Định hƣớng trong hoạt động tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 129 - 131)

4.1.2.1. Về định hướng lâu dài

Để trở thành một tổ chức tài trợ xuất khẩu chính thức mang tính chuyên nghiệp, Agribank Việt Nam cần theo hƣớng thích nghi với các quy định của quốc tế về lĩnh vực tín dụng xuất khẩu đồng thời đảm bảo đƣợc tính chất hỗ trợ cho các Doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có tính chiến lƣợc để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong phát triển kinh tế, cụ thể là:

Một là, phải phù hợp với chủ trƣơng, chính sách, pháp luật hiện hành và các cam

kết quốc tế, trong đó có việc tuân thủ các quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, không phân biệt thành phần kinh tế.

Hai là, đối tƣợng vay vốn tín dụng xuất khẩu phải đƣợc rà soát chặt chẽ, phù hợp

với khả năng nguồn lực và chiến lƣợc dài hạn của đất nƣớc trong từng giai đoạn đồng thời nâng cao tính ổn định của đối tƣợng.

Ba là, khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện thời gian qua, cần đẩy

mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại và dịch vụ Ngân hàng vào hoạt động tín dụng xuất khẩu, tăng cƣờng kiểm soát tín dụng và rủi ro tín dụng, cán bộ phải đƣợc tuyển chọn kỹ càng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, năng lực và đƣợc đào tạo bài bản, nâng cao khả năng làm việc và phục vụ khách hàng của các cán bộ nghiệp vụ theo hƣớng chuyên nghiệp.

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của các tổ chức tài trợ xuất khẩu, tiến tới

đa dạng hóa các hình thức tín dụng xuất khẩu, tuy nhiên phải căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu của Doanh nghiệp và điều kiện thực hiện để có các bƣớc triển khai phù hợp và khả thi, tuy nhiên ngoài hình thức tín dụng ngƣời bán cần phát triển thêm tín dụng ngƣời mua, bảo lãnh xuất khẩu (bao gồm bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...) và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Năm là, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức chính trị xã

hội nhƣ Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…Agribank Việt Nam là NHTM nhƣng hoạt động tín dụng đối với kinh

tế hộ luôn gắn chặt và hỗ trợ về tƣ vấn cho nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, ổn định nông thôn để từ đó tăng trƣởng xuất khẩu. Do đó, Ngân hàng luôn tranh thủ và đƣợc chính quyền các cấp rất quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng cho vay, thu nợ an toàn, đúng hạn. Ngân hàng đã phối hợp với các tổ chức Hội để lập đƣợc hàng vạn tổ vay vốn để hỗ trợ, giám sát nhau trong thẩm định, giải ngân, thu nợ và đã tiết kiệm đƣợc nhiều bƣớc công việc của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, Agribank Việt Nam cần có cơ chế ƣu đãi hơn về bảo đảm tiền vay và lãi suất cho vay đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, có tình hình tài chính tốt, giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Triển khai các nghiệp vụ mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm hỗ trợ cho khách hàng nhƣ: Cho vay bằng ngoại tệ, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, nâng cao hơn nữa vai trò là Ngân hàng của Tam nông và là bạn đồng hành cùng Doanh nghiệp trong các hoạt động xuất khẩu.

4.1.2.2. Về định hướng ngắn hạn

Agribank Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau:

 Rà soát lại các Tổng Công ty đã và chƣa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, xem xét mức độ quan hệ tín dụng của từng Tổng Công ty hiện nay (với Ngân hàng và các NHTM khác) để phát triển và thiết lập quan hệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt chú trọng các Tổng Công ty có tiềm năng về xuất nhập khẩu.

 Mở rộng tiếp thị, làm việc trực tiếp với các Tổng Công ty có tiềm năng về xuất nhập khẩu nhƣ Than, Chè, Cà phê, Lƣơng thực, Dệt may, Da giầy, Cao su, Thuỷ tinh gốm sứ, Rau quả, Lâm nghiệp, Chăn nuôi, Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến, Máy và phụ tùng, Thiết bị y tế, Dƣợc, các Tổng Công ty của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cố gắng tối đa để phục vụ nhu cầu vay vốn và các dịch vụ ngân hàng của các Tổng Công ty này.

 Mở rộng quan hệ giao dịch với các đơn vị có nguồn ngoại tệ để đẩy mạnh nghiệp vụ huy động vốn và kinh doanh ngoại tệ, phấn đấu tự cân đối vốn đƣợc ngoại tệ nhằm tài trợ hơn nữa cho tín dụng xuất nhập khẩu.

 Trên cơ sở ban hành Quy chế tạm thời về cho vay tài trợ hàng xuất khẩu, trƣớc mắt tập trung triển khai tại Chi nhánh, địa bàn trọng điểm kết hợp với Tổng Công ty có tiềm năng xuất khẩu, trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo an toàn về vốn, mua lại đƣợc ngoại tệ, tăng số lƣợng giao dịch xuất khẩu qua Agribank Việt Nam, nhằm nâng cao uy tín của Agribank Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Phấn đấu trong giai đoạn 2011 -

2015 tổng doanh số cho vay xuất khẩu của toàn hệ thống tập trung vào 8 nhóm mặt hàng chính là cà phê, gạo, hạt có dầu, hải sản, may mặc, giầy dép, chè, cao su đạt doanh số năm nay cao hơn năm trƣớc.

 Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này bằng việc tích cực tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, dự án đầu tƣ có hiệu quả thông qua các kênh thông tin nhƣ các Ngân hàng nƣớc ngoài có quan hệ, các Chi nhánh, các Bộ, các Tổng Công ty. Gắn tín dụng nhập khẩu với tín dụng xuất khẩu.

 Nghiên cứu để triển khai thí điểm việc cho vay theo những phƣơng thức mới, tiên tiến, dễ áp dụng và phù hợp với điều kiện nền kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 129 - 131)