Nội dung quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 35 - 38)

Một trong những nội dung hoạt động của NHTM là huy động tiền nhàn rỗi từ những ngƣời thừa vốn để cho những ngƣời thiếu vốn vay với mục đích thu hồi đƣợc tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định trong tƣơng lai. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro khiến cho ngân hàng có thể không thu hồi đƣợc hoặc không thu hồi đủ tiền gốc và lãi khi đến hạn. Nếu những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức kiểm soát đƣợc thì

26

việc xử lý tƣơng đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của NHTM. Nhƣng khi tổn thất lớn, vƣợt quá khả năng xử lý của NHTM thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lƣờng không những cho chính ngân hàng đó, mà còn cho cả những ngân hàng và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hƣởng tới quyền lợi ngƣời gửi tiền và cuối cùng, ảnh hƣởng tới toàn bộ nền kinh tế, và là nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng tài chính.

Chính vì vậy, công tác quản lý rủi ro tín dụng luôn phải đi kèm với hoạt động cho vay của NHTM và nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi ngân hàng. Nếu công tác quản lý rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện tốt, sẽ hạn chế đƣợc những rủi ro xảy ra đối với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra, công tác quản trị rủi ro nếu đƣợc thực hiện tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì một khi rủi ro đƣợc hạn chế, tức là ngân hàng đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế, và đó cũng chính là động lực phát triển nền kinh tế.

Quản lý rủi ro tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các NHTM, vì thế, những nội dung của công tác quản lý rủi ro tín dụng cũng luôn đƣợc các NHTM đặc biệt quan tâm. Những nội dung đó bao gồm:

- Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng: Các cơ cấu này đƣợc xây dựng theo nguyên tắc: phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình cấp tín dụng cũng nhƣ quản lý giám sát rủi ro tín dụng.

- Xây dựng văn bản chế độ, quy chế, quy trình thủ tục cấp tín dụng: Xây dựng văn bản chế độ, quy chế, quy trình thủ tục cấp tín dụng một cách hợp lý đồng bộ sẽ giúp cho công tác quản lý tín dụng đƣợc thống nhất, khoa học.

- Xây dựng chính sách tín dụng: Để đảm bảo hoạt động tín dụng của NHTM phát triển theo đúng định hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng bền vững và kiểm soát đƣợc rủi ro thì mỗi NHTM phải xây dựng đƣợc một chính sách tín dụng nhất quán, hợp lý và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng mình nhƣ cơ chế

27

phân cấp xét duyệt tín dụng, danh mục cho vay, chính sách khách hàng,chính sách sản phẩm, quy định về TSBĐ…

- Xây dựng hệ thống các công cụ đo lƣờng và định dạng tín dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, đối tƣợng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và theo thông lệ quốc tế nhƣ xếp hạng khách hàng thông qua chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng, phân loại khoản vay để theo dõi, phân tích, trích lập dự phòng và có phƣơng án xử lý kịp thời.

- Quản lý, giám sát danh mục cho vay: Việc quản lý, giám sát danh mục cho vay nhằm tạo sự cân đối của danh mục, giúp cho các ngân hàng phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề, khách hàng, sản phẩm tín dụng theo các giới hạn quy định, thực hiện đa dạng hoá khách hàng và phƣơng thức cho vay, tránh tập trung tín dụng quá mức, thực hiện phân tán rủi ro nhằm đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng: Hệ thống này sẽ kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng nhằm phát hiện ra những sai sót trong quá trình thực hiện tín dụng, từ đó có thể giúp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

- Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng: Việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro thƣờng đƣợc quy định ở mỗi nƣớc khác nhau. Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam đƣợc thực hiện theo Thông tƣ 02/2013/ TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tƣ 09 /2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 02) của Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng: Hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đƣợc xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thƣờng xuyên cập nhật nhằm giúp cho

28

việc quản lý hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả, hạn chế các tổn thất do tình trạng thiếu thông tin gây ra.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)