• Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 3.7 - Tỷ lệ nợ quá hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dƣ nợ 453.50 551.18 746.47
Nợ quá hạn 48.30 44.81 53.67
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 10.65% 8.13% 7.19%
(Nguồn: Báo cáo năm 202, 2013 và 2014 của SHB Hưng Yên)
Qua bảng số liệu về tỷ lệ nợ quá hạn trên cho thấy nợ quá hạn của SHB Hƣng Yên giảm qua các năm. Năm 2012 nợ quá hạn là 48.30 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 10.65% trên tổng dƣ nợ cho vay. Đến năm 2013, tổng dƣ nợ tăng lên nhƣng nợ quá hạn lại giảm xuống còn 44.81 tỷ đồng tƣơng đƣơng 8.13% tổng nợ quá hạn và giảm 2.52 % so với năm 2012. Tính đến 31/12/2014, nợ quá hạn tăng lên 53.67 tỷ đồng, tuy nhiên dƣ nợ trong hạn tăng lên do đó tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 7.19% (giảm 0.94% so với năm 2013). Có đƣợc kết quả khả quan này là do công tác thu hồi, xử lý nợ quá hạn, nợ xấu đƣợc Chi nhánh đặc biệt chú trọng và triển khai mạnh bằng nhiều biện pháp đồng bộ nhƣ: Ban quản lý và xử lý nợ xấu tại Hội sở chính quản lý trực tiếp điều hành Phòng xử lý nợ Chi nhánh; Giao chỉ tiêu công tác xử lý
54
nợ xấu đến từng đơn vị kinh doanh, từng cá nhân; Đánh giá lại toàn bộ giá trị TSBĐ; Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế khách hàng; Xử lý TSBĐ để thu hồi nợ…Nhờ đó tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể, hoàn thành mục tiêu Ban giám đốc chi nhánh đã đặt ra.
• Tỷ lệ nợ xấu
Trong hoạt động tín dụng, toàn hệ thống SHB nói chung và SHB Hƣng Yên nói riêng luôn tìm cách giảm thiểu và kiểm soát chặt tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ tín dụng. Nếu tỷ lệ nợ xấu trên 4.5% tổng dƣ nợ hoặc tỷ lệ nợ quá hạn trên 8.5% tổng dƣ nợ thì SHB Hƣng Yên sẽ không có quyền phán quyết tín dụng nữa mà toàn bộ hồ sơ tín dụng phải trình hội sở SHB để xin cấp tín dụng.
Trong 3 năm hoạt động, dƣ nợ tín dụng tại SHB Hƣng Yên tăng mạnh trong khi vẫn đảm bảo xử lý tốt nợ quá hạn.
Bảng 3.8 - Cơ cấu nhóm nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 453.50 100 551.18 100 746.47 100 Nợ nhóm 1 405.20 89.35 506.37 91.87 692.80 92.81 Nợ nhóm 2 24.81 5.47 22.38 4.06 32.10 4.30 Nợ nhóm 3 11.56 2.55 12.02 2.18 12.17 1.63 Nợ nhóm 4 7.57 1.67 7.06 1.28 8.36 1.12 Nợ nhóm 5 4.35 0.96 3.36 0.61 1.05 0.14 Tỷ lệ nợ xấu 23.49 5.18 22.43 4.07 21.57 2.89
(Nguồn: Báo cáo năm 2012, 2013 và 2014 của SHB Hưng Yên)
Số liệu ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ dƣ nợ tại SHB Hƣng Yên đã đƣợc kiểm soát theo hƣớng tích cực trong đó nợ nhóm 1 dần chiếm đƣợc tỷ trọng cao. Cụ thể,
55
năm 2012 nợ nhóm 1 là 405.20 tỷ đồng chiếm 89.35%, trong đó tỷ lệ nợ xấu là 5.18%. Nợ xấu cao là do dƣ âm của giai đoạn khủng hoảng trƣớc 2012: Năm 2011 đƣợc cho là năm tồi tệ nhất trong ¼ thế kỷ từ khi nƣớc ta chuyển sang kinh tế thị trƣờng với lạm phát trên 18%. Chính sách tín dụng và hoạt động của NHTM chƣa tạo lập đƣợc quan hệ bình đẳng với các DN dân doanh và ngƣời dân. Do đó, tình trạng cho vay với lãi suất “cắt cổ” khá phổ biến. Đến năm 2013 nợ nhóm 1 tăng lên 506.37 tỷ đồng tƣơng đƣơng 91.87% trong đó nợ xấu chiếm 4.07%, giảm 1.11% so với năm 2012. Có đƣợc thành quả này là do các biện pháp quyết liệt từ Chi nhánh cũng nhƣ đƣợc sự hỗ trợ từ Hội sở chính nhằm xử lý nợ xấu và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Tiếp theo đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh chỉ còn 2.89% so với tổng dƣ nợ. Năm 2014 đƣợc coi là năm tích cực của Chi nhánh trong công tác xử lý nợ xấu với các biện pháp điển hình nhƣ: thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo TT số 09/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18/03/2014 của NHNN; Chủ động liên hệ khách hàng, bán, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ; Xử lý bằng dự phòng rủi ro…
• Tỷ lệ dư nợ có Tài sản bảo đảm
Tại SHB Hƣng Yên, dƣ nợ vay tín dụng không có TSBĐ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh. Hầu hết các khoản tín dụng đƣợc cấp tại SHB Hƣng Yên đều đƣợc đảm bảo bằng tài sản. Quy định tài sản thế chấp đƣợc thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngƣời cho vay: thứ nhất, nếu ngƣời vay không có khả năng hoàn trả thì ngƣời cho vay có quyền thu giữ và bán tài sản để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay; thứ hai, việc thế chấp sẽ tạo ra lợi thế về tâm lý cho ngƣời cho vay. Bởi vì các tài sản cụ thể đã đƣợc dùng để thế chấp cho khoản vay nên ngƣời vay sẽ cảm thấy cần phải làm việc tích cực hơn để thanh toán nợ của mình và tránh khả năng để mất những tài sản có giá trị. Tuy nhiên, TSBĐ chỉ là nguồn trả nợ bổ sung cho khoản vay bên cạnh nguồn trả nợ chính yếu đến từ dòng tiền của phƣơng án kinh doanh. Do đó với hệ thống xếp hạng tín dụng hoàn thiện với các chỉ tiêu tính điểm phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, áp dụng hiệu quả trong phân loại nợ, đánh giá chất lƣợng tín dụng khách hàng, Chi nhánh đã
56
đẩy mạnh cho vay tín chấp nhƣ sản phẩm cho vay thấu chi cán bộ nhân viên, cho vay thấu chi khách hàng là nhân viên Doanh nghiệp đổ lƣơng tại SHB. Các sản phẩm này có tính cạnh tranh cao, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện nên rất đƣợc khách hàng ƣa thích. Tuy nhiên do hình thức chủ yếu đều là tín chấp theo lƣơng nên hạn mức cấp tín dụng còn thấp.
• Tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng
Từ năm 2013, để tránh sự thay đổi đột ngột về nợ xấu khi áp dụng TT02, Ngân hàng cũng nhƣ Chi nhánh đã tăng dần trích lập dự phòng, nâng dần tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/Tổng dƣ nợ để cải thiện nguồn tiền để đối phó và xử lý nợ xấu sau này. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Dự phòng đƣợc trích phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác chi phí kinh doanh gắn liền với đảm bảo an toàn và phát triển bền vững theo đúng quy định - Toàn bộ dƣ nợ của một khách hàng đƣợc phân vào một nhóm nợ duy nhất là nhóm có rủi ro cao nhất. Tức là, nếu khách hàng có nhiều khoản nợ trên toàn hàng mà trong số đó có một khoản nợ bất kỳ bị chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì Ngân hàng cũng nhƣ Chi nhánh buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn đó. Hiện tại nhóm nợ CIC mới chỉ dùng cho mục đích báo cáo và theo dõi thủ công.
Dựa trên các nguyên tắc trên, Ngân hàng cũng nhƣ Chi nhánh đƣa ra quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gồm các bƣớc:
- Bƣớc 1: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của SHB
- Bƣớc 2: Phân loại khoản tín dụng
- Bƣớc 3: Trích lập dự phòng trên cơ sở đã phân loại nợ
Do chú trọng công tác trích lập dự phòng theo đúng quy định nên Chi nhánh đã tự chủ đƣợc trong việc theo dõi và xử lý nợ.
57 Bảng 3.9 - Dự phòng chung và dự phòng cụ thể rủi ro tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng dƣ nợ 453.501 551.185 746.470 Dự phòng cụ thể 0.46437 0.63273 1.19518 Dự phòng chung 3.36855 4.10876 5.59079
(Nguồn: Báo cáo năm 2012, 2013 và 2014 của SHB Hưng Yên)
Nhìn vào bảng số 2.7 về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy số dự phòng cụ thể có xu hƣớng tăng qua các năm. Số dự phòng chung do thực hiện theo lộ trình từ các năm trƣớc nên đã đảm bảo theo TT02. Số dự phòng cụ thể trong năm 2012 là 0.46437 tỷ đồng tăng lên 0.63273 tỷ đồng trong năm 2013 và lên 1.19518 tỷ đồng vào năm 2014. Đây là điều dễ hiểu khi mà Chi nhánh muốn đạt tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao (tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2013 là 21.54% và năm 2014 là 35.43%) đã khiến cho rủi ro tín dụng tăng lên và tƣơng ứng với đó dự phòng cụ thể trích lập cũng cần phải tăng lên để đảm bảo trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2014, dự phòng cụ thể tăng 188.89% so với năm 2013 là do số nợ quá hạn tăng lên, việc định giá lại các TSBĐ hàng kỳ dẫn đến giá trị thực của TSBĐ giảm đi nhiều trong đó một số loại bất động sản đã giảm mạnh tới 30% trong các năm gần đây…cơ sở đó đã tăng chi phí trích lập dự phòng cụ thể.
Nhìn chung trong những năm qua, SHB Hƣng Yên đã thực hiện tƣơng đối tốt các quy định của NHNN về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Số dự phòng đƣợc trích lập tƣơng đối đầy đủ theo quy định, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.