuất khẩu đƣợc sử dụng nhƣ một biện pháp quan trọng trong tay Chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu phát triển lâu dài và bền vững. Tín dụng xuất khẩu ở các nƣớc đƣợc thực hiện thông qua một tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khẩu, hoặc

thông qua hai tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khẩu và Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Hai là, hoạt động tín dụng xuất khẩu bao gồm 3 hình thức chính: Hỗ trợ tài chính

chính thức: trực tiếp cho vay hoặc trực tiếp cho vay lại, hỗ trợ lãi suất; Bảo lãnh xuất khẩu (bao gồm cả bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng) và Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Ba là, các nƣớc đều đã thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đều

coi trọng vai trò to lớn của nghiệp vụ này. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng quốc tế và phát triển kỹ năng tài chính cho nhà xuất khẩu; Đối với quốc gia xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Bốn là, về xu hƣớng phát triển tín dụng xuất khẩu ở các nƣớc: Trong thời gian

gần đây, chính sách tín dụng xuất khẩu đang chuyển biến nhanh theo xu hƣớng chuyển từ việc tập trung tài trợ cho ngƣời cung cấp trong nƣớc sang tập trung hỗ trợ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, các nƣớc hƣớng vào việc: Tập trung tài trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc thực hiện các dự án ở nƣớc ngoài bằng các thiết bị, kỹ thuật trong nƣớc; Tăng cƣờng hỗ trợ tín dụng cho ngƣời mua hàng nƣớc ngoài để thanh toán cho ngƣời cung cấp (Nhiều nƣớc coi đây là giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ hàng xuất khẩu, thể hiện ở tỷ trọng tín dụng hỗ trợ ngƣời mua đã tăng nhanh hơn so với tỷ trọng tín dụng hỗ trợ ngƣời cung cấp); Thông qua tài trợ xuất khẩu, các nƣớc phát triển (thậm chí cả các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc) đều chú trọng đến việc tăng cƣờng các khoản tín dụng ƣu đãi (ODA) cho các nƣớc đang phát triển, bản chất cũng là hình thức hỗ trợ để tiêu thụ máy móc thiết bị trong nƣớc.

Năm là, nên đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm dịch vụ tín dụng xuất nhập

khẩu cho phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề, từng khu vực kinh tế và định hƣớng phát triển. Ví dụ Việt Nam sẽ thiết kế các sản phẩm tín dụng ƣu đãi xuất khẩu riêng cho Phở Việt, cho Gạo, Café, cho du lịch ….

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, để thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu của Chính phủ, tầm hoạt động của các Ngân hàng xuất nhập khẩu các nƣớc đang chuyển mạnh ra ngoài biên giới trên cơ sở tiềm lực rất mạnh mẽ về tài chính, hƣớng vào việc chiếm lĩnh thị

trƣờng, lấy việc đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm quốc nội làm mục tiêu chủ yếu cho việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu. Để thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển xuất khẩu Chính phủ đã đề ra, vấn đề hàng đầu hiện nay là tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trƣơng chính sách đã có, tận dụng những cơ chế Chính phủ đã mở, kịp thời tháo gỡ vƣớng mắc để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Song song với việc đó, cần đúc kết các bài học thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện kinh tế của đất nƣớc, phù hợp với quy định của WTO, của OECD và thông lệ quốc tế.

2.3.2.1. Đối với các ngân hàng Thương mại tại Việt Nam

Một là, các chƣơng trình đều có hạn mức tín dụng cụ thể đã đƣợc xác định trƣớc

cho việc triển khai tín dụng xuất khẩu. Các hạn mức này nhìn chung là có quy mô khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của thị trƣờng.

Hai là, các chƣơng trình đều kèm theo việc giảm lãi suất cho vay thấp hơn mặt

bằng tín dụng chung của cả hệ thống NHTM: thông thƣờng từ 1 - 2 %/năm.

Ba là, bên cạnh lãi suất thấp hơn mức chung, các chƣơng trình đều có kèm theo

các ƣu đãi đặc biệt cho các nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Nhƣ giảm các thủ tục cho vay, giảm các điều kiện cho vay, kéo dài quy mô vay và thời gian vay.

Bốn là, các chƣơng trình đều nhắm tới tín dụng xuất khẩu cho khoảng 10 mặt

hàng xuất khẩu đang là thế mạnh của Việt Nam nhƣ giầy dép, dệt may, nông sản, thủy sản, cao su …

Năm là, các chƣơng trình đều có bắt nguồn từ các chính sách ƣu đãi của Chính

phủ trong việc kích thích xuất khẩu các ngành hàng, mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Sáu là, các chƣơng trình đều có thời gian giới hạn cụ thể 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Bảy là, các chƣơng trình đều nhắm tới một số đối tƣợng khách hàng cụ thể và thị

trƣờng xuất khẩu cụ thể theo thế mạnh và khả năng phát triển của mỗi NHTM.

Tám là, qua khảo sát sơ bộ các NHTM, chúng ta có thể thấy các chƣơng trình tín

dụng xuất khẩu chỉ mới đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây và không có tính liên tục, quy mô lớn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong chƣơng 3, Luận án đã tổng quan và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của NHTM với việc hoàn thành những nội dung cơ bản sau đây:

 Phân tích và làm rõ các các khái niệm, đặc điểm, vai trò, sự cần thiết của tín dụng xuất khẩu, tầm quan trọng của tín dụng xuất khẩu, các hình thức của tín dụng xuất khẩu. Hệ thống các lý luận này là sự kế thừa, chắt lọc và kết hợp từ hệ thống các lý luận chung về tín dụng, tín dụng NHTM, các nghiệp vụ xuất khẩu nói chung, quy trình, nguyên tắc cho vay và các vấn đề đặc thù của hoạt động xuất khẩu.

 Phân tích và làm rõ khái niệm, vai trò, tầm quan trọng của chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá, đo lƣờng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu, bao gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lƣợng; Các nhân tố tác động đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của NHTM.

 Luận án tiến hành nghiên cứu, khái quát kinh nghiệm triển khai nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng một số nƣớc trên thế giới và một số NHTM ở Việt Nam; trên cơ sở đó tác giả cũng đã đƣa ra các bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank Việt Nam) nói riêng về nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 75 - 79)