Định hƣớng chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 127 - 129)

Việt Nam đang tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trƣớc hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong lộ trình Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp năm 2020 chúng ta cần phát triển một nền kinh kinh tế hợp lý cơ cấu công nghiệp thuần, công nghiệp trong dịch vụ và công nghiệp trong khu vực Tam nông. Đó là chiến lƣợc toàn diện và lâu dài trên con đƣờng xây dựng một quốc gia hiện đại, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó, dịch vụ Ngân hàng ở khu vực Tam nông cũng phải phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng tạo tiền đề cho việc thúc đẩy lĩnh vực này phát triển để từ đó thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lƣợc của chúng ta.

Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam đƣa ra định hƣớng, theo chủ trƣơng của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc, Agribank Việt Nam tiếp tục phát triển, thực hiện cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo mục tiêu “Cạnh tranh - Bền vững - Hội nhập”, tiếp tục xây dựng Agribank Việt Nam thành một Ngân hàng hiện đại, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng hoạt động ở địa bàn đô thị, đóng vai trò chủ lực trên thị trƣờng tiền tệ và tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lƣợng cao. Để thực hiện đƣợc điều này, Agribank Việt Nam cần tập trung triển khai một số vấn đề cơ bản sau:

 Tập trung đẩy mạnh huy động vốn cả trong và ngoài nƣớc bằng cách đa dạng các hình thức huy động, mở rộng mạng lƣới giao dịch, tranh thủ vốn của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng nƣớc ngoài…Áp dụng tích cực các giải pháp quản trị Ngân hàng theo tiểu chuẩn CAMELs.

 Đẩy mạnh cơ cấu lại Agribank Việt Nam theo hƣớng trở thành Ngân hàng Thƣơng mại hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và hiệu quả (Tỷ lệ an toàn vốn tự có/Tài sản có rủi ro; Lợi nhuận/Vốn (ROE); Lợi nhuận/TS (ROA); Nợ quá hạn, nợ xấu…). Sau cổ phần hoá sẽ hình thành Tập Đoàn tài chính Nông nghiệp - nông dân - nông thôn Việt Nam.

 Thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng đồng bộ đối với các khu vực kinh tế là tín dụng theo nguyên tắc thị trƣờng, bảo đảm Ngân hàng có lãi sau khi đã bù đắp chi phí và trích dự phòng rủi ro. Ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ nông dân phải là hỗ trợ sau đầu tƣ, thông qua nhiều hình thức: Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, khuyến khích khoa học, công nghệ, đào tạo, trợ cấp trực tiếp khi có thiên tai địch họa. Phƣơng châm là đồng hành với ngƣời dân nhƣng Agribank Việt Nam không bao cấp, bù lỗ qua tín dụng...

 Các khoản cho vay mới, đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ quy định. Trƣớc đây, quy trình nghiệp vụ tín dụng chƣa hoàn chỉnh và chƣa xác định rõ trách nhiệm trong từng khâu công việc. Và hiện nay, đƣợc thực hiện theo từng bƣớc trong quy chế cho vay của Agribank Việt Nam, trong đó nêu rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng, Trƣởng phòng kinh doanh, Giám đốc sở đối với mỗi khoản vay.

 Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ quyết định cho vay, loại trừ hầu hết phƣơng án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép. Quá trình thẩm định và theo dõi từng khoản tín dụng sau khi giải ngân đƣợc giao cho một cán bộ chịu trách nhiệm chính. Sự phân công đó đòi hỏi cán bộ tín dụng nâng cao trách nhiệm cá nhân và năng lực nghiệp vụ, các khoản vay sẽ đƣợc giám sát, đánh giá hiệu quả thƣờng xuyên qua thông tin phản hồi của ngƣời phụ trách, thể hiện tính chuyên sâu của nghiệp vụ tín dụng. Nghiêm túc thực hiện sửa sai theo kết luận của thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc và bƣớc đầu đã có hiệu quả.

 Tiếp tục mở rộng mạng lƣới Chi nhánh tại các địa bàn để tăng cƣờng tiếp cận Tam nông. Hiện tại với hơn 2.400 Chi nhánh và Phòng giao dịch, Agribank Việt Nam có mặt tại tất cả các tỉnh, huyện và bình quân không đến 4 xã có 1 Trụ sở dịch vụ tín dụng cho nông dân. Đồng thời áp dụng Ngân hàng lƣu động với 741 xe ôtô chuyên dùng chở tiền hiện đại, trong đó 341 xe do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Mô hình Ngân hàng lƣu động giúp ngƣời dân gửi tiền, vay vốn, trả nợ rất có hiệu quả, đƣợc bà con ca ngợi và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá cao trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

 Tăng cƣờng học tập trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức thành viên APRACA, CICA. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp các nƣớc nhƣ: Pháp, Canada, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… có ý nghĩa rất lớn giúp Agribank Việt Nam trong quản trị và tổ chức hoạt động. Agribank Việt Nam thƣờng xuyên tham gia tích

cực các Hội thảo do Hiệp Hội tín dụng Nông nghiệp, Nông thôn châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA), CICA tổ chức và thông qua đó học tập đƣợc rất nhiều bài học bổ ích và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 127 - 129)