Công tác thực hiện thanh tra,kiểm tra tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 80 - 85)

Tỷ lệ NNT được thanh tra, kiểm tra thuế trong tổng số NNT đang hoạt độngđạt thấp, chỉđạt tỷ lệbình quân chưa đến 20% số doanh nghiệp đang hoạt động; Như vậy, phải mất 5 năm mới thanh tra, kiểm tra hết số doanh nghiệp đang quản lý, điều này dẫn đến mức độ rủi ro về thuế ngày càng cao.

Ngoài việc thanh tra theo kế hoạch, các phòng kiểm tra thuế, các đội kiểm tra còn phải kiểm tra tra ngoài kế hoạch trong các trường hợp: doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệpNhà nước cổ phần hóa, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến nhân lực bị dàn trải. Trong khi đó, hiện nay số lượng NNT đang hoạt động ngày càng tăng cao, hàng năm bình quân có hàng trăm doanh nghiệp mới thành lập.Trong khi lực

lượng công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế lại có hạn. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra được số lượng ít NNT dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp nhiều năm không được thanh tra, kiểm tra các sai phạm nếu có cũng không được phát hiện kịp thời và dễ dẫn đến tình trạng sai phạm mang tính chất hệ thống, kéo dài từ năm này sang năm khác. Một số trường hợp NNT quá thời hạn truy cứu trách nhiệm pháp lý

vẫn chưa được CQT tiến hành thanh tra hoặc chưa kịp tiến hành thanh tra thì NNT đã

giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ thuế, thậm chí còn chiếm đoạt NSNN thông qua hoàn thuế.

Thanh tra tại trụ sở CQT mới chỉ thực hiện bước phân tích thông tin, phần lớn nguồn lực vẫn tập trung cho thanh tra tại cơ sở NNT, nhưng hiệu quả chưa cao. Từ trước đến nay, hình thức thanh tra, kiểm tra tại trụ sở CQT ít được áp dụng, mới chỉ

dừng lại ở việc coi đó như một khâu công việc “tiền thanh tra, kiểm tra” của hình thức thanh tra, kiểm tra tại cơ sở NNT. Về thực chất một cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở CQT có đầy đủcác bước tiến hành, hoàn chỉnh như một cuộc thanh tra tại cơ sở NNT. Việc chuyển đổi hình thức thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở NNT chuyển sang tiến hành thanh tra tại trụ sở CQT chưa rõ rệt. Trên thực tế, việc triển khai thực hiện giữa thanh tra, kiểm tra tại trụ sở CQT và cơ sở NNT vẫn còn có sự nhầm lẫn, chồng chéo. Chính vì vậy, việc đánh giá kết quả của từng loại hình thanh tra, kiểm tra trên là rất khó khăn, chưa tách bạch mà luôn gộp chung hai hình thức thanh tra, kiểm

tra này vào làm một khi đánh giá kết quả thanh tra

Hình thức thanh tra, kiểm tra tại trụ sở CQT thời gian qua chưa được ngành thuế mạnh dạn triển khai trên diện rộng do thiếu thông tin, dữ liệu về NNT để kiểm

tra, đối chiếu. Tại CQT, phần mềm ứng dụng để thực hiện phân tích chuyên sâu hồsơ

khai thuế của NNT chưa được áp dụng hiệu quả, việc phân tích hồ sơ của NNT chủ

yếu do các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện bằng phần mềm Excel và dựa trên những hồ sơ, tài liệu sẵn có tại CQT, kết quả phân tích vẫn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Nhìn chung, thanh tra, kiểm tra tại trụ sở CQT còn mang tính đối phó, hình thức, chưa tìm ra được những gian lận, sai sót lớn, chưa đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn của NNT. Việc phân tích rủi ro trong loại hình thanh tra, kiểm tra này đơn thuần chỉ là phân tích dọc, ngang hoặc phân tích tỷ suất báo cáo tài chính cho đủ mẫu biểu trong quy trình và đưa ra

những nhận định chưa thực sự chính xác về rủi ro, dẫn đến hiện tượng dự báo sai rủi ro về thuế so với thực tế. Thanh tra, kiểm tra tại trụ sởCQT chưa giới hạn được phạm vi thanh tra, kiểm tra thường thanh tra, kiểm tra toàn diện các sắc thuế nên chưa tìm xác

Công tác thanh tra, kiểm tra tại cơ sở NNT tốn nhiều nguồn lực, chi phí, thời

gian nhưng sốNNT được thanh tra, kiểm tra tại cơ sởhàng năm không đáng kể.

Chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra tại cơ sở NNT chưa cao do chưa giới hạn phạm vi thanh tra, kiểm tra (nội dung còn quá rộng), vẫn còn hiện tượng một số

biên bản lập không đúng quy định. Việc thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh

nghiệp có doanh thu lớn thường được CQT thực hiện bằng cách kiểm tra toàn bộ các nội dung liên quan đến các loại thuế phải nộp của NNT. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ sở NNT, các nghiệp vụ như quan sát, tham quan cơ sở kinh doanh, phỏng vấn, truy lần chưa được đoàn thanh tra, kiểm tra chú trọng và áp dụng một cách khoa học, kết quảtính toán thu được chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra nên vẫn còn hiện tượng bỏ sót gian lận, sai phạm.

Do các đoàn thanh tra, kiểm tra thường chọn hình thức thanh tra toàn diện các sắc thuế, các nội dung liên quan đến nghĩa vụ thuế trong nhiều năm mà chưa giới hạn nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra nên mất nhiều thời gian vào việc thu thập tài liệu, đối chiếu. Nên dẫm đến thời gian thanh tra tại cơ sở một số NNT còn bị kéo dài

Đồng thời, thời gian qua việc xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra còn thiếu quyết liệt, các bộ phận liên quan chưa thực sự phối kết hợp trong việc đôn đốc, xử lý NNT tuân thủ kết luận thanh tra, kiểm tra. Việc đôn đốc đơn vị nộp tiền vào ngân sách gặp khó khăn do đơn vị không có tiền nộp vào ngân sách, nguyên nhân cũng một phần so thiếu chế tài nghiêm minh để xử lý NNT chây ỳ, dây dưa. Việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm sau thanh tra, kiểm tra đối lúc làm hình thức, chỉ tổng hợp kết quả, việc nhận xét không thường xuyên.

Nhìn chung, mặc dù đã có nhiều đổi mới và cải cách nhưng công tác thanh tra thuế thời gian qua vẫn cònnhững tồn tại và hạn chế cơ bản như sau:

+ Công tác thanh tra thuế chưa thật sự ngang tầm tương xứng với nhiệm vụ và bao quát hết hoạt động kê khai thuế của người nộp thuế. Số lượng cơ sở kinh doanh chưa tuân thủ pháp luật về thuế, hiện tượng gian lận thuế, tránh thuế còn nhiều. Trong khi đó, công tác thanh tra thuế chỉ tiến hành thanh tra rất ít số cơ sở kinh doanh là người nộp thuế. Bình quân hàng năm số cơ sở kinh doanh được thanh tra thuế còn thấp chỉ chiếm từ 2-5% số lượng người nộp thuế kê khai thuế, trong khi đó yêu cầu phải đạt từ

+ Chất lượng công tác thanh tra thuế chưa đáp ứng được đòi hỏi trong quá trình đổi mới, vẫn thiếu thông tin để phân tích; lựa chọn đối tượng thanh tra còn bỏ sót các đối tượng gian lận thuế lớn; nội dung thanh tra, phương pháp thanh tra đổi mới chậm, tính toán thu thâp tài liệu còn bằng thủ công, chưa khoa học, không ứng dụng công nghệ thông tin được nhiều. Vì thế, có một vài trường hợp tổ chức thanh tra bị kéo dài thời gian, vừa gây phiền hà, vừa lãng phí nguồn nhân lực, tốn kém cho Cơ quan thuế và cho người nộp thuế .

+ Đội ngũ cán bộ thanh tra thuế còn thiếu về kỹ năng chuyên sâu công tác thanh tra, trình độ nghiệp vụ vẫn còn hạn chế, tư duy đổi mới công tác thanh tra còn chậm, chưa thích ứng. Một số cán bộ thanh tra thuế vẫn có những hạn chế trong giao tiếp, ứng xử và thái độ đối với nguời nộp thuế có biểu hiện hách dịch, gây khó khăn cho ngưòi nộp thuế.

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra chưa đủ mạnh; chưa xây dựng được chương trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế trong bối cảnh hiện đại hoá và ứng dụng công nghệ thông tin đang là thế mạnh của các cơ sở kinh doanh, của các ngành, các cấp.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra Cục thuế đã xử lý nghiêm minh các sai phạm về thuế, do đó không những kết quả thanh tra không chỉ dừng ở vấn đề tăng thu ngân sách mà còn có tác dụng thúc đẩy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý thuế; nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trong việc nhận thức được những thiếu sót, sai phạm về thuế, từ đó có biện pháp khắc phục, điều chỉnh những thiếu sót và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế ngày càng cao.

Tóm lại, Bên cạnh những kết quả đạt được qua sự đổi mới về công tác thanh tra thuế của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua thì những tồn tại hạn chế đối với hoạt động thanh tra thuế cũng còn nhiều vấn đề để khắc phục, và cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong thờigian đến.

Kết luận chương 2:

Tóm lại, thời gian qua Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung nguồn lực cho việc thực hiện xây dựng, triển khai phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo rút ngắn được thời

vi chấn chỉnh trong công tác quản lý thuế; Nhờ đó, chất lượng của công tác thanh tra,

kiểm tra thuế được cải thiện, đã phát hiện và truy thu kịp thời nhiều khoản ẩn lậu, sai phạm vào NSNN. Mặt khác, nhờ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, gian lận trốn thuế, tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế của NNT và nâng cao tính tuân thủ về pháp luật thuế của NNT, tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.

Có thể thấy, với những kết quả đạt được, thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần tích cực trong việc chống, hạn chế thất thu thuế, góp phần vào việc hoàn thành dự toán thu NSNN của ngành thuế, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của NNT, tạo lập công bằng cho NNT, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa những NNT thuộc các thành phần kinh tế. Đồng thời thanh tra, kiểm tra thuế cũng kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật thuế. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế trong công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, đó là Công tác thanh tra thuế chưa thật sự ngang tầm tương xứng với nhiệm vụ và bao quát hết hoạt động kê khai thuế của người nộp thuế. Chất lượng công tác thanh tra thuế chưa đáp ứng được đòi hỏi trong quá trình đổi mới, vẫn thiếu thông tin để phân tích; lựa chọn đối tượng thanh tra còn bỏ sót các đối tượng gian lận thuế lớn; nội dung thanh tra, phương pháp thanh tra đổi mới chậm, tính toán thu thâp tài liệu còn bằng thủ công, chưa khoa học, không ứng dụng công nghệ thông tin được nhiều. Đội ngũ cán bộ thanh tra thuế còn thiếu về kỹ năng chuyên sâu công tác thanh tra, trình độ nghiệp vụ vẫn còn hạn chế, tư duy đổi mới công tác thanh tra còn chậm, chưa thích ứng. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra chưa đủ mạnh; chưa xây dựng được chương trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế trong bối cảnh hiện đại hoá và ứng dụng công nghệ thông

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)