Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 159 - 161)

Một là, xây dựng các văn bản pháp lí về tín dụng xuất khẩu. Hiện nay các văn bản pháp lí về tín dụng xuất khẩu còn sơ sài. Các Ngân hàng chỉ đƣợc hƣớng dẫn theo định hƣớng chung mà chƣa có hệ thống văn bản qui định và hƣớng dẫn cụ thể. Do vậy NHNN cần sớm ban hành các văn bản pháp lí và hƣớng dẫn thực hiện về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu để các ngân hàng có cơ sở hoạt động, tránh đƣợc sự vi phạm pháp luật đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro và nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu của mình.

Hai là,NHNN cần xem xét đề ra một cơ chế điều hành lãi suất và tỉ giá một cách

thông thoáng hơn.

Về lãi suất: Hiện nay NHNN đang sử dụng trần lãi suất để điều chỉnh lãi suất cho vay của các NHTM. Điều này đã đem lại cơ hội giảm chi phí vay vốn một cách bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy vậy, thời gian qua trần lãi suất liên tục bị điều chỉnh xuống để kích cầu dẫn đến hiện tƣợng lãi suất không vận động theo cung cầu tiền tệ.

Với các Ngân hàng lãi suất đầu ra giảm trong khi lãi suất đầu vào vẫn tăng (do biến động khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới các nƣớc hạn chế đầu tƣ ra nƣớc ngoài và do các Ngân hàng vẫn phải cạnh tranh lãi suất để huy động vốn) vì vậy lợi nhuận không cao.

Với các chủ đầu tƣ khi lãi suất thấp họ sẽ đầu tƣ tràn lan mà không cần xem xét đến hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến hiệu quả đầu tƣ thấp trong khi đó các Ngân hàng lại muốn cho vay nhiều để tăng lợi nhuận nên khả năng nợ quá hạn tăng là khó tránh khỏi. Để vừa khuyến khích các nhà xuất khẩu tăng cƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh NHNN cần phải xem xét điều tiết lãi suất trên cơ sở bám sát thị trƣờng sao cho đảm bảo cân đối giữa lãi suất đầu ra và đầu vào của các Ngân hàng đồng thời buộc các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả hoạt động của mình.

Về tỉ giá hối đoái: Do ảnh hƣởng của nền kinh tế trong những tháng qua, do qui chế cho vay bằng ngoại tệ và một phần tâm lí của khách hàng sợ biến động tỷ giá nên việc cho vay ngoại tệ đạt mức thấp. Việc tỷ giá giữa đồng nội tệ VND với USD tăng làm cho việc xuất khẩu có chiều hƣớng thuận lợi hơn nhƣng bên cạnh đó các nhà nhập khẩu lại gặp khó khăn trong việc mua bán hàng hoá từ nƣớc ngoài về và thanh toán số nợ ngoại tệ trƣớc đây cho Ngân hàng điều này có thể dẫn đến nguy cơ nợ quá hạn đối

với các Ngân hàng. Vì vậy NHNN cần phải có sự điều chỉnh tỷ giá sao cho cân đối đƣợc lợi ích của các bên xuất khẩu và nhập khẩu và của cả các Ngân hàng.

Ba là, NHNN cần đẩy mạnh việc nghiên cứu sử dụng đồng ngoại tệ khác trong

giao dịch thanh toán quốc tế đồng thời nghiên cứu sử dụng đồng nội tệ của các nƣớc trong khu vực thay cho việc sử dụng USD để hạn chế ảnh hƣởng biến động của USD và nâng cao vai trò thanh toán của VND.

Quan hệ thƣơng mại quốc tế giữa Việt nam và các nƣớc thuộc nhóm sử dụng đồng EURO là khá chặt chẽ. Bởi từ lâu các nƣớc này đã là những nƣớc nhập khẩu lớn các sản phẩm xuất khẩu của nuớc ta về các mặt hàng nhƣ nông, lâm, thuỷ sản... Ngoài ra, đây còn là những nƣớc cung cấp các mặt hàng nhập khẩu quan trọng cho Việt nam đó là các dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị... Và đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp và các khoản viên trợ nƣớc ngoài. Bởi vậy, để cho sự hợp tác này diễn ra đƣợc thuận lợi hơn nữa, NHNN cần sớm triển khai việc nghiên cứu và sử dụng đồng EURO trong giao dịch thanh toán quốc tế của Việt nam với các nƣớc. Đồng thời để hạn chế sự lệ thuộc vào đồng USD và nâng cao vị trí của VND trên trƣờng quốc tế chúng ta cũng cần phải xem xét sử dụng các đồng tiền khác của các nƣớc trong khu vực vào việc thanh toán trực tiếp với Việt Nam.

Bốn là, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, các diễn đàn trao đổi giữa các Ngân hàng

Việt nam và với các Ngân hàng Quốc tế. Với vai trò là Ngân hàng của các ngân hàng, NHNN nên đứng ra mở các lớp đào tạo nghiệp vụ và tổ chức các diễn đàn trao đổi giữa các ngân hàng Việt nam với các ngân hàng quốc tế để tạo điều kiện cho các NHTM Việt nam có điều kiện nâng cao trình độ nhận thức và học hỏi kinh nghiệm hoạt động của các Ngân hàng bạn. Qua đó nâng cao đƣợc chất lƣợng trong hoạt động của mình. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế cho ngành Ngân hàng Việt Nam.

Năm là, thành lập Công ty bảo hiểm tín dụng và tín dụng xuất khẩu. Khi doanh

nghiệp gặp rủi ro dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán với Ngân hàng, tuỳ theo tính chất của từng loại rủi ro và tình hình tài chính của doanh nghiệp, NHTM có thể sử dụng các biện pháp nhƣ: Trích chuyển tài khoản tiền gửi của khách hàng tại các NHTM, gia hạn các khoản tín dụng, bán tài sản thế chấp, khoanh nợ và cuối cùng là bù đắp bằng quỹ rủi ro. Quỹ rủi ro không phải bao giờ cũng là cái phao. Quy mô của quỹ nhỏ cho nên không có khả năng bù đắp khi có rủi ro lớn. Quỹ này hình thành từ lợi

nhuận của các NHTM nên không phát huy đƣợc tính tƣơng trợ giữa các NHTM trong cùng hệ thống. Bên cạnh việc hình thành quỹ bù đắp rủi ro là tất yếu, để khắc phục hạn chế của quỹ này, các NHTM có thể tham gia bảo hiểm với các khoản cấp tín dụng, bảo hiểm tín dụng có ƣu điểm rất lớn nhƣ sau:

 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có nghĩa vụ bồi thƣờng cho NHTM khi có rủi ro xảy ra theo luật định, ngoài ra bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn có nghĩa vụ phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức các biện pháp đề phòng, ngăn chặn, hạn chế các tổn thất xảy ra đảm bảo an toàn cho các công ty bảo hiểm cũng nhƣ an toàn cho các NHTM.

 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thu hút đƣợc nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm nên có khả năng thanh toán nhanh, kịp thời bù đắp khi có tổn thất lớn đồng thời phát huy đƣợc tính cộng đồng, tính tƣơng trợ giữa các Ngân hàng.

 Trên thế giới hiện nay tồn tại hai hình thức của Công ty bảo hiểm tín dụng và tín dụng xuất khẩu: Một là thành lập Công ty bảo hiểm trực thuộc ngành Ngân hàng. Việc thành lập Công ty bảo hiểm tƣơng tự nhƣ đối với các doanh nghiệp, vốn tự có do ngân sách nhà nƣớc cấp hoặc do các cổ đông đóng góp (Phần lớn là các NHTM). Hoạt động của Công ty này chỉ kinh doanh trên lĩnh vực bảo hiểm đối với hoạt động của Ngân hàng, cả tiền gửi và tiền cho vay. Hai là các công ty bảo hiểm tín dụng độc lập là phƣơng thức thứ nhất phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Theo hƣớng đó, Công ty bảo hiểm này hoạt động dƣới sự điều tiết can thiệp của Ngân hàng nhà nƣớc, các NHTM đều tham gia nên phí rẻ hơn, góp phần đảm bảo an toàn trong kinh doanh của từng NHTM cũng nhƣ an toàn trong hệ thống Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 159 - 161)