Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 110 - 111)

Con ngƣời là yếu tố vô cùng quan trọng, là nhân tố tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng và quản lý vốn tín dụng nói riêng. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có thể chia thành 2 nhóm: nhóm cán bộ quản lý và nhóm cán bộ tác nghiệp. Năng lực của cán bộ quản lý quyết định sự thành công hay đi xuống của Chi nhánh, do vậy cần đƣợc trang bị sâu rộng kiến thức tài chính – ngân hàng, các kinh nghiệm trong công tác quản lý, am hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh ngân hàng và tình hình địa phƣơng. Năng lực của cán bộ tác nghiệp tín dụng có tính quyết định lớn đến chất lƣợng khoản vay. Việc ra quyết định tín dụng có chính xác không, công tác theo dõi, cập nhật các thông tin về khách hàng có kịp thời, đầy đủ không…đều phụ thuộc vào khả năng của cán bộ tác nghiệp tín dụng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài

101

sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đô ̣i ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của ngƣời cán bộ ngân hàng.

- Cải tiến khâu tuyển dụng: đây là khâu quan trọng, cần phải xây dựng và công khai các tiêu chuẩn cơ bản để tuyển chọn cán bộ tín dụng, cán bộ làm công tác quản lý rủi ro, không chỉ có kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn có cả những kiến thức về mặt xã hội, kiến thức về luật pháp, sức khoẻ, khả năng giao tiếp… có nhƣ vậy thì mới có thể tuyển dụng đƣợc những nhân viên giỏi , có khả năng làm việc tốt.

- Công tác đào tạo cán bộ phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với chƣơng trình bao gồm kiến thức pháp luật và tín dụng kết hợp với tổ chức hội thảo để cán bộ có điều kiện rao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, mời các chuyên gia giỏi về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng về giảng dạy cho cán bộ.

- Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng cũng phải thƣờng xuyên đƣợc thực hiện nhằm phòng tránh sự cấu kết giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, gây hậu quả thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác thƣởng phạt đối với cán bộ cũng phải rõ ràng, gắn kết hiệu quả làm việc với tiền lƣơng. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dƣơng, khen thƣởng cả về vật chất lẫn tinh thần tƣơng xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lƣơng trƣớc hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có nhƣ vậy, mới nâng cao đƣợc tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với công việc và làm việc có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)