Rà soát lại toàn bộ kết quả chấm điểm, xếp hạng đối với khách

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 150 - 151)

kinh doanh xuất khẩu

Trong xu hƣớng hội nhập và nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng nói chung, quản lý chất lƣợng tín dụng xuất khẩu nói riêng theo thông lệ quốc tế thì công tác phân loại, chấm điểm, xếp hạng khách hàng vay vốn có vị trí rất quan trọng. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3, một trong những hạn chế của hoạt động quản lý nợ xấu, quản lý chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đó là việc chấm điểm, xếp hạng đối với khách hàng không chính xác, thực hiện có tính chất hình thức. Theo thanh tra của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank Việt Nam cao hơn rất nhiều so với con số công bố. Do đó, để có thể thực hiện đƣợc cảnh báo rủi ro sớm cần phải thực hiện chấm điểm, xếp hạng lại đối với khách hàng có nhiều dấu hiệu rủi ro. Việc chấm điểm lại và xếp hạng lại sẽ do cán bộ tín dụng khác thực hiện để có sự kiểm tra chéo và kết quả khách quan hơn. Điều này sẽ giúp cho kết quả của phân loại nợ của Ngân hàng chính xác hơn từ đó giúp cho Ngân hàng nhìn đúng thực trạng của mình và có những thay đổi hợp lý trong hoạt động quản lý nợ xấu, nâng cao chất lƣợng quản lý tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng mình.

 Tổ chức phân tích, đánh giá khả năng thu hồi của từng khoản nợ có vấn đề, làm việc với khách hàng xuất khẩu, lập kế hoạch, phƣơng án xử lý thu hồi đến từng khoản nợ.

 Đánh giá lại toàn bộ tài sản bỏ điểm.

 Thƣờng xuyên cập nhật thông tin về khách hàng xuất khẩu có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

 Thƣờng xuyên đƣa ra các dự báo về thị trƣờng của từng ngành hàng xuất khẩu, kết hợp tham khảo số liệu của Hải quan về thực hiện chính sách Thuế xuất khẩu của Doanh nghiệp để bổ sung cho khâu phân loại, xếp hạng khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 150 - 151)