Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 148 - 150)

trong hoạt động tín dụng xuất khẩu

Cùng với việc rà soát, kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan và khắc phục tồn tại theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, căn cứ Đề án tái cơ cấu, Agribank Việt Nam đã xây dựng và chủ động triển khai thực hiện phƣơng án củng cố hệ thống kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là bộ máy kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát; Tăng cƣờng cán bộ có năng lực, bổ sung 03 thành viên Ban kiểm soát, Trƣởng kiểm toán nội bộ. Hoàn thiện quy chế, quy trình kiểm tra, kiểm toán, cơ cấu lại mô hình kiểm toán theo mô hình quản lý cả chiều ngang và chiều dọc. Trong năm 2014, đã thực hiện 2.778 cuộc kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh nhiều tồn tại, sai sót trong hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc tăng cƣờng quản lý, giám sát, hỗ trợ việc xây dựng chỉnh sửa quy trình, quy chế và đánh giá, xử lý cán bộ …

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng có điểm mạnh hơn Thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh rủi ro. Kiểm tra nội bộ cần phải đƣợc xem nhƣ hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe

càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng an toàn hiệu quả. Nhƣ vậy mới tránh cho những cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn tồn tại thƣờng trực trên con đƣờng cùng đi tới. Nhƣng thực trạng lại cho thấy, công việc kiểm tra nội bộ của Agribank Việt Nam hầu nhƣ chỉ tồn tại trên hình thức. Chính bởi vậy, trong thời gian tới, Agribank Việt Nam cần phải tăng cƣờng hoạt động kiểm soát nội bộ. Việc giám sát rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu cần đƣợc phân ra thành: Giám sát từng khoản vay cụ thể và giám sát tổng thể danh mục tín dụng trong lĩnh vực xuất khẩu theo ngành hàng. Trong đó:

- Giám sát từng khoản vay xuất khẩu một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động và giải pháp khắc phục kịp thời. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng. Chính bởi vậy, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần theo dõi đƣợc những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của các khoản tín dụng xuất khẩu cũng nhƣ đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay xuất khẩu cũng đƣợc thực hiện thông qua:

 Thƣờng xuyên rà soát và phân tích Báo cáo tài chính nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu.

 Thƣờng xuyên tổ chức các chuyến thăm khách hàng, tăng cƣờng mối quan hệ với Doanh nghiệp xuất khẩu. Để có bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng, việc phân tích Báo cáo tài chính là chƣa đủ, cán bộ tín dụng càn phải thƣờng xuyên đến thăm và gặp gỡ khách hàng, từ đó có thể xác định đƣợc tồn tại và tình trạng thực tế của xƣởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.

 Giám sát tổng thể danh mục tín dụng xuất khẩu. Phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện ra cơ cấu tập trung tín dụng, đồng thời đánh giá đƣợc chất lƣợng danh mục tín dụng xuất khẩu một cách định kỳ, thƣờng xuyên để có thể đƣa ra những biện pháp kịp thời tránh cho Ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng xuất khẩu.

Song song với việc giám sát, kiểm tra khách hàng, thì việc giám sát hành vi của cán bộ tín dụng và Lãnh đạo Ngân hàng cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Một số vụ án kinh tế lớn đối với Doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian vừa qua có

liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của cán bộ Ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản cầm cố, thế chấp lên quá cao so với thực tế để rút tiền Ngân hàng. Do đó, cần phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi cán bộ tín dụng móc ngoặc với khách hàng. Ngoài ra, vấn đề rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi Lãnh đạo Ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng xuất khẩu.

Chính bởi những lý do nhƣ trên nên nhất thiết phải tổ chức lại hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo mô hình hệ thống kiểm tra nội bộ trực truộc. Hội sở chính, độc lập hoàn toàn với các Chi nhánh nhằm đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, phát huy hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ, nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu.

Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng, thì Agribank Việt Nam cũng cần phải hƣớng tới việc áp dụng mô hình kiểm tra, kiểm soát kép, Ngân hàng sẽ nhận đƣợc nhiều sự đánh giá khách quan, cũng nhƣ sự quản lý khắt khe từ thị trƣờng hơn, từ đó nâng cao hiệu quả cảnh báo rủi ro đối với các khoản cho vay có vấn đề trong lĩnh vực xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 148 - 150)