Hoàn thiện quy trình, phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 100 - 102)

ro tín dụng theo hướng áp dụng các Chuẩn mực quốc tế

Hiện nay hầu hết các NHTM hiện đại phát triển trên thế giới đều áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế(IAS) trong hạch toán các nghiệp vụ ngân hàng. Trong đó có chuẩn mực số 39 (IAS 39) quy định phƣơng pháp hạch toán đối với phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Nội dung của IAS39 có thể chia ra làm 4 phần cơ bản là: Ghi nhận tài sản tài chính, xác định giá trị tài sản tài chính, suy giảm giá trị tài sản tài chính, nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Trong đó việc trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế đƣợc xây dựng dựa trên phƣơng pháp chiết khấu luồng tiền. Đối với khoản vay, ngƣời ta sẽ so sánh giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ thu hồi đƣợc trong tƣơng lai liên quan đến khoản vay đó với giá trị đầu tƣ ban đầu cho khoản vay, chênh lệch dƣơng là số tiền lãi ròng sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai từ khoản vay đó, chênh lệch âm cho biết khoản vay đó sẽ bị lỗ - trong trƣờng hợp này ta cần trích lập dự phòng rủi ro.

Dòng tiền CK về thời điểm hiện tại của khoản vay =  ( Dòng tiền của từng loại hình vay)

Mức dự phòng tổn thất từng khách hàng

= (Dòng tiền CK về thời điểm hiện tại của khoản vay - Giá trị ban đầu của khoản vay )

91

Nhƣ vậy, nếu so sánh chuẩn mực này với TT02 sẽ có sự khác biệt lớn về số dự phòng cần trích lập. TT02 sử dụng giá trị sổ sách của khoản vay để tính mức trích dự phòng còn IAS 39 đòi hỏi phải dùng giá trị khấu hao của khoản vay thông qua việc tính toán luồng tiền vào chiết khấu tƣơng lai của khoản vay theo phƣơng pháp lãi suất thực tế để xác định mức trích lập dự phòng. Do sự khác biệt trong việc tính toán giá trị khoản vay để xác định mức dự phòng cần thiết dẫn đến nếu hạch toán theo Chuẩn mực của Việt Nam thì số dự phòng thực tế thấp hơn rất nhiều so với hạch toán theo Chuẩn mực quốc tế. Nhƣ vậy, có thể thấy việc trích lập dự phòng theo TT02 sẽ không phản ánh đƣợc chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu.

Thực tế Việt Nam hiện nay chƣa cho phép áp dụng đầy đủ IAS 39 do thiếu những điều kiện cần thiết và do tính chất phức tạp của việc áp dụng chuẩn mực này cũng nhƣ các điều kiện khác mà SHB vẫn chƣa áp dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo IAS 39 cho toàn hàng. Chính vì vậy SHB cần xây dựng một kế hoạch và một lộ trình dần triển khai việc áp dụng IAS39 cho toàn hàng cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về quy trình, phƣơng pháp, mô hình sẽ sử dụng để tính toán phục vụ việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

4.2.2. Hoàn thiện và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống

IAS yêu cầu việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên hai yếu tố định lƣợng và định tính, từ đó chất lƣợng tín dụng đƣợc đánh giá thực chất hơn, toàn diện hơn trên những tiêu thức về tình hình thanh toán nợ, tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng đáng tin cậy và có tính chuyên nghiệp cao sẽ giúp ngân hàng thực hiện đƣợc điều này. Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là nhằm đánh giá rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với bên thứ ba. Thực tế, SHB đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tuy nhiên để đảm bảo hệ thống xếp hạng

92

tín dụng phù hợp với thực tiễn, kết quả xếp hạng phản ánh chính xác mức độ rủi ro của khách hàng để làm căn cứ trích lập dự phòng rủi ro, SHB phải chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống. Trƣớc hết loại bỏ những tiêu chí trùng lặp và những tiêu chí đánh giá chƣa sát nguy cơ vỡ nợ của khách hàng. Sau đó cần định kỳ rà soát lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tức là, kết quả xếp hạng thƣờng xuyên phải đƣợc kiểm tra và đánh giá bởi bộ phận kiểm tra độc lập trực thuộc Hội sở chính để có những phát hiện và chỉnh sửa kịp thời. Bộ phận này sẽ tiến hành những thủ tục kiểm tra thích hợp để đảm bảo tính khách quan và chính xác của hệ thống. Các thủ tục bao gồm:

- Thƣờng xuyên kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên để đánh giá chất lƣợng xếp hạng

- Tập hợp những phản hồi về hệ thống từ các bộ phận sử dụng và kiểm soát hệ thống để có những xử lý kịp thời.

- Đánh giá tổng thể và đề xuất HĐQT, Ban TGĐ những thay đổi cần thiết liên quan đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)