Đối tƣợng và điều kiện hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 46 - 47)

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.1.4.1. Đối tượng của tín dụng xuất khẩu

Có hai loại đối tƣợng có thể đƣợc vay vốn tín dụng xuất khẩu:

Trước hết, là các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào việc xuất khẩu hàng

hóa, dịch vụ thuộc danh mục ưu tiên khuyến khích xuất khẩu, phát huy lợi thế của Việt

Nam. Với đối tƣợng này, lãi suất cho vay áp dụng cho từng loại kỳ hạn vay và mức độ rủi ro (hay độ tín nhiệm của ngƣời đi vay). Lãi suất vay đƣợc quy định theo nguyên tắc thị trƣờng và Bộ Tài chính sẽ hƣớng dẫn cụ thể. Trƣớc mắt, lãi suất cho vay này có thể đƣợc tính bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn và một tỷ lệ phí bù đắp cho chi phí hoạt động của tổ chức cho vay. Để giảm thiểu rủi ro của tổ chức cho vay, mức vốn cho vay tối đa không vƣợt quá 85% giá trị của hợp đồng xuất khẩu. Đây cũng là lãi suất và mức vay mà Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) khuyến nghị. Thời hạn cho vay sẽ phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu, nhƣng không quá 12 tháng. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng đƣợc cung cấp dịch vụ bảo lãnh để có thể vay vốn từ các NHTM phục vụ cho việc mua hoặc sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. Mức bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu với mức phí bảo lãnh là 1%/năm tính trên số dƣ bảo lãnh để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chƣơng trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.

Đối tượng thứ hai là các khách hàng nước ngoài cũng có thể đƣợc vay vốn để

mua hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam, nhƣng để vay đƣợc vốn họ phải có sự bảo lãnh từ Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ƣơng của bên mua.

2.1.4.2. Điều kiện của tín dụng xuất khẩu

 Chỉ phục vụ cho các nhà xuất khẩu hoặc các tổ chức nƣớc ngoài nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo danh mục quy định.

 Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu. Nhà nhập khẩu nƣớc ngoài có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam.

 Phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả đƣợc các NHTM thẩm định và chấp thuận cho vay.

 Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nƣớc ngoài có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

 Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay; phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tƣợng mua bảo hiểm bắt buộc suốt thời hạn vay vốn.

 Nhà nhập khẩu nƣớc ngoài phải đƣợc Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ƣơng hoặc các tổ chức tài chính thực hiện chức năng tín dụng đầu tƣ, tín dụng xuất khẩu của nƣớc bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn.

 Nhà xuất khẩu phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải đƣợc kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)