Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 40 - 42)

Thứ nhất, về môi trường kinh tế

Môi trƣờng kinh tế có tác động rất lớn đến việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trƣởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trƣởng và độ rủi ro không lớn. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng bị thu hẹp, không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn nhiều khách hàng bị thua lỗ và bị phá sản, hoạt động tín dụng gặp khó khăn và rủi ro cao.

Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định nhƣ về thuế, về xuất nhập khẩu… sẽ gián tiếp gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng. Khi Chính phủ có chính sách ƣu đãi nhƣ giảm thuế, bảo hộ hàng sản xuất trong nƣớc của một ngành nào đó bằng cách đề ra hạn ngạch xuất khẩu, hoặc cấm nhập hay tăng thuế nhập khẩu và ngƣợc lại, đƣa ra chính sách giữ giá hay phá giá đồng nội tệ thì cũng gián tiếp gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng.

Xu hƣớng toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, vì thế sự biến động tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nƣớc ngoài cũng ảnh hƣởng tới trong nƣớc. Các doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng đều phải nắm bắt xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực để có những bƣớc đi, kế hoạch đổi mới, phát

31

triển cho phù hợp. Việc thụ động với xu hƣớng phát triển toàn cầu sẽ làm cho khách hàng bị tụt hậu, không đạt đƣợc hiệu quả trong kinh doanh, không cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng.

Thứ hai, về môi trường chính trị và pháp lý

Môi trƣờng chính trị cũng ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tình hình chính trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các khách hàng sản xuất mà cả các ngân hàng cũng khó có thể yên tâm tập trung vào đầu tƣ, mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mở rộng tín dụng. Đồng thời làm mất lòng tin của dân chúng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Môi trƣờng pháp lý cũng có ảnh hƣởng quan trọng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng. Các quy định phù hợp sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động của các ngân hàng an toàn nhƣng nếu các quy định không phù hợp sẽ dẫn đến sự kìm hãm phát triển, trong đó bao gồm cả việc ảnh hƣởng đến mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng.

Thứ ba, về vốn chủ sở hữu của khách hàng vay

Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính của một khách hàng. Khi vốn chủ sở hữu thấp, nếu đầu tƣ dự án quá lớn sẽ khó có khả năng tự chủ về mặt tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Nếu vốn chủ sở hữu lớn sẽ là ƣu thế cho khách hàng khi tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng bởi lẽ mức độ an toàn về khả năng trả nợ của khách hàng cao hơn.

Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ tự chủ tài chính của khách hàng: Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100%

Tổng nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ càng cao thì khả năng tự chủ tài chính của khách hàng càng tốt, thông thƣờng, hệ số tự tài trợ đạt trên 50% là tốt.

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn

Vốn luân chuyển (hay vốn lƣu động ròng) phản ánh cơ cấu sử dụng vốn, nếu vốn luân chuyển dƣơng (+) càng cao thì khách hàng có khả năng cân đối đƣợc

32

nguốn vốn để đầu tƣ tài sản dài hạn, ngƣợc lại, nếu vốn luân chuyển âm (-) là khách hàng đã phải sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tƣ đầu tƣ tài sản dài hạn, dẫn đến khả năng thanh toán giảm sút.

Thứ tư, về năng lực tài chính, kinh doanh của khách hàng

Năng lực tài chính, kinh doanh của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Các khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ là nền tảng phát triển khách hàng của ngân hàng. Ngƣợc lại nếu các khách hàng thiếu tính chủ động, kinh doanh kém hiệu quả thì các ngân hàng không muốn mở rộng hoạt động tín dụng vì việc cho vay đối với các khách hàng này tiềm ẩn rủi ro, khả năng bị mất vốn cao.

Thứ năm, về uy tín trong kinh doanh của khách hàng

Mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc vào khách hàng mà Ngân hàng lựa chọn để cấp tín dụng. Quan hệ tín dụng là quan hệ mà ngân hàng tin tƣởng vào việc khách hàng vay vốn luôn có thiện chí và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn, cố gắng giữ uy tín trong quan hệ với ngân hàng. Với khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng và có uy tín với ngân hàng (sử dụng vốn vay đúng mục đích, vay trả nợ sòng phẳng, đáp ứng đủ các điều kiện của cơ chế tín dụng hiện hành ) thì quan hệ tín dụng sẽ đƣợc thông suốt và mở rộng, rủi ro tín dụng vì thế cũng đƣợc hạn chế. Ngƣợc lại, các khách hàng không sẵn sàng trả nợ, trây ỳ, hay có ý định lừa đảo sẽ không có uy tín với ngân hàng, ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Qua phân tích nội dung các nhân tố ảnh hƣởng đến mức hạn chế rủi ro tín dụng cho thấy vấn đề đặt ra là phải hiểu rõ bản chất của các nhân tố đó và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt nó trong điều kiện hoàn cảnh thực tế, điều đó sẽ có tác dụng giúp cho sự thành công của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)