NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hƣớng dẫn cũng nhƣ kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM. Do vậy chính sách định hƣớng của NHNN ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động quản lý rủi ro nói riêng. Để quy trình quản lý rủi ro hoàn thiện:
4.3.2.1 Nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của CIC
Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tín dụng không thể không nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng; nâng cao văn hóa tín dụng…. Điều này đã khiến thông tin về khách hàng vay có vai trò quan trọng hơn trong công tác quản trị rủi ro. Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra với CIC là phải hiện đại hóa và nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng.
Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, CIC cần phải xây dựng đƣợc một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lƣợng hơn; cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng.
Ngoài ra, CIC cần phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân tại CIC; liên kết hệ thống xếp hạng, chấm điểm tín dụng của CIC với các tổ chức tín dụng; đa dạng các kênh cung cấp & dịch vụ thông tin đảm bảo an toàn, bảo mật, công khai; nâng cao độ chuẩn dữ liệu đạt chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nƣớc và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
104
Bên cạnh những yêu cầu trên, trong thời gian tới, CIC cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thông tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm soát và đẩy mạnh hợp tác công - tƣ để quản lý toàn diện thông tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thông tin có đủ phân tích xã hội, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng
4.3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các Ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng
Ngân hàng Nhà nƣớc cần thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dƣới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hoá các Ngân hàng thƣơng mại, đƣa hoạt động tín dụng của Ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp. Đồng thời cũng cần nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc khắc phục các khuyết điểm của các Ngân hàng thƣơng mại
4.3.2.3 Tăng tính tự chủ của các NHTM Việt Nam trong thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Việc NHNN ban hành TT02 và TT09 sửa đổi bổ sung TT02 với hệ thống xếp loại nhóm nợ theo 5 nhóm áp dụng tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho từng nhóm là do điều kiện khách quan của hệ thống NHTM Việt Nam chƣa cho phép các NHTM tự quyết định mức trích lập dự phòng cho mỗi nhóm nợ nhƣ các NHTM của phần lớn các nƣớc phát triển vẫn làm. Tuy nhiên, chỉ có NHTM đã cho vay khách hàng đó mới hiểu sâu sắc về tình hình tài chính và độ rủi ro thực sự của khách hàng do đó việc tăng cƣờng tính chủ động trong nghiệp vụ trích lập dự phòng trên cơ sở các quy định về dự phòng rủi ro sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng, đồng thời giúp các ngân hàng quản trị đƣợc chi phí hoạt động và từ đó quản trị đƣợc lợi nhuận của mình.
105
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, mang lại 70-90% thu nhập của mỗi ngân hàng. Cùng với những thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới đang tăng cao, vấn đề nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại đang và ngày càng trở nên cấp thiết… Các NHTM Việt Nam nói chung và SHB nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế chung, tuy nhiên kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa thực sự nhƣ mong muốn
Tác giả tin rằng với việc ứng dụng một cách hiệu quả các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng nói trên sẽ giúp cho SHB Hƣng Yên ngày càng phát triển vững mạnh trên con đƣờng hội nhập vào thị trƣờng tài chính - tiền tệ trong khu vực và trên thế giới.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Đình Định, 2008. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Tƣ pháp.
2. Phan Thị Thu Hà, 2007. Giáo trình ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.
3. Phí Trọng Hiển, 2005. Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề năm 2005, trang 8-13.
4. Ngân hàng SHB, 2012, 2013, 2014. Các báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động tín dụng, báo cáo phân loại nợ năm 2012, 2013, 2014.
5. Ngân hàng SHB, 2012. Hệ thống xếp hạng tín dụng NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội. Hà Nội
6. Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.
7. Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà, 2012. Đổi mới cách thức đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.
8. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê
9. Đào Thị Thanh Tú, 2014. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí tài chính, 2014, trang 10-14
Tiếng Anh
10. Haldane A, 2009. ‘Credit is Trust’, Speech given at the Association of Corporate Treasurers, Leeds, 14 September.