Kinh nghiệm đối với NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 46)

Qua kinh nghiệm của các ngân hàng đƣợc phân tích ở trên có thể rút ra một số bài học cho SHB:

Một là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.

Hai là, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện,v í dụ trong thời gian đầu thực hiện chuyển đổi mô hình, các ngân hàng thƣơng mại chƣa thể thực hiện ngay việc tập trung toàn bộ hồ sơ lên bộ phận thẩm định tâp trung ở trụ sở chính kiểm soát do nguồn lực còn hạn chế. Điển hình là nguồn lực con ngƣời có thể có đủ về số lƣợng nhƣng chƣa đủ về chất lƣợng, cán bộ chƣa quen với môi trƣờng làm việc, tính chất công việc cũng nhƣ quy trình mới. ngoài ra hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng có thể chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi mới.

Ba là, xây dựng thị trƣờng mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trƣờng mục tiêu đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích các bƣớc sau: (1) nhận dạng thị trƣờng tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trƣờng; (2) liệt kê đƣợc các cơ hội trong thị trƣờng đó; (3) theo dõi đƣợc môi trƣờng kinh doanh, đánh giá đƣợc vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trƣờng và theo đó điều chỉnh đƣợc thị trƣờng mục tiêu; (4) miêu tả đƣợc các yếu tố chất và lƣợng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trƣờng.

37

Kinh nghiệm của Citibank cho thấy việc xây dựng mức rủi ro chấp nhận dựa trên các yếu tố sau: (1) mức doanh thu; (2) chất lƣợng quản lý; (3) tăng trƣởng tiềm năng; (4) quan hệ với chính phủ; (5) vị trí trong ngành công nghiệp; (6) các chỉ số tài chính (7) các điều khoản tín dụng phù hợp; (8) thu nhập tiềm năng cho ngân hàng từ khoản vay đó.

Bốn là, thƣờng xuyên đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bƣớc xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phƣơng pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế đƣợc kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.

Năm là, chú trọng hơn việc đầu tƣ và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lƣờng RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, lƣu trữ hồ sơ giữa chi nhánh và hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng nhƣ hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ kí giấy.

Kết luận chƣơng 1

Qua lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng thể hiện qua khái niệm, vai trò và chỉ tiêu đo lƣờng cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng cho thấy rủi ro tín dụng đƣợc coi là bạn đƣờng trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Thực tế thời gian vừa qua tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao đã dẫn đến sự điêu đứng của hàng loạt ngân hàng, hàng loạt các phi vụ sáp nhật, tái cơ cấu một phần nguyên nhân là do tỷ trọng này. Do đó vấn đề quản lý rủi ro tín dụng hơn lúc nào hết trở nên nóng bỏng và đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển Ngân hàng.

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đề Tài vận dụng vào giải thích thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại SHB Hƣng Yên

38

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu

2.1.1 Cách tiếp cận

Do việc nghiên cứu đề tài chỉ trong phạm vi chi nhánh, các thông tin không đƣợc công bố rộng rãi trên mạng thông tin nhƣ quy mô toàn hệ thống nên để đánh giá đƣợc tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Hƣng Yên, thì việc thu thập số liệu chỉ đƣợc lấy từ các Báo cáo thƣờng niên của chi nhánh, nhằm thống kê các chỉ tiêu cần đánh giá, qua đó so sánh giữa các chỉ tiêu, đại lƣợng. Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm các thông tin về kế hoạch kinh doanh, định hƣớng phát triển của chi nhánh thông qua biên bản các cuộc họ, các báo cá0 tài chính năm, báo cáo thƣờng niên đã đƣợc kiểm toán, kiểm soát bởi HO. Do đó tác giả có thể thu thập đƣợc dữ liệu, số liệu khá đầy đủ, toàn diện, đảm bảo đƣợc độ tin cậy, trung thực của thông tin.

2.1.2 Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc, luận văn sẽ đƣợc phân tích theo quy trình: - Bƣớc 1: Tổng hợp và xây dựng cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Hƣng Yên

- Bƣớc 2: Thu thập và xử lý số liệu

- Bƣớc 3: Phân tích số liệu. Từ đó có căn cứ đánh giá tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và đi tìm nguyên nhân của những hạn chế

- Bƣớc 4: Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Hƣng Yên.

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh, logic và lịch sử, khảo sát thực tế,… sử dụng số liệu thống kê của địa phƣơng. Khi sử dụng phƣơng pháp luận này dẫn đƣờng cho việc nghiên cứu sẽ cho phép đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, đồng thời vận dụng các nguyên

39

lý của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và trong vận động. Điều đó cho phép trong nghiên cứu xác định, phân loại những mối liên hệ của quản trị tín dụng với hoạt động ngân hàng, xem xét quản trị rủi ro tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay… xem xét quản lý rủi ro tín dụng của SHB Hƣng Yên trong các hình thức vận động, giúp đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và phù hợp với thực tế hơn.

Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp định tính, định lƣợng nhƣ đã nêu trên.

Luận văn còn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phƣơng pháp quy nạp, đến các phƣơng pháp điều tra và khảo sát điển hình, tổng hợp và phân tích, phƣơng pháp toán và chắt lọc, tham khảo các kết quả nghiên cứu đã có để làm nổi bật và sâu sắc nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.1.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Giai đoạn đầu của thu thập dữ liệu là xác định nguồn dữ liệu nghiên cứu, mẫu biểu và cách tiến hành phân tích. Nghiên cứu này tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng của SHB Hƣng Yên. Lựa chọn này đƣợc biện luận nhƣ sau:

Thứ nhất, tính đến tháng 5 năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã đƣợc phê duyệt xây dựng 13 khu công nghiệp và còn một số khu công nghiệp tuy chƣa xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣng đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Bên cạnh đó là việc tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đã giảm đáng kể thời gian, thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quy định của Nhà nƣớc. Các quy trình cơ bản nhƣ: tìm hiểu môi trƣờng đầu tƣ, thỏa thuận thuê mặt bằng, xin giấy chứng nhận đầu tƣ, giấy phép xây dựng, các thủ tục về bảo vệ môi trƣờng… đều đƣợc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi. Tỉnh cũng có nhiều chính sách ƣu đãi cho nhà đầu tƣ nhƣmiễn giảm thuế… đƣợc nhiều nhà đầu tƣ đánh giá cao.

Để đáp ứng đƣợc nguồn vốn lớn cung cấp cho các nhu cầu về vốn đang ngày càng tăng cao thì số lƣợng giao dịch tín dụng mà trong đó cho vay là lớn nhất, do vậy đã phát sinh rủi ro tín dụng tại SHB Hƣng Yên, nên cần thiết phải nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng của SHB Hƣng Yên.

40

Thứ hai, sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cũng nhƣ sự hiện diện của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài là tác nhân thúc đẩy cạnh tranh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ, các chính sách khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn tỉnh… Tất cả những điều này khiến hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh trở nên rất phức tạp.

Thứ ba, dữ liệu đƣợc thu thập tại các nguồn nhƣ báo cáo hoạt động kinh doanh SHB Hƣng Yên, SHB hội sở chính, biên bản cuộc họp hàng kỳ tại chi nhánh, số liệu từ cơ quan thống kê địa phƣơng… là các số liệu thứ cấp. Đề tài cũng thực hiện trên cơ sở phỏng vấn về tính hợp lý, những bất cập hoặc kẽ hở về quy trình thẩm định tài sản, quy trình thẩm định tín dụng, quy trình cho vay, quy trình quản lý sau cho vay… tới các chuyên viên quan hệ khách hàng, trƣởng phòng hỗ trợ tín dụng, giám đốc chi nhánh và các khách hàng đến liên hệ vay vốn, đang chờ giải ngân, các khách hàng đến trả nợ hàng kỳ tại ngân hàng… Đây là kỹ thuật lấy dữ liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực.

Ngoài ra luận văn còn tham khảo các văn bản nhƣ nghị định, quyết định của chính phủ, các văn bản pháp quy, định hƣớng phát triển của ngân hàng nhà nƣớc, các thông tin trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học liên quan. Đồng thời sử dụng các kiến thức đƣợc trang bị và những hƣớng dẫn của giảng viên chuyên ngành, các góp ý khác của các đồng nghiệp trong ngành ngân hàng phục vụ nghiên cứu.

41

Quy trình thu thập điều tra dữ liệu:

2.1.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Các phƣơng pháp thống kê thu thập số liệu, tài liệu và các thông tin có liên quan, phƣơng pháp so sánh, tổng hợp và phân tích các chỉ số để rút ra kết luận là những phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, đƣợc áp dụng xuyên suốt quá trình phân tích. Khi sử dụng các phƣơng pháp này cần chú ý:

- Cần tồn tại hai đại lƣợng hoặc chỉ tiêu.

- Các đại lƣợng, chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.

- Để xác định xu hƣớng cũng nhƣ mục tiêu phát triển, cần tiến hành so sánh giữa số liệu thực tế kỳ này với thực tế kỳ trƣớc.

Xác định dữ liệu cần thiết và lên kế hoạch thu thập

Thu thập số liệu và lên kế hoạch phân tích

Lựa chọn dữ liệu, đánh giá độ tin cậy và phân tích

Sắp xếp dữ liệu theo trình tự nghiên cứu

42

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN

2012- 2014

3.1 Khái quát về tình hình hoạt động của NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Hƣng Yên nhánh Hƣng Yên

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

* Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái đƣợc thành lập theo giấy phép số 0041-NH/GP ngày 13/11/1993 của Thống đốc hàng Nhà Nƣớc Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng tại Cần Thơ. Thời gian đầu mới thành lập mạng lƣới hoạt động cuả Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ với điạ bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc Huyện Châu thành, đối tƣợng cho vay chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ của Ngân hàng có 08 ngƣời, trong đó chỉ có 01 ngƣời có trình độ đại học.

Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam đã ban hành Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần, từ đó tạo đƣợc thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Ngày 22/07/2008, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành quyết định số 1632/QĐ-NHNN chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội. Việc chuyển địa điểm đặt

43

trụ sở chính của SHB nằm trong kế hoạch phát triển của SHB và đã đƣợc Đại hội cổ đông lần thứ 16 thông qua.

Trải qua gần 21 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thƣơng mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lƣợc phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lƣợc kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vƣợng cho các cổ đông - nhà đầu tƣ, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lƣợng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp

Sau khi nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), tính đến 31/12/2014, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 170.000 tỷ đồng, vốn điều lệ gần 9.000. tỷ đồng, hơn 2 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, trên 5.000 cán bộ nhân viên toàn hệ thống, mạng lƣới kinh doanh rộng lớn với gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên cả nƣớc và 03 chi nhánh tại Lào, Campuchia. Với những nỗ lực không ngừng suốt chặng đƣờng 21 năm qua, SHB đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế trao tặng nhiều bằng khen, giải thƣởng cao quý trong và ngoài nƣớc cho những thành tích xuất sắc của tập thể và cá nhân. Tiêu biểu trong số đó, nhân kỉ niệm 20 năm thành lập ngân hàng, SHB đã vinh dự đón nhận Huân chƣơng lao động hạng Nhì của Chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt Nam trao tặng.

Với những thành tích đã đạt đƣợc, SHB vinh dự nằm trong Top 5 Ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)