Tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng góp phần nâng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 151 - 153)

chất lƣợng tín dụng xuất khẩu

Trong quy trình quản lý nợ xấu, quản lý chất lƣợng tín dụng xuất khẩu, việc theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản nợ của khách hàng rất cần đến công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Tin học hóa trong hoạt động quản lý nợ giúp các Ngân hàng có thể chuyển hóa phƣơng thức theo dõi phân tán nợ xấu, nợ có vấn đề tại Chi nhánh thành theo dõi tập trung tại Trụ sở chính. Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, Ngân hàng xây dựng chƣơng trình phần mềm có khả năng tích hợp với hệ thống về việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tổng hợp đánh giá chính xác, minh bạch, khách quan kịp thời thực trạng diễn biến nợ theo từng khách hàng, để đề ra chính sách tín dụng có tính khả thi, phân tích kịp thời và có biện pháp xử lý phù hợp để giải quyết dứt điểm các khoản nợ có dấu hiệu không bình thƣờng hoặc có khả năng mất vốn (theo tiêu chí phân loại).

Kết hợp với việc xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank Việt Nam cần phát triển phần mềm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, tự động liên kết giữa kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và trạng thái nợ thực tế. Do đó, tăng cƣờng trang bị kỹ thuật công nghệ Ngân hàng trong quản lý nợ có vấn đề là yêu cầu thiết thực và lâu dài đối với Agribank Việt Nam. Để có thể nâng cao hệ thống công nghệ hỗ trợ đắc lực cho việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, quản lý chất lƣợng tín dụng xuất khẩu cụ thể cần phải:

 Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại ở Hội sở chính và các Chi nhánh đồng bộ để đảm bảo việc kết nối thông tin và xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trên toàn quốc. Đảm bảo Hội sở chính là trung tâm đầu não lƣu trữ và

xử lý thông tin, giảm bớt ranh giới của Chi nhánh tạo điều kiện cho việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử và triển khai các giao dịch Ngân hàng từ xa qua Internet, điện thoại, máy tính… Thiết lập hoàn chỉnh hệ thống thông tin (về quản lý, khách hàng, thị trƣờng…) và hệ thống thanh toán hiện đại ngang tầm với các nƣớc trong khu vực, có khả năng liên kết 24/24h giữa các Chi nhánh với Hội sở chính, đồng thời tích hợp hệ thống quốc gia và quốc tế. Cần xây dựng các chính sách công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh việc tự động hóa và sử dụng công nghệ thông tin trong tất cả các bộ phận, tổ chức và chức năng của các Ngân hàng trong đó: (i) Đảm bảo việc thiết lập, bắt buộc tuân thủ và cập nhật thƣờng xuyên các tiêu chuẩn cho trang thiết bị, hệ điều hành, môi trƣờng cơ sở dữ liệu, các giao thức mạng và truyền thông trong đó bao gồm cả tiêu chuẩn cho việc mua sắm thiết bị; (ii) Lập kế hoạch sao lƣu phục hồi, khắc phục các sự cố mạng, máy móc; (iii) Xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trên cơ sở dữ liệu tập trung và một mạng truyền thông với mức độ sẵn sàng 100% để tránh các sự cố bị gián đoạn giao dịch.

 Xây dựng hệ thống và khai thác các giải pháp phần mềm hiện đại sẽ giúp Ngân hàng có những đánh giá rủi ro và tổn thất của mình với độ chính xác tƣơng đối cao trong việc xử lý thông tin tập trung. Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng tập trung của cả hệ thống.

Chuyển từ mô hình xử lý thông tin phân tán sang mô hình thông tin tập trung. Tất cả những thông tin liên quan đến khách hàng sẽ đƣợc tập hợp. Hệ thống quản lý thông tin khách hàng phải là hệ thống thông tin mở và tập trung, sẽ ghi lại các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và nếu cần thiết thì vẫn có thể thêm thông tin vào hệ thống một cách dễ dàng.

Trong hệ thống thông tin tập trung, tất cả các thông tin sẵn có về khách hàng sẽ giúp cho việc phân tích trở nên tốt hơn: Từ việc phân tích về khách hàng, đến việc phân tích sản phẩm và quản lý rủi ro. Điều kiện để có một hệ thống xử lý thông tin tập trung là phải có một hệ thống truyền thông trực tuyến (WAN) với tốc độ truyền dữ liệu cao, cho phép các giao dịch có thể truy nhập từ các máy trạm tại địa phƣơng nhƣng việc cập nhật dữ liệu lại đƣợc thực hiện tại Trung ƣơng. Hệ thống WAN mới sẽ thay đổi hoàn toàn cấu trúc tổng thể của quá trình liên tục, từ một hệ thống có cấu trúc phân cấp rõ ràng sang một hệ thống có cấu trúc mạng thuần túy, mở ra khả năng liên lạc tại các

điểm trên mạng với các điểm khác. Do đó, việc thiết lập mạng WAN là cần thiết để có thể xử lý dữ liệu tập trung.

 Phát triển hệ thống lƣu trữ dữ liệu phục vụ cho công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng.

Để phục vụ tốt công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng, việc xây dựng cơ sở dữ liệu của Ngân hàng cần đáp ứng các chuẩn mực sau:

Số lượng dữ liệu cần thu thập: Ngân hàng phải thu thập, duy trì và phân tích

các thông tin quan trọng liên quan đến việc xếp hạng khách hàng và xếp hạng khoản vay trong suốt thời gian vay vốn cũng nhƣ trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng của khách hàng. Ngoài các dữ liệu thông tin chung, Ngân hàng còn cần thu thập những dữ liệu định tính và định lƣợng phản ảnh hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng: (i) nhân tố định tính: chất lƣợng của luồng tiền, tính hiệu quả và đáng in cậy của hoạt động quản lý; định hƣớng chiến lƣợc, tầm nhìn ngành; (ii) nhân tố định lƣợng nhƣ quy mô tài sản và doanh thu, các tỷ xuất về hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, dòng tiền, tính thanh khoản và các nhân tố khác.

Chất lượng dữ liệu: Ngân hàng cần có chính sách và chƣơng trình quản lý dữ

liệu phù hợp, đảm bảo cơ sở dữ liệu đáp ứng đƣợc các tiêu chí một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, đồng nhất và dễ truy cập.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 151 - 153)