Nội dung thanh tra,kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 27 - 29)

Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là một trong các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý thuế nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế; đồng thời làm cho người nộp thuế luôn ý thức rằng có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại, từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Vì vậy, nội dung cơ bản của thanh tra,

kiểm trathuế là thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của NNT, trong đó bao gồm các nội dung cụ thể sau:

Thanh tra, kiểm tra hồ sơ pháp lý, tính trung thực của các tài liệu của NNT có

liên quan tới pháp luật thuế như: Giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp-mã số thuế (ngành nghề kinh doanh, vốn, địa điểm, thời gian thực tế kinh doanh)…nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế. Cần tiến hànhviệc kiểm tra

nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế vì đây là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế để tránh bỏ sót đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, bỏ sót nguồn thu. Việc kiểm tra tính pháp lý của các tờ khai thuế gốc, các báo cáo tài chính, các hợp đồng kinh tế gốc, hồ sơ tài liệu đã đủ chữ ký của người có thẩm quyền hay

TỔNG CỤC THUẾ THANH TRA TCT CỤC THUẾ CHI CỤC THUẾ CÁC PHÒNG KIỂM TRA CÁC ĐỘI KIỂM TRA CÁC PHÒNG THANH TRA ĐỘI THANH TRA

chưa, sổ sách, chứng từ, hóa đơn có đủ tính chất pháp lý hay không, … nhằm đảm bảo hồ sơ thanh tra, kiểm tralà đủ cơ sở pháp lý để tiến hành kiểmtra, đảm bảo nguyên tắc an toàn, hợp pháp khi thanh tra, kiểm tra.

Thanh tra, kiểm traviệc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ.

Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ có liên quan chặt chẽ đến việc tính thuế, khai thuế và nộp thuế của NNT. Kiểm traviệc tổ chức thực hiện luật kế toán, chuẩn mực kế toán của NNT, kiểm tra việc mở sổ sách kế toán; việc quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định; hình thức hạch toán, chế độ ghi chép cập nhật sổ sách… Xác định tính hợp lý, trung thực của từng loại chứng từ, hóa đơn có liên quan như: hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ thu, chi… nhằm đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn việc hạch toán sai để trốn-

tránh thuế. Do đó, đây là một nội dung quan trọng, đòi hỏi công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải am hiểu Luật kế toán, chuẩn mực kế toán. Thực hiện tốt nội dung kiểm tra này sẽ tạo tiền đề cho nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế là việc kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế nợ, số thuế được miễn giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của NNT. Đồng thời, xác định đúng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế đúng với quy định của từng sắc thuế là bước quan trọng để xác định mức thuế phải nộp, tránh bỏ sót nguồn

thu. Kiểm tra căn cứ tính thuế thực hiện thông qua việc xem xét, đối chiếu các sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn và các tài liệu có liên quan: tờ khai, bảng kê mua vào bán ra, tờ khai tự quyết toán, … NNT tự tính so với các quy định hiện hành và thực tế sản xuất kinh doanh để phát hiện số thuế đơn vị khai thiếu, số thuế ẩn lậu… Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm vững nội dung quy định của các sắc thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện, đồng thời cần thông thạo nghiệp vụ kế toán.

Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của NNT làxác định xem NNT có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế theo luật quản lý thuế hay không, nếu nợ đọng thì xác định nguyên nhân nợ để đôn đốc thu nợ. Kiểm tra nội dung này cần kiểm tra số thuế phải nộp trên Tờ khai và Giấy nộp tiền vào NSNN xem có nộp nhầm, nộp thừa vào các tài khoản khác không hay chưa nộp?

Xác định chính xác nội dung thanh tra, kiểm tra rất quan trọng, làm tiền đề để Cơ quan thuế (CQT) tiến hành thanh tra, kiểm tra NNT. Tùy theo tính chất, yêu cầu quản lý thuế theo từng thời kỳ và tùy thuộc vào nguồn lực mà CQT (bộ phận thanh tra,

kiểm tra thuế) đặt giới hạn, trọng tâm nội dung thanh tra, kiểm tra cho phù hợp. Xác

định đúng nội dung trọng tâm, trọng điểmtừng cuộc thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro là cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 27 - 29)