Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 111 - 113)

4.3.1.1 Xây dựng hệ thống Chuẩn mực kế toán phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế

Việt Nam đang trong con đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế và thị trƣờng tài chính đã mở cửa từ lâu. Bộ Tài chính nên có lộ trình để sửa đổi bổ sung Chuẩn mực kế toán Việt Nam tiệm cận ngày càng phù hợp hơn với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong

102

đó đặc biệt chú ý tới việc xây dựng các Chuẩn mực kế toán về việc ghi nhận và xác định giá trị công cụ tài chính và các khoản dự phòng cho nợ phải trả chƣa xác định và tài sản chƣa xác định. Điều này rất có ý nghĩa vì nó mang tính nền tảng cho hoạt động kế toán của các doanh nghiệp, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới, cũng là nền tảng cho hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Chuẩn mực kế toán mới sẽ tạo điều kiện khung chuẩn cho việc hoàn thiện phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.

4.3.1.2 Xây dựng hệ thống hỗ trợ cung cấp và lưu trữ thông tin khách hàng

Hiện nay sự trao đổi thông tin giữa NHTM và một số cơ quan Nhà nƣớc nhƣ cơ quan thuế, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan thống kê…còn gặp nhiều khó khăn do chƣa có cơ sở pháp lý về trao đổi cung cấp thông tin làm công tác thẩm định trở nên thiếu hiệu quả nhƣ thiếu số liệu làm cơ sở phân tích, việc xác minh tính chính xác đúng đắn của thông tin về khách hàng vay vốn không thực hiện đƣợc…Do đó cần thiết phải thiết lập cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa các chủ thể trên.

Khi có cơ sở pháp lý về việc trao đổi cung cấp thông tin, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan chức năng cần xem xét xây dựng và thành lập các trung tâm chuyên thu thập, cung cấp thông tin. Đây cũng là tiền đề để các công ty xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam ra đời và điều này sẽ giúp cho các NHTM có thêm nguồn thông tin để so sánh kiểm chứng các thông tin thu thập từ các nguồn khác.

4.3.1.3 Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động Ngân hàng

Một hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ cũng nhƣ các thông tƣ văn bản hƣớng dẫn rõ ràng, dễ hiểu trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và các lĩnh vực có liên quan nhƣ các quy định về đất đai, quy định về bảo đảm tiền vay, Luật dân sự…sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo sân chơi bình đẳng cho hoạt động kinh doanh của các loại hình khách hàng, không có sự phân biệt giữa DNNN và công ty cổ

103

phần, các Tổng Công ty Nhà nƣớc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quy định về kiểm toán độc lập cần bổ sung đối tƣợng kiểm toán bắt buộc là các CTCP có vốn nhà nƣớc, DNNN - là những khách hàng có doanh thu hoạt động lớn, dƣ nợ cao tại các NHTM cao - giúp cho Ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn đƣợc an toàn hơn trƣớc và trong khi cho vay.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hưng yên (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)