Áp dụng các tỷ suất trong phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 68)

Phân tích báo cáo tài chính là một quá trình đánh giá. Một trong những mục

tiêu chính là xác định được các thay đổi cơ bản trong xu thế và mối quan hệ và việc

điều tra các lý do có liên quan đến các thay đổi đó. Quá trình đánh giá có thể được củng cố qua những kinh nghiệm và việc sử dụng các công cụ phân tích. Có thể nói kỹ thuật phân tích tài chính được sử dụng rộng rãi là phân tích các tỷ suất, phân tích mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều mục trong báo cáo tài chính. Tỷ suất tài chính

thường được phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số lần. Tỷ suất thường được dùng rất hiệu quả khi so sánh chính người nộp thuế này trong các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh cùng thời kỳ với các người nộp thuế khác hoặc số liệu chuẩn của ngành.

Nhìn chung, tỷ suất tài chính được tính toán cho mục đích khía cạnh đánh giá

hoạt động của công ty và thuộc các phạm trù sau:

* Các hệ số thanh khoản đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của

công ty

* Các tỷ suất sinh lời đo lường khả năng quản lý trong kiểm soát chi phí và thu lợi nhuận đối với các nguồn lực dành cho kinh doanh

* Các tỷ suất đòn bẩy đo lường mức độ bảo hộ của việc cung cấp nguồn tài chính dài hạn và cũng là công cụ trợ giúp cho việc đánh giá khả năng của công ty trong việc huy động các khoản vay nợ bổ sung và năng lực trả nợ kịp thời của công ty.

* Các tỷ suất hiệu quả, hoạt động hay quay vòng cung cấp thông tin về khả năng quản lý trong kiểm soát chi phí và thu lợi nhuận từ các nguồn lực dành cho kinh doanh.

Phân tích tỷ suất và xu hướng là việc tính toán các tỷ suất cơ bản từ báo cáo tài chính và so sánh các tỷ suất này với các tỷ suất của các năm trước đó và tỷ suất bình quân của ngành.

Ví dụ: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Chênh lệch đột biến của các tỷ suất này cho thấy những lĩnh vực cần kiểm tra và phải có được giải thích hợp lý về những chênh lệch đột biến này.

Có thể xác định được xu hướng thông qua việc so sánh các số dư tài khoản theo tháng, hoặc năm.

Ví dụ: Thông qua phân tích số dư theo tháng hoặc năm của Tài khoản Tài sản cố định hữu hình( Tài khoản 211) chi tiết theo từng loại như: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, vật truyền dẫn… cho thấy trong một khoảng thời gian nào đó số dư của Tài khoản này luôn tăng lên hoặc ngược lại có chiều hướng giảm đi; điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang có sự đầu tư lớn về tài sản hoặc đang tiến hành thanh lý đổi mới tài sản...

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 68)