Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 156 - 159)

Hoạt động xuất khẩu nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động này một cách có hiệu quả nhất đồng

thời nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng cho xuất khẩu không chỉ là mối quan tâm của các Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của Chính phủ. Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên theo tác giả trong giai đoạn trƣớc mắt Chính phủ cần phải:

Một là, hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về thị trƣờng và thƣơng mại cho đồng bộ

với chiến lƣợc phát triển và kế hoạch của nền kinh tế. Bắt đầu từ việc điều tiết cấp hạn ngạch hàng hoá xuất khẩu, hạn chế tối đa việc cấp hạn ngạch và xoá bỏ dần cơ chế đầu mối xuất khẩu. Hiện nay, chúng ta đang có các đầu mối xuất khẩu gạo, dệt may... Nhà nƣớc quản lý đƣợc các mặt hàng thuộc cân đối lớn của nền kinh tế nhƣng mặt trái của hạn ngạch là duy trì cơ chế "xin, cho" tạo khe hở cho tham nhũng và tiêu cực phát sinh ngay trong bản thân cơ chế quản lý đồng thời không phù hợp với tập quán thƣơng mại quốc tế. Có thể nghiên cứu áp dụng hình thức đấu thầu hạn ngạch đồng thời phải xem lại các quy định về uỷ thác xuất khẩu để tránh tình trạng kinh doanh lòng vòng, buôn bán hạn ngạch, cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa cac doanh nghiệp trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Rà soát lại khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất khẩu.

Hai là, Chính phủ cần có chính sách trợ giá và thiết lập một Công ty Bảo hiểm

xuất khẩu riêng trực thuộc Chính phủ đảm nhiệm nhiệm vụ bảo hiểm tín dụng tài trợ xuất khẩu theo mô hình kết hợp với các cơ quan đại diện xuất khẩu ở nƣớc ngoài nhƣ các nƣớc phát triển hiện nay để thực hiện các chức năng cơ bản: tƣ vấn, thông tin tiếp thị cho doanh nghiệp cũng nhƣ mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể nói một số hàng xuất khẩu của ta hiện nay chịu thua thiệt nhiều do thiếu vốn và cơ chế vay vốn để đầu cơ găm hàng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản nhƣ: gạo và cà phê, hạt điều… Ngoài ra, cũng cần phải xem lại giải pháp bù tỷ giá và lãi suất cho một số hàng hoá xuất khẩu chiến lƣợc. Có thể bù trực tiếp cho doanh nghiệp không nên thông qua hệ thống NHTM nhƣ hiện nay.

Ba là, cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính đối với các hoạt động xuất khẩu,

chẳng hạn nhƣ đơn giản hoá thủ tục hải quan; thực hiện đúng tiến độ về giảm thuế trong khuôn khổ giảm thuế của khối AFTA; thành lập các trung tâm xúc tiến thƣơng mại để cung cấp các thông tin về thị trƣờng xuất khẩu, các đối tác thƣơng mại… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch của cả nƣớc.

Bốn là, không luật hoá các loại hình bảo đảm tiền vay của NHTM nhƣng phải

nâng cao tính pháp lý của của hợp đồng tín dụng. Việc ngân hàng cho vay có thế chấp cầm cố hay không là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu vi phạm sẽ do toà án kinh tế xét xử.

Năm là, áp dụng hệ thống kế toán và thanh toán theo thông lệ quốc tế. Thực hiên

kiểm toán định kỳ và công khai tài chính các TCTD là điều bắt buộc. Xúc tiến hoàn thiện hệ thống thông tin rủi ro, sửa đổi quy chế lập dự phòng rủi ro để thực hiện chính xác hiệu quả.

Sáu là, sớm thực hiện đề án áp dụng công nghệ tin học vào dịch vụ thanh toán

cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng và khuyến khích mở rộng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, nâng tỷ trọng dịch vụ ngân hàng lên cao hơn nữa.

Bảy là, cần đề ra các biện pháp thúc đẩy phát triển hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ

trực tiếp đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán, gia tăng số lƣợng hàng hoá trên thị trƣờng. Xây dựng và hoàn thiện các điều luật về hoạt động chứng khoán để thị trƣờng chứng khoán là một sân chơi bình đẳng hấp dẫn có hiệu quả cao trong thu hút đƣợc nguồn vốn dƣ thừa (đặc biệt là ngoại tệ) của hệ thống các Ngân hàng nói chung cũng nhƣ Ngân hàng Ngoại Thƣơng nói riêng tránh lãng phí do chuyển vốn gửi ở nƣớc ngoài.

Tám là, đề nghị Chính phủ phổ biến việc xếp loại đánh giá hiệu quả hoạt động

của các doanh nghiệp, xúc tiến triển khai chƣơng trình bình chọn doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng có thể yên tâm hơn khi cho vay đối với các doanh nghiệp này, sẽ nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp đƣợc bình chọn là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả có nhiều thuận lợi hơn trong việc kinh doanh, sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tìm mọi cách hoàn thiện hơn chu trình công nghệ sản xuất để làm ăn có hiệu qủa hơn nữa, góp phần nâng cao chất lƣợng sử dụng vốn của Ngân hàng, đƣa đất nƣớc phát triển hơn nữa trong giai đoạn hiện nay.

Những kiến nghị này sẽ góp phần tạo cơ chế, hành lang pháp lý cho việc triển khai tín dụng nói chung và tín dụng xuất khẩu nói riêng một cách an toàn hơn. Nó cũng khiến cho việc xây dựng một hệ thống thông tin về doanh nghiệp, về ngân hàng trở thành một vấn đề bắt buộc để từ đó hỗ trợ Agribank Việt Nam trong việc xem xét đánh giá khách hàng, xét duyệt hồ sơ vay thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn. Những vần đề này cũng sẽ hỗ trợ cho việc ứng dụng các tiêu chuẩn CAMELs trong quản trị trở nên khả thi và hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 156 - 159)