Tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 155 - 156)

dụng xuất khẩu của doanh nghiệp

Thực tiễn cho thấy, BHTDXK đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động thƣơng mại và hạn chế rủi ro, giúp các DN xuất khẩu trong mọi trƣờng hợp nhập khẩu mất khả năng thanh toán, đồng thời cũng tăng khả năng đi vay cho nhà xuất khẩu do ngân hàng có thể cấp hoặc mở rộng. Tuy nhiên, đây là loại hình mới, nên để triển khai BHTDXK ở Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 5/11/2010 về việc thực hiện thí điểm BHTDXK. Theo đó, 23 mặt hàng thuộc 3 nhóm nông sản, thủy sản, công nghiệp nhự: thủy hải sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hàng dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, dây điện và cáp điện… đƣợc khuyến khích tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Theo kết quả khảo sát từ 200 thƣơng nhân xuất khẩu, có tới 68% DN gặp phải các rủi ro trong thanh toán. 100% DN xuất khẩu muốn tham gia BHTDXK, trong đó 78% muốn bảo hiểm rủi ro thƣơng mại, 10% muốn bảo hiểm rủi ro chính trị và 12% muốn tham gia các hình thức rủi ro khác. Tuy nhiên, dù gặp nhiều rủi ro trong thanh toán và có nhu cầu tham gia BHTDXK nhƣng cho tới nay chƣa có DN trong nƣớc nào tham gia mà mới chỉ có một số DN có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam ký kết hợp đồng BHTDXK và số lƣợng hợp đồng cũng rất ít, cụ thể kết thúc thời gian triển khai thí điểm BH TDXK (2011 - 2013) các doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp đƣợc 46 hợp đồng bảo hiểm với tổng kim ngạch xuất khẩu đƣợc bảo hiểm là 12.592 tỷ đồng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do DN xuất khẩu chƣa có thói quen mua BHTDXK, thay vào đó họ rất quen với các biện pháp đảm bảo tài chính khác nhƣ mở thƣ tín dụng, điện chuyển tiền… Đồng thời, các DN xuất khẩu chƣa nhận thức đƣợc lợi ích của việc tham gia BHTDXK mà lại quan niệm mua BHTDXK sẽ làm tăng chi phí, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm XK làm giảm lợi thế cạnh tranh; hoặc thƣơng nhân XK chủ quan vào khả năng đánh giá độ tin cậy của bạn hàng.

Vì vậy việc vận động, định hƣớng các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia BHTDXK mang lại rất nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp xuất khẩu và Ngân hàng cho vay:

 Bảo hiểm cho tài sản “phải thu” không thể biến thành khoản nợ khó đòi hoặc nợ không đòi đƣợc phải xử lý đƣa vào lỗ khi đƣợc DN bảo hiểm bồi thƣờng, không phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho lô hàng bán hàng xuất khẩu.

 Là sự bảo hành chắc chắn thu hồi đƣợc nợ để DN xuất khẩu có thể vay tín dụng của NHTM trong nƣớc để sản xuất - kinh doanh mặt hàng xuất khẩu này.

 Là sự bảo hành chắc chắn đƣợc thanh toán để doanh nghiệp xuất khẩu khi cần thiết có thể chiết khấu trái phiếu, hối phiếu nhận nợ của khách hàng nƣớc ngoài mua hàng trả chậm.

 Là cơ hội để các DN xuất khẩu mở rộng khách hàng, thị trƣờng, mặt hàng xuất khẩu khi tăng năng lực cạnh tranh của mình, “cung cấp hàng hóa theo phƣơng thức trả chậm”.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 155 - 156)