Thứ nhất, về chính sách tín dụng của Ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Mỗi ngân hàng thƣơng mại đều có những đặc điểm riêng, vì vậy muốn hạn chế rủi ro tín dụng phải xây dựng chính sách, chiến lƣợc tín dụng phù hợp với ngân hàng mình trong từng giai đoạn cụ thể.
Thứ hai, về quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần thiết thực hiện trong quá trình khép kín bao gồm: Chuẩn bị cấp tín dụng (tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, thẩm định hồ sơ và các điều kiện cấp tín dụng của khách hàng), quyết định cấp tín dụng, kiểm tra trong và sau khi cấp tín dụng, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi trong trƣờng hợp cho vay hoặc phí bảo lãnh, phí thanh toán quốc tế… Việc xây dựng tốt quy trình tín dụng, thực hiện tốt các quy định ở từng bƣớc và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các khâu, các đối tƣợng tham gia trong quy trình góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Thực hiện phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay: Tách bạch bộ phận cho vay thành hai bộ phận độc lập kiểm soát lẫn nhau (Bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ, lấy dữ liệu và cung cấp thông tin và bộ phận thẩm định), phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định cho vay riêng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng là khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ.
Tuy nhiên để quản lý rủi ro tín dụng thì bên cạnh việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, chất lƣợng cán bộ tín dụng cũng là một trong những yếu tố phải đƣợc quan tâm đặc biệt.
29
Thứ ba, về năng lực của cán bộ tín dụng
Trong mọi lĩnh vực, con ngƣời là yếu tố quyết định. Trong hoạt động ngân hàng, cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý các nghiệp vụ có tính biến động vì vậy đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, khả năng tƣ duy, đƣợc đào tạo bài bản và có đạo đức nghề nghiệp luôn là yếu tố tác động chủ yếu đến việc hạn chế rủi ro tín dụng. Ví dụ nhƣ, thông tin Ngân hàng thu thập đƣợc hay khách hàng cung cấp đôi khi không cân xứng dẫn đến các kết luận thiếu chính xác của cán bộ tín dụng hay tƣ tƣởng chủ quan trong khi kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng, phân tích về năng lực tài chính, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát hoặc không am hiểu đầy đủ về pháp luật, về kinh tế thị trƣờng… dẫn đến xác định sai hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.
Thứ tư, về chất lượng thông tin
Việc cho vay đối với các loại hình khách hàng thƣờng gặp khó khăn trong việc thu thập đầy đủ thông tin về khả năng cạnh tranh của khách hàng, năng lực tài chính, năng lực quản lý, kinh doanh, uy tín của khách hàng… dẫn đến việc đánh giá sai về khách hàng hoặc bị khách hàng lừa đảo, lợi dụng. Chính vì vậy việc nắm bắt đƣợc nhiều thông tin chính xác, kịp thời là một yếu tố quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh, kịp thời đƣa ra các quyết định đúng đắn, đồng thời tăng khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Thứ năm, về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng, là công cụ để các nhà lãnh đạo nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh tại bộ phận, phát hiện những sai sót, không phù hợp, các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng để đƣa ra các biện pháp khắc phục, hạn chế rủi ro, nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động và hiệu quả cho vay. Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm soát bao gồm:
Kiểm soát việc cấp các khoản vay xem có phù hợp với quy định của pháp luật, với quy chế tín dụng và các quy định khác.
30
Kiểm tra việc các bộ phận nghiệp vụ thực hiện quy trình tín dụng.
Thẩm tra lại tính đúng đắn của các số liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng và cán bộ cho vay đã thẩm định.
Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp của khách hàng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, mức độ đảm bảo về hiện trạng cũng nhƣ giá trị của các tài sản bảo đảm tiền vay.
Ngoài các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan cũng không thể không đề cập tới bởi nó có ảnh hƣởng lớn tới kết quả cho vay của Ngân hàng.