Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 93)

3.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc nhƣ đã nêu trên, quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Hƣng Yên vẫn còn một số hạn chế nhất định sau:

Một là, chất lượng thẩm định chưa cao

SHB nói chung và SHB Hƣng Yên nói riêng đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định. Tuy nhiên công tác này vẫn còn một số hạn chế nhất định nhƣ: Còn chƣa thấu đáo trong công tác tìm hiểu thị trƣờng để có một quyết định đúng đắn cho món vay; Đôi khi tƣ vấn chƣa chuẩn xác cho khách hàng trong khâu đầu tiên của quá trình cho vay; Công tác thẩm định tài sản áp dụng các tiêu chí định giá chƣa linh hoạt làm cho trị giá tài sản thế chấp của khách hàng thấp hơn nhiều so với thị trƣờng, từ đó ảnh hƣởng xấu tới tâm lý khách hàng và làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng.

Hai là, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ

Tuổi đời của cán bộ tín dụng SHB Hƣng Yên bình quân là 28 tuổi, đây là lực lƣợng trẻ đầy nhiệt huyết tuy nhiên lòng yêu ngành yêu nghề chƣa cao. Đôi khi rủi ro xảy ra do sự biến chất của cán bộ tín dụng, hậu quả chƣa lớn nhƣng khắc phục không hề đơn giản. Sự chèn ép, áp đặt của lãnh đạo cộng với sự thiếu chính kiến của cán bộ tín dụng cũng tạo nên nhiều rủi ro trong công tác tín dụng. Trong khâu kiểm tra, giám sát sau cho vay, với khối lƣợng công việc hiện nay, đa số công tác kiểm tra sử dụng vốn vay đều đƣợc cán bộ tín dụng thực hiện đối phó, hình thức, không xuống thực tế doanh nghiệp.

Ba là, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn tồn tại một số nhược điểm.

Về cơ bản, các chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng của ngân hàng khá toàn diện, xét đến tất cả các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy

84

nhiên vẫn bộc lộ một số hạn chế. Trong mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, việc tính điểm cho các chỉ tiêu phi tài chính lại phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ xếp dạng. Ví dụ chỉ tiêu “Năng lực điều hành của ngƣời trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng”, “Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trƣờng theo đánh giá của cán bộ tín dụng”, “Sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo DN”, “Môi trƣờng nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD”, “Quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ, ngành có liên quan (không bao gồm SHB)”… Một số chỉ tiêu nhƣ: “Triển vọng của ngành tại thời điểm đánh giá”, “Khả năng gia nhập ngành của các DN mới theo đánh giá của CBTD”, “Vị thế cạnh tranh của DN”…, ngân hàng phải tiến hành thống kê từng chỉ tiêu với tất cả doanh nghiệp trong cùng ngành nghề với khách hàng, từ đó làm cơ sở để so sánh, đối chiếu và chấm điểm cho khách hàng. Nhƣng do nguồn thông tin rất hạn chế cũng nhƣ chi phí thu thập thông tin cao nên cán bộ tín dụng thƣờng có xu hƣớng đánh giá những chỉ tiêu đó dựa vào nhận định chủ quan của mình.

Bốn là, chính sách đãi ngộ và gắn kết nhân viên với khách hàng chưa cao

` Một trong những vấn đề mang tính chiến lƣợc lâu dài của công tác tín dụng và quản lý rủi ro là yếu tố con ngƣời. Hoạt động tín dụng đòi hỏi sự gắn kết rất cao giữa khách hàng với nhân viên phụ trách khoản vay, chính vì vậy khi có sự thay đổi về nhân sự sẽ dẫn tới việc bỡ ngỡ và khó tiếp cận khách hàng của nhân sự mới. Khi có sự chuyển đổi vị trí, đơn vị công tác của nhân viên tín dụng là đồng thời với việc thay đổi giảm một lƣợng khách hàng tiềm năng. Trong thời gian qua, tình hình nhân sự đặc biệt là nhân viên tín dụng tại SHB Hƣng Yên có nhiều biến động, điều này tác động xấu tới hoạt động tín dụng, cũng nhƣ quản lý rủi ro tín dụng của đơn vị.

Năm là, việc xử lý nợ quá hạn còn tồn tại vướng mắc

Vƣớng mắc, khó khăn đầu tiên chính là quá trình xử lý TSBĐ. Với việc phát mại, cấn trừ TSBĐ là bất động sản, theo quy định của Luật đất đai và nhà ở hiện nay, việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu cũng nhƣ bàn giao tài sản yêu cầu phải có sự chấp thuận của chủ tài sản hoặc ngƣời ủy quyền hợp pháp của chủ tài sản. Trong

85

thực tế xử lý nợ, khách hàng không thiện chí hợp tác cùng Chi nhánh, nhiều trƣờng hợp bỏ trốn khỏi địa phƣơng hoặc cố tình gây cản trở việc xử lý phát mại TSBĐ đã gây khó khăn cho Chi nhánh khi thực hiện chuyển quyền sở hữu và bàn giao tài sản để Chi nhánh xử lý.

Mặc dù ngân hàng đã xây dựng quy trình xử lý nợ áp dụng trên toàn hệ thống, nhƣng vẫn còn tồn tại một số vƣớng mắc nhƣ: Nhân viên tín dụng còn chậm trễ trong việc đôn đốc khách hàng có dƣ nợ xấu, chƣa thật sự nhạy bén với tình hình thực tế; hiệu quả công tác dự báo khách hàng chƣa cao, không nắm bắt kịp thời các dấu hiệu có liên quan đến tình trạng khách hàng để phục vụ cho công tác dự báo tình hình khách hàng…

3.3.2.2 Nguyên nhân

Những hạn chế còn tồn tại ở trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả từ phía chủ quan và khách quan:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Thông tin không đầy đủ: Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, những thông tin làm cơ sở để thẩm định và quyết định cho vay hiện nay vẫn còn hạn chế. Việc thu thập thông tin từ bên ngoài chƣa đƣợc thực hiện tốt, nhân viên thẩm định dựa quá nhiều vào số liệu do khách hàng tự cung cấp mà chƣa quan tâm đến các nguồn thông tin khác: thông tin từ cơ quan thuế, từ ngân hàng khác, thông tin đại chúng…Điều này một phần là do cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và các cơ quan có chức năng quản lý doanh nghiệp chƣa đƣợc quy định rõ ràng nên việc trao đổi thông tin thông thƣờng chỉ đƣợc thực hiện thông qua các mối quan hệ cá nhân.

+ Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của việc phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính: Việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng sẽ do chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện. Đồng thời, họ cũng là ngƣời đánh giá tính hiệu quả của các bộ chỉ tiêu, từ đó đƣa ra các kiến nghị chỉnh sửa các chỉ tiêu và trọng số điểm nhằm hoàn thiện hơn hệ thống xếp hạng tín dụng

86

nội bộ. Để có thể làm đƣợc nhƣ vậy đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn tốt. Thực tế hiện nay, việc tuyển chuyên viên quan hệ khách hàng chủ yếu dựa trên tiêu chí kinh nghiệm bán hàng mà ít quan tâm tới trình độ chuyên môn của họ. Do vậy, nhiều cán bộ đƣợc tuyển vào thiếu trình độ chuyên môn về phân tích tài chính, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của việc áp dụng chấm điểm tín dụng nội bộ vào phân loại nợ; Trình độ tƣ duy kinh nghiệm của cán bộ thẩm định chƣa cao : Ví dụ trƣờng hợp ngân hàng nhận 1 giấy tờ nhà thấy duy nhất có tên ông Nguyễn Văn A nên thấy ông Nguyễn Văn A ký tên hợp đồng là chấp nhận nhƣng không biết là pháp luật liên quan đến sở hữu rất rắc rối, không thẩm định đƣợc nguồn gốc kỹ lƣỡng về vấn đề sở hữu . Giấy tờ nhà do đứng tên ông A nhƣng là giấy tờ mới cấp 1 năm trở lại sau khi vợ mất. Thực tế căn nhà đã tồn tại hàng chục năm và là tài sản chung của 2 vợ chồng. Ngƣời vợ mất không để lại di chúc. Theo pháp luật thừa kế thì ½ căn nhà sẽ đƣợc chia cho các con. Mặc dù không thể hiện trên giấy tờ nhƣng các con đều có quyền sở hữu với căn nhà. Khi thế chấp tài sản và khi xử lý tài sản, nếu các con ông A không đồng ý thì không thể xử lý đƣợc, hợp đồng thế chấp vô hiệu. Trƣờng hợp này, sự nhận thức về pháp lý không tốt của cán bộ ngân hàng dẫn đến tài sản thế chấp có giấy tờ đầy đủ nhƣng cũng không xử lý đƣợc tài sản đảm bảo.

+ Chạy theo kế hoạch và chỉ tiêu: Các chỉ tiêu đƣợc giao cho từng cán bộ nhân viên thực hiện theo từng tháng. Khi không đạt chỉ tiêu thì ảnh hƣởng đến quyền lợi trƣớc mắt của nhân viên. Do vậy với chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trƣớc thì các cán bộ nhân viên phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Chạy theo kế hoạch và chỉ tiêu cũng là một vấn đề thực tế xảy ra hiện nay, không chỉ trong SHB Hƣng Yên mà còn ở nhiều đơn vị khác trong hệ thống SHB. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở quyết định các quyền lợi, chế độ đãi ngộ đối với các nhân viên kinh doanh cũng nhƣ toàn bộ nhân viên trong chi nhánh. Vì vậy, khi đƣợc giao chỉ tiêu, nhân viên đều cố gắng để đạt đƣợc, từ đó dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc buông lỏng một số điều kiện nhất định. Sự buông lỏng này, đến lƣợt nó, lại là yếu tố tạo ra rủi ro cho ngân hàng.

87

- Nguyên nhân khách quan:

+ Hành lang pháp lý, chế độ ban hành cùng với những văn bản hƣớng dẫn của NHNN chƣa kịp thời chƣa phù hợp với điều kiện hiện tại. Văn bản pháp lý hiện nay vẫn chƣa đạt đƣợc một tiêu chuẩn mà xã hội mong muốn, các văn bản quy định ban hành chồng chéo, “lấn sân” lẫn nhau, nhiều bất cập không đồng bộ chƣa phù hợp với thực tế, tạo khe hở cho các doanh nghiệp vi phạm quy định. Đánh giá một cách khách quan, vẫn còn những bất cập giữa văn bản chế độ và thực tế phát sinh làm cho ngƣời thực hiện lúng túng, việc xử lý vấn đề phát sinh chậm trễ. Bên cạnh đó, các chính sách, văn bản hƣớng dẫn liên quan đến hoạt động cho vay do Hội sở ban hành liên tục thay đổi đã ảnh hƣởng tới quá trình đàm phán, thƣơng lƣợng với khách hàng của các nhân viên tín dụng. Điều này làm cho ngân hàng rất khó có thể dự đoán và phòng tránh rủi ro.

+ Môi trƣờng thông tin chƣa minh bạch, chất lƣợng và độ tin cậy của thông tin chƣa cao, đa phần mới chỉ có sự liên kết thông tin giữa NHNN với NHTM chứ chƣa có giữa các NHTM với nhau gây khó khăn cho việc thu thập thông tin hỗ trợ xếp hạng tín dụng. Thông tin từ CIC là nguồn thông tin chủ yếu mà ngân hàng sử dụng. Tuy nhiên, nguồn thông tin này hết sức đơn điệu, thiếu cập nhật.

Kết luận chƣơng 3

Từ việc phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Hƣng Yên, luận văn đã nêu rõ kết quả đạt đƣợc, các hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Hƣng Yên trong thời gian tới.

88

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI TO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH HƢNG YÊN 4.1 Định hƣớng phát triển của SHB Chi nhánh Hƣng Yên trong thời gian tới

4.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng của SHB Hưng Yên

Hoạt động tín dụng có thể đƣợc xem là hoạt động quan trọng nhất trong NHTM, nó bao gồm hai mặt: Sinh lời và rủi ro. Các Ngân hàng thƣờng đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt đƣợc những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận đƣợc. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng gánh chịu hợp lý, kiểm soát đƣợc và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính, năng lực tín dụng của Ngân hàng. Đối với SHB Hƣng Yên cho vay cũng là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, vì vậy để có thể tăng trƣởng tín dụng nhƣng đồng thời cũng giảm thấp nợ xấu và bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh đã xây dựng định hƣớng chiến lƣợc hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới theo phƣơng châm an toàn và hiệu quả và phát triển bền vững nhƣ sau:

- Tiếp tục kiên trì định hƣớng cho vay khách hàng vừa và nhỏ, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có tài sản đảm bảo tiền vay đúng quy định. Chú trọng cho vay hộ cá nhân và gia đình xây dựng, mua, sửa chữa nhà cửa, cho vay tiêu dùng; hạn chế cho vay các dự án có độ rủi ro cao, dự án không có tài sản đảm bảo tiền vay đúng quy định, tài sản có tính khả mại kém nhƣ máy móc thiết bị chuyên dùng, các loại phƣơng tiện giao thông đã qua sử dụng nhiều năm và đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở những nơi xa xôi hẻo lánh, các loại tài sản không có khả năng quản lý hoặc không có khả năng thẩm định giá trị; đồng thời thận trọng khi giải quyết cho vay đối với khách hàng có quan hệ tín dụng từ 2 tổ chức tín dụng trở lên và những khách hàng đã từng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

- Tuân thủ nghiêm túc các quy trình, quy định, quy chế về cho vay, đảm bảo tiền vay, kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, xử lý nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro; đồng thời nghiêm cấm các cán bộ Chi nhánh thông đồng

89

với các tổ chức, cá nhân bên ngoài để giải quyết cho vay qua trung gian, cho vay đảo nợ.

- Hạn chế phát sinh nợ xấu nhóm 3,4,5. Tập trung quyết liệt thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, rà soát cụ thể từng khoản nợ đã đƣợc xử lý, giao kế hoạch chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro, có kiểm điểm hàng tháng, hàng quý để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Nỗ lực, chủ động cùng khách hàng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về bảo đảm tiền vay để tăng cƣờng trách nhiệm, nghĩa vụ của ngƣời vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý khi thu hồi nợ, đồng thời phấn đấu giảm tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

- Tổ chức học tập, nghiên cứu triển khai tập huấn các văn bản tín dụng cho tất cả nhân viên làm công tác tín dụng, kiểm tra kiểm soát tín dụng nhằm đảm bảo cho tất cả nhân viên phải nắm đƣợc chức năng, nhiệm vụ, quy trình xử lý công việc, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê, báo cáo thông tin tín dụng để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những tồn tại thiếu sót trong nghiệp vụ đầu tƣ tín dụng.

- Đào tạo chuyên sâu đội ngũ nhân viên tín dụng vì đây là nhân tố chính quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh . Đào tạo theo hƣớng nhân viên tín dụng có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tƣ duy về kinh tế thị trƣờng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

4.1.2 Định hướng Quản lý rủi ro tín dụng của SHB Hưng Yên trong các năm tới

Các loại rủi ro chủ yếu mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng (bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái), rủi ro hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 93)